»» Nội dung bài viết:
Nhận xét về Đại cáo bình Ngô của Nguyễn Trãi, có ý kiến cho rằng: Bài cáo thể hiện sâu sắc tư tưởng nhân nghĩa trong Nguyễn Trãi. Bằng những hiểu biết về tác phẩm Đại cáo bình Ngô, anh (chị) hãy trình bày suy nghĩ của mình về ý kiến trên.
Hướng dẫn làm bài:
- Mở bài:
– Nguyễn Trãi là con người toàn tài hiếm có trong lịch sử, sự nghiệp sáng tác văn chương Nguyễn Trãi phong phú, đa dạng với nhiều tác phẩm ở nhiều thể tài, kết tinh những tinh hoa của văn học dân tộc và tài năng cá nhân. Nguyễn Trãi là nhà văn chính luận kiệt xuất.
– Đại cáo bình Ngô là bản anh hùng ca tổng kết cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược, gian khổ mà hào hùng của quân dân Đại Việt; là bản tuyên ngôn độc lập sáng chói tư tưởng nhân nghĩa, yêu nước và khát vọng hoà bình
– Đánh giá về Đại cáo bình Ngô, có ý kiến cho rằng: Bài cáo thể hiện sâu sắc tư tưởng nhân nghĩa trong Nguyễn Trãi
- Thân bài:
1. Giải thích ý kiến:
– Tư tưởng nhân nghĩa: theo nho giáo, nhân nghĩa chính là mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người.
– Bài cáo thể hiện sâu sắc tư tưởng nhân nghĩa trong Nguyễn Trãi: ý kiến nhấn mạnh nội dung nhân nghĩa trong tác phẩm Đại cáo bình Ngô có giá trị lớn, có sự tiến bộ, nội dung sâu sắc so với quan niệm nhân nghĩa của nho giáo, sâu sắc trong tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi nói chung. Đối với ông, một nhà lãnh đạo tài ba, nhân nghĩa chính là “yên dân”.
2. Chứng minh qua tác phẩm:
– Nhân nghĩa trong tác phẩm Đại cáo bình Ngô có giá trị sâu sắc là một ý kiến xác đáng. Đến Nguyễn Trãi, quan điểm nhân nghĩa của ông không phải bao hàm nội dung như nho giáo quan niệm, mà có sự tiến bộ, có chiều sâu của lòng yêu nước, sâu sắc trong tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi nói chung.
– Nguyễn Trãi thể hiện tư tưởng nhân nghĩa trong nhiều sáng tác của mình, như Phú núi Chí Linh, Thư dụ Vương Thông lần nữa…, nhưng thể hiện sâu sắc ở Đại cáo bình Ngô
– Nhân nghĩa chính là yên dân, trừ bạo.
– Nhân nghĩa gắn liền với văn hóa, văn minh, từ đó tạo nên thế đứng ngang hàng, bình đẳng của ta với bao triều đại phong kiến phương Bắc.
– Vì nhân nghĩa mà đau lòng nhức óc, dẫn đến hành động dựng cần trúc ngọn cờ phấp phới.
– Quan niệm nhờ nhân nghĩa mà thu phục được nhân tâm, nhân dân bốn cõi một nhà…
– Quan niệm kẻ nào không nhân nghĩa thì bại vong tất yếu, nhơ để ngàn năm
– Nhân nghĩa đối với kẻ bại trận, cấp cho thuyền, cỗ ngựa.
– Dừng cuộc binh đao đúng lúc là nhân nghĩa: “Ta lấy toàn quân là hơn…”
3. Đánh giá, mở rộng:
– Tư tưởng nhân nghĩa được thể hiện sâu sắc, nhuần nhuyễn trong bài văn chính luận mẫu mực, thể cáo với kết cấu chặt chẽ, lập luận sắc bén giàu sức thuyết phục, luận chứng xác thực, kết hợp hài hoà chất chính luận và chất trữ tình, từ hình tượng đến ngôn ngữ, từ màu sắc đến âm thanh, nhịp điệu, tất cả đều mang đặc điểm của bút pháp anh hùng ca, lập luận chặt chẽ nên có sức thuyết phục cao.
– Ý kiến cô đọng, súc tích, đúc kết được tư tưởng nhân nghĩa trong tác phẩm Đại cáo bình Ngô, sự tôn vinh, ngợi ca, trân trọng đối với một tư tưởng lớn.
– Sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Trãi đa dạng, nhưng bắt nguồn từ một gốc rễ sâu bền: Tư tưởng nhân nghĩa và yêu nước thương dân.
– Nhân nghĩa trở đi trở lại trong thơ văn Nguyễn Trãi, nhân nghĩa trước hết là với nhân dân.
– Ý kiến có tác dụng định hướng, giúp người đọc lĩnh hội sâu sắc giá trị nội dung tư tưởng Đại cáo bình Ngô.
– Bạn đọc nhận được bài học: lấy hạnh phúc của nhân dân làm lẽ sống.
- Kết bài:
Ý kiến là một nhận xét đúng đắn. Đại cáo bình Ngô là đỉnh cao của thơ văn yêu nước thời trung đại. Với tinh tư tưởng nhân nghĩa sâu sắc, Đại cáo bình Ngô xứng đáng là áng thiên cổ hùng văn của muôn đời, là bản tuyên ngôn độc lập lần thứ hai của dân tộc Việt Nam.