»» Nội dung bài viết:
Dàn bài: nghị luận về lòng dũng cảm
I. Mở bài:
– Giới thiệu được vấn đề nghị luận lòng dũng cảm:
+ Lòng dũng cảm là một trong những đức tính vô cùng cần thiết và đáng quý ở mỗi con người.
+ Dù ở nơi đâu khi làm bất cứ việc gì con người cũng đều cần đến lòng dũng cảm.
+ Thành công không phải là cuối cùng, tht bại không phải là chết người: lòng can đảm đi tiếp mới quan trọng.
- Suy nghĩ về câu nói: “Lòng can đảm dẫn đến sự sống, sự hèn nhát dẫn đến cái chết”
- Nghị luận: “Rất ít người sinh ra đã trở nên can đảm, rất nhiều trở thành như vậy qua rèn luyện và kỉ luật”
II. Thân bài:
* Giải thích: Dũng cảm là gì?
– Dũng cảm là dám làm một việc gì đó mà không sợ nguy hiểm, khó khăn. Người có lòng dũng cảm là người không run sợ, không hèn nhát, dám đứng lên đấu tranh chống lại cái xấu, cái ác, các thế lực tàn bạo để bảo vệ công lí, chính nghĩa
* Vai trò, ý nghĩa của lòng dũng cảm:
Lòng dũng cảm trở thành một chuẩn mực đạo đức của xã hội, là một trong những thước đo quan trọng để đánh giá nhân cách con người.
– Hồ Chí Minh đã căn dặn các thế hệ học sinh phải có lòng dũng cảm để sống tốt, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
– Ở bất kì thời đại nào, lòng dũng cảm luôn có sự phát triển tích cực tới sự phát triển của đời sống xã hội.
– Trong công cuộc chống ngoại xâm bảo vệ Tổ quốc, biết bao anh hùng liệt sĩ đã hi sinh tuổi xuân và tính mạng của mình cho độc lập tự do của dân tộc.
– Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta chứng kiến rất nhiều những hành động dũng cảm: cứu người hoạn nạn, truy bắt tội phạm, tố cáo tiêu cực…
– Những con người dũng cảm luôn vượt lên trên hiểm nguy để hành động theo lẽ phải, họ được cả xã hội ca ngợi, tôn vinh.
– Trong xã hội ngày nay, lòng dũng cảm không ngừng đứng trước những thử thách hiểm nguy, những sự mặc cảm cả của các thế lực đen tối, con người phải cân nhắc nhiều hơn khi hành động, tuy vậy vẫn có vô số tấm gương về lòng dũng cảm đáng ngợi ca.
Rèn luyện lòng dũng cảm như thế nào?
– Biết yêu thương mọi người, luôn có lòng vị tha, biết sống vì người khác.
– Phải có bản lĩnh, niềm tin mãnh liệt vào chính nghĩa, chân lí, vào những giá trị tốt đẹp của cuộc sống. Phải biết nhận thức, đánh giá đúng về cái tốt, cái xấu, cái đúng, cái sai…
– Trên cơ sở của nhận thức đúng, phải vững tin vào hành động để bảo vệ chân lí, dám làm và dám chịu trách nhiệm.
– Như vậy người dũng cảm không đơn thuần là người có hành động xả thân, mà còn phải là người biết xả thân vi lẽ phải, vì chính nghĩa để xã hội ngày càng tốt đẹp hơn.
Phê phán:
hững người nhầm tưởng lòng dũng cảm với hành động liều lĩnh, mù quáng, bất chấp công lí. Phê phán những người hèn nhát, bạc nhược không dám đấu tranh, không dám đương đầu với khó khăn thử thách để vươn lên trong cuộc sống.
Bài học nhận thức:
- Liên hệ bản thân đã dũng cảm trong những việc gì…
- Rèn luyện tinh thần dũng cảm từ việc làm nhỏ nhất trong cuộc sống hàng ngày nơi gia đình, nhà trường như dám nhận lỗi khi mắc lỗi, dũng cảm chỉ khuyết điểm của bạn
- Trách nhiệm của tuổi trẻ trong việc rèn luyện lòng dũng cảm, phát huy truyền thống quý báu của dân tộc
III. Kết bài:
Cuộc sống ngày càng khó khăn, để tồn tại con người phải đối diện với rất nhiều thử thách, gian nan. Nếu không có đủ nghị lực và nếu không có lòng dũng cảm, chúng ta sẽ rất khó có được sự thành công trong cuộc sống. Dũng cảm là một phẩm chất mà chúng ta có thể bồi dưỡng thông qua rèn luyện.