Chứng minh Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn có sự kết hợp chặt chẽ giữa lí và tình
- Mở bài:
Trần Quốc Tuấn (1231-1300) là người có phẩm chất cao đẹp, có tài năng văn võ song toàn, có công lao lớn trong các cuộc kháng chiến chống Mông Nguyên lần 2 và 3. Hịch tướng sĩ được ông viết khoảng trước cuộc kháng chiến chống quân Nguyên lần 2 (năm 1285) để khích lệ tướng sĩ học tập cuốn ‘‘Binh thư yếu lược”. Để thuyết phục tướng sĩ Hịch tướng sĩ có sự kết hợp chặt chẽ giữa lí và tình
- Thân bài:
Trước họa giặc ngoại xâm và tình thế “nghìn cân treo sợi tóc” của dân tộc, đất nước, Trần Quốc Tuấn nhìn rõ thời cuộc và thế nước. Kẻ thù xâm lược quá mạnh, hung hãn và tàn bạo. Trong khi đó, lòng quân rời rạc, tướng sĩ buông bỏ kỷ luật, thiếu trách nhiệm trước thời cuộc. Bằng tầm nhìn của vị dũng tướng, Trần Quốc Tuấn tỏ rõ cái lí, cái tình, chỉ ra trách nhiệm của từng người, nói rõ điều lợi và điều hại, đồng thời nêu cao quyết tâm đánh giặc cứu nước để khơi dậy sĩ khí ba quân.
Trước hết, Trần Quốc Tuấn chỉ rõ cái lí của người lính trong thời loạn lạc. Ông đã nêu những tấm gương trung thần trong sử sách Trung Quốc. Họ là tướng Do Vu, Vương Công Kiên, gia thần nhỏ: Dự Nhượng, Kính Đức, quan nhỏ: Thân khoái. Tác giả nêu tên những trung thần nghĩa sĩ của Trung Quốc họ đã xả thân vì chúa bất chấp tính mạng để khích lệ ý chí xả thân vì nước.
Sau khi nêu gương trung thần nghĩa sĩ tác giả chỉ ra hiện tình đất nước dưới tội ác của kẻ thù. Trong thời buổi loạn lạc “sứ giặc đi lại nghênh ngang ngoài đường, uốn lưỡi cú diều mà sỉ mắng triều đình, đem thân dê chó mà bắt nạt tể phụ, thác mệnh Hốt Tất Liệt mà đòi ngọc lụa, giả hiệu Vân Nam vương mà thu bạc vàng … Thật khác nào đem thịt mà nuôi hổ đói…” Chúng ngang ngược: “lại nghênh ngang”, “bắt nạt tể phụ”. Chúng tham lam tàn bạo vơ vét, đòi hỏi, hạch sách hung hãn như hổ đói.
Bằng giọng văn mỉa mai châm biếm, lột tả bằng những hành động thực tế và hình ảnh so sánh ẩn dụ: ”lưỡi cú diều”, ”thân dê chó” để chỉ sứ nhà Nguyên, thể hiện sâu sắc nỗi căm giận và khinh bỉ của Trần Quốc Tuấn. Đặt những hình tượng đó trong thế tương quan: ”lưỡi cú diều”, ”sỉ mắng triều đình”, ”thân dê chó”, ”bắt nạt tể phụ”, trình bày rõ cho mọi người thấy nỗi nhục lớn khi chủ quyền đất nước bị xâm phạm.
Lòng căm thù giặc của Trần Quốc Tuấn được biểu hiện cụ thể qua thái độ “ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa chỉ căm tức chưa xả thịt, lột da, nuốt gan, uống máu quân thù, dẫu cho trăm thân này … vui lòng”. Thái độ uất ức, căm tức đến tột cùng, đến bầm gan tím ruột khi chưa trả được thù cho dân tộc, sẵn sàng hi sinh để rửa mối nhục cho đất nước, vì nghĩa lớn mà coi thường xương tan, thịt nát. Tài liệu của nhung tây. Lòng căm thù được thể hiện bằng những trạng thái tâm lí cao nhất tột cùng của sự lo lắng tột cùng của sự đau xót. Mỗi chữ mỗi lời như chảy trực tiếp từ trái tim qua ngọn bút trên trang giấy đó khắc hoạ sinh động hình tượng người anh hùng yêu nước. Khi tự bày tỏ nỗi lòng mình chính Trần Quốc Tuấn đã là một tấm gương yêu nước bất khuất có tác dụng động viên to lớn đối với tướng sĩ.
Trần Quốc Tuấn nêu mối ân tình giữa mình và tướng sĩ để khích lệ ý thức trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi người đối với đạo vua tôi, tình cốt nhục cũng như đối với dân tộc. Cách cư sử của Trần Quốc Tuấn hằng ngày với tướng sĩ ân cần, quan tâm đến cuộc sống của họ “Không có áo……..cho áo,cơm; quan nhỏ thì thăng chức; lương ít thì cấp bổng; đi bộ …cùng nhau vui cười”. Quan hệ giữa Trần Quốc Tuấn và các tướng sĩ là quan hệ tốt đẹp, ân tình trọn vẹn. Đó là mối quan hệ trên dưới nhưng không theo đạo thần chủ mà là quan hệ bình đẳng của những người cùng cảnh ngộ.
Tiếp theo ông phê phán thái độ sống, hành động sai lầm của tướng sĩ để tướng sĩ nhận rõ: “nhìn chủ nhục mà không biết lo, thấy nước nhục mà không biết thẹn, thích chọi gà, đánh bạc, thích rượu ngon…”. Họ đó đánh mất danh dự của người làm tướng thờ ơ, bàng quan trước vận mệnh đất nước, lao vào các thú vui hèn hạ, toan tính tầm thường. Lối sống hưởng lạc, thái độ bàng quan vô trách nhiệm trước vận mệnh của dân tộc, đất nước sẽ dẫn đến hậu quả tai hại khôn lường: “thái ấp bổng lộc không còn, gia quyến vợ con khốn cùng, tan nát; xã tắc, tổ tiên bị giày xéo, thanh danh bị ô nhục…”.
Một cảnh đau đớn u ám do chính họ gây ra. Có khi tác giả dùng cách nói thẳng, gần như sỉ mắng; có khi mỉa mai, chế giễu nghiêm khắc răn đe lúc lại chân thành bày tỏ thiệt hơn ”cựa gà …” . Nghệ thuật đối lập để họ thấy được sự vô lí trong cách sống của mình, giọng khích tướng để họ mau chóng muốn chứng minh tài năng, phẩm chất của mình.
Trần Quốc Tuấn vừa chân tình chỉ ra những cái sai tưởng như nhỏ nhặt nhưng có tính giáo dục rất cao: vừa phê phán nghiêm khắc hành động hưởng lạc, thái độ bàng quan trước vận mệnh của đất nước. Đó không chỉ là thờ ơ nông cạn mà còn là vong ân bội nghĩa vô trách nhiệm với vận mệnh quốc gia. Sự ham chơi hưởng lạc không chỉ là một vấn đề nhân cách mà còn là sự táng tận lương tâm khi vận mệnh đất nước đang nghàn cân treo sợi tóc. Vừa chỉ ra những việc đúng nên làm, đó là nêu cao tinh thần cảnh giác chăm lo luyện tập võ nghệ. Lời phê phán như một lời thức tỉnh cho các tướng sĩ ham chơi bời hưởng lạc để thay đổi cách sống đó.
Cùng với việc phê phán thái độ, hành động sai của họ, ông còn chỉ cho họ thấy những việc đúng lên làm là tinh thần cảnh giác, chăm lo luyện tập võ nghiệp “Nên nhớ câu ”đặt .. răn sợ”. Từ đó mà biết lo xa: huấn luyện quân sĩ, tập dượt cung tên, tăng cường võ nghệ; có thể bêu đầu, làm rữa thịt …” chống được ngoại xâm. Nếu làm như lời căn dặn, “chẳng những thái ấp của ta mãi mãi vững bền … mà tên họ các ngươi cũng sử sách lưu thơm”. Những lời khuyên đó làm cho tướng sĩ thức tỉnh, để thắng kẻ thù, giữ vững nước nhà.
Phần cuối của bài hịch, ông lại một lần nữa vạch rõ ranh giới giữa 2 con đường: chính nghĩa và gian , tồn tại và diệt vong để thuyết phục tướng sĩ. Đó là thái độ rất dứt khoát hoặc là địch hoặc là Ông kêu gọi tướng sĩ học tập Binh thư, động viên ý chí quyết tâm chiến đấu của mọi người một cách cao nhất.
- Kết bài:
Bài Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn phản ánh tinh thần yêu nước nồng nàn của dân tộc ta trong cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, thể hiện lòng căm thù giặc sâu sắc, ý chí quyết chiến quyết thắng kẻ thù xâm lược. Đây là một áng văn chính luận xuất sắc, có sự kết hợp giữa lập luận chặt chẽ, sắc bén với lời văn thống thiết có sức lôi cuốn mạnh mẽ.