doc-hieu-van-ban-trong-long-me-trich-nhung-ngay-tho-au-nguyen-hong

Dàn bài cảm nhận đoạn trích Trong lòng mẹ (trích Những ngày thơ ấu của Nguyên Hồng)

Dàn bài cảm nhận đoạn trích Trong lòng mẹ (trích Những ngày thơ ấu của Nguyên Hồng)

  • Mở bài:

Nguyên Hồng là một trong những nhà văn lớn của nền văn học Việt Nam hiện đại. Ông là tác giả của tiểu thuyết: “Bỉ vỏ”, bộ tiểu thuyết dài “Cửa biển”; Các tập thơ “Trời xanh”, “Sông núi quê hương”. Thời thơ ấu nhiều cay đắng đã trở thành nguồn cảm hứng cho tiểu thuyết hồi kí tự truyện cảm động “Những ngày thơ ấu” của Nguyên Hồng.

Trong lòng mẹ trích trong Những ngày thơ ấu, một bô truyện kí xuất sắc của Nguyên Hồng. Đoạn trích là đoạn hồi ký chân thực và cảm động về những tháng ngày cơ cực và tủi nhục của chú bé Hồng khi mẹ đi làm ăn xa chưa về.

  • Thân bài:

1. Những biểu hiện bên ngoài của bà cô khi trò chuyện với bé Hồng.

– Người cô luôn tỏ ra rất dịu dàng và thân mật; luôn luôn cười (hỏi, nói, kể); Giọng nói ngọt ngào, thân mật, xưng hô thân tình.

– Những cử chỉ đó có phản ánh đúng tâm trạng và tình cảm của bà cô với chị dâu và bé Hồng. Bà cô không hề có ý định tốt đẹp gì với cháu mà mưu đồ bắt đầu một trò chơi tai ác với đứa cháu.

– Sau lời từ chối của Hồng, bà cô hỏi luôn, mắt long lanh nhìn chòng chọc. Đó là sự giả dối, ác độc. Biểu hiện sự săm soi, độc địa, muốn hành hạ, nhục mạ đứa bé bằng cách xoáy sâu vào nỗi đau, khổ tâm của nó.

– Sau đó, bà cô vẫn tươi cười kể về sự đói rách, tàn tạ của mẹ với sự thích thú đổi giọng, vỗ vai nghiêm nghị, tỏ ra thương xót anh trai.

⇒ Qua hành động, lời nói, nét mặt của bà cô khi trò chuyện với bé Hồng, ta thấy bà là người đàn bà lạnh lùng, độc ác, bản chất giả dối, thâm hiểm, đem cháu ra hành hạ bằng cách chọc vào vết thương lòng của cháu. Đó là một hình ảnh mang ý nghĩa tố cáo hạng người sống tàn nhẫn bất chấp cả tình máu mủ ruột rà.

2. Diễn biến tâm trạng của bé Hồng khi lần lượt trả lời các câu hỏi và trước thái độ, cử chỉ của bà cô.

– Trước câu hỏi ngọt nhạt đầu tiên của bà cô, Hồng toan trả lời là có, nhưng lại cúi đầu không đá bởi Hồng nhận ra sự giả đối của bà cô, em cúi đầu im lặng, tìm cách đối phó.

– Khi nghe cô kể về mẹ, hoàn cảnh của mẹ, bé Hồng lòng thắt lại, khoé mắt cay cay, khóc, cổ họng nghẹn ứ, đau đớn tủi nhục khi nghe người khác xúc phạm mẹ. Những biểu hiện đó cho ta thấy tình cảm của bé Hồng dành cho mẹ rất mãnh liệt.

3. Tâm trạng của bé Hồng khi gặp lại mẹ.

– Khi nhìn thấy hình bóng mẹ trên xe, bé Hông rối rít gọi: Mợ! Mợ ơi!.  Bé Hồng chưa biết chắc là mẹ nhưng vẫn lên tiếng gọi. Tiếng gọi bối rối đó cho thấy bé Hồng khát khao gặp mẹ. Đó là phản ứng tự nhiên, tất yếu sau một quá trình dồn nén.

– Khi đã nằm trong lòng mẹ, bé Hồng thở hồng hộc, trán đẫm mồ hôi, chân ríu lại, khóc, xúc động mạnh. Hồn sung sướng vô bờ, dạt dào, miên man. Đó là những giây phút thần tiên hạnh phúc hiếm hoi nhất, đẹp nhất của Hồng.

– Trước những lời lẽ cay độc của bà cô, bé Hồng hồi tưởng lại hình ảnh người mẹ, thấy thương mẹ, đau đớn và căm giận những cổ tục đã đày đọa người mẹ hiền từ, đáng thương của mình.

– Gặp lại mẹ, tình yêu thương ấy càng mãnh liệt, dâng trào trong tâm hồn chú bé biểu hiện ở sự khát khao được gặp mẹ và cảm giác sung sướng khi được nằm trong lòng mẹ.

  • Kết bài:

– Những cay đắng, tủi nhục của đứa trẻ mồ côi cha, sống xa mẹ và tình yêu thương vô bờ của chú bé Hồng dành cho người mẹ bất hạnh.

– Tạo dựng được mạch truyện, mạch cảm xúc trong đoạn trích tự nhiên chân thực. Kết hợp lời văn kể chuyện với miêu tả, biểu cảm, tạo nên những rung động trong lòng độc giả. Khắc họa nhân vật Hồng với lời nói, hành động, tâm trạng sinh động, chân thật.

Qua đoạn trích Trong lòng mẹ, hãy làm rõ ý kiến: Nguyên Hồng là nhà văn của phụ nữ và trẻ em

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang