Dàn bài: so sánh hình tượng nhân vật cụ Mết (Rừng xà nu) và nhân vật chú Năm (Những đứa con trong gia đình)
I. Mở bài:
– Văn học yêu nước thời chống Mĩ đã xây dựng được nhiều tấm gương anh hùng tiêu biểu cho thời đại…
– Hai tác phẩm: Rừng xà nu và Những đứa con trong gia đình cũng đã xây dựng thành công và rất xúc động những con người VN, trong đó có cụ Mết và chú Năm.
– Đây là hai nhân vật thuộc thế hệ những người đi trước, giàu lòng yêu nước căm thù giặc, là điểm tựa vừa lưu giữ vừa tạo điều kiện phát huy truyền thống đánh giặc cứu nước cho các thế hệ mai sau.
II. Thân bài:
1. Giới thiệu vài nét về hai tác giả, hoàn cảnh ra đời hai tác phẩm, tóm tắt rất ngắn gọn cốt truyện theo hai nhân vật cụ Mết và chú Năm.
Nguyễn Trung Thành và Nguyễn Thi là những nhà văn tiêu biểu của nền văn học kháng chiến cứu nước. Các tác phẩm của hai nhà văn mang đậm âm hưởng sử thi và cảm hứng lãng mạn. Ở đó, chất thơ hoà quyện với độ hoành tráng của cuộc sống rộng lớn, của những người anh hùng cách mạng bất khuất, kiên trung với quê hương, đất nước.
Truyện ngắn “Rừng xà nu” (1965) và “Những đứa con trong gia đình” (1966) ra đời khi đất nước đang bước vào giai đoạn đấu tranh quyết liệt chống lại cuộc chiến tranh mở rộng của đế quốc Mĩ. Nhân vật cụ Mết (Rừng xà nu) và chú Năm (Những đứa con trong gia đình) là những đại diện của thế hệ trưởng thành, người gìn giữ linh hồn và sức mạnh của gia đình, quê hương.
2. So sánh hai nhân vật.
a. Giống nhau:
– Cùng sống trong thời đất nước bị xâm lăng, cùng chứng kiến và chịu nhiều đau thương mất mát do giặc Mĩ gây ra.
(Dẫn chứng: …)
– Cùng mang trong mình dòng máu anh hùng, yêu nước căm thù giặc Mĩ, tính cách đều rất khảng khái, hào sảng, bộc trực, giàu tình yêu thương.
(Dẫn chứng….)
– Cùng là thế hệ đi trước, là người lưu giữ, nhắc nhở giáo dục cháu con về truyền thống (kể chuyện T nú, kể chuyện gia đình, ghi sổ những chiến công của gia đình), dẫn dắt các thế hệ sau noi theo truyền thống yêu nước, đánh giặc, là linh hồn của tập thể anh hùng, rất chín chắn, tỉnh táo, được nhân dân, cháu con kính trọng, nghe theo.
(Dẫn chứng …)
– Đều có lòng tự hào về quê hương, con người quê hương.
(Dẫn chứng….)
b. Nét riêng:
* Nhân vật cụ Mết:
– Cụ Mết là một già làng quắc thước, “sáu mươi tuổi rồi mà tiếng nói vẫn ồ ồ, dội vang trong lồng ngực”, râu “đã dài tới ngực và vẫn đen bóng”, mắt sáng và xếch ngược, ở trần, “ngực căng như một cây xà nu lớn”. Cách nói cũng khác lạ (nói như ra lệnh; không bao giờ khen “Tốt! Giỏi!”, những khi vừa ý cũng chỉ nói “Được”.
– Cụ tin tưởng mãnh liệt vào dân tộc mình, quê hương mình. Theo cụ, “không cây gì mạnh bằng cây xà nu đất ta”, và thứ gạo mà dân tộc Strá làm ra là thứ gạo ngon nhất rừng núi này.
– Cụ Mết chính là linh hồn của dân làng Xô Man. Cụ là người lưu giữ truyền thống của cộng đồng, dìu dắt các thế hệ nối tiếp nhau sống xứng đáng với truyền thống.
⇒ Cụ Mết chính là nhân vật tượng trưng cho lịch sử, cho truyền thống hiên ngang, bất khuất, cho sức sống bền bỉ của dân làng Xô Man. Cụ Mết có những nét gần gũi với các nhân vật tù trưởng hung mạnh thể hiện khát vọng, hoài bão của cả cộng đồng trong một số sử thi Tây Nguyên. Viết về cụ Mết, tác giả đã phát huy cao độ sức mạnh bút pháp sử thi với cảm hứng lãng mạn lí tưởng hóa; mặc dù đây là một già làng có thật, người đã lập nhiều thành tích xuất sắc trong kháng chiến chống Pháp (có thể sánh ngang với anh hung Núp) ở làng Xóp Dùi, tỉnh Kon Tum.
* Nhân vật chú Năm:
– Chú năm thể hiện đầy đủ bản tính tự nhiên của người nông dân Nam bộ hiền lành chất phát, giàu cảm xức mơ mộng, nội tâm. Một người từng trải qua đắng cay của cuộc đời làm mướn trước cách mạng, để thành bản tính ít nói. Đau thương hằn sâu từ cuộc đời gian khổ và tư cách chứng nhân của tội ác của thắng Tây, thằng Mĩ và bọn tay sai phải chăng đã làm nên nét đa cảm trong gương mặt với đôi mắt lúc nào cũng mở to, mọng nước. Chất Nam Bộ rặt trong con người ông thể hiện qua việc hay sự tích cho con cháu, và kết thúc câu chuyện cũng hò lên mấy câu.
– Nét đặc biệt độc đáo ở người đàn ông này là có sổ ghi chép chuyện gia đình. Cuốn sổ ghi đầy đủ những chuyện của nhiều thế hệ, như minh chứng cho tấm lòng thuần hậu của ông. Đó còn là những trang ghi chép tội ác của kẻ thù gây ra, những chiến công của từng thành viên, như một biên niên sử. Bản thân ông cũng chính là một trang sử sống, khi gửi gắm. nhắn nhủ cho hai chị em Chiến và Việt: “chuyện gia đình ta nó cũng dài như sông, để rồi chú sẽ chia cho mỗi người một khúc mà ghi vào đó…”. Nhân vật đã thể hiện vẻ đẹp của tấm lòng sắt son, ý thức trách nhiệm của thế hệ đi trước.
– Truyện kể về những người con trong một gia đình nông dân Nam bộ có truyền thống yêu nước, căm thù giặc, thủy chung sắc son với quê hương, cách mạng.
– Câu nói của chú Năm: “chuyện gia đình ta nó cũng dài như sông, để rồi chú sẽ chi cho mỗi đứa một khúc mà ghi vào đó” đã khái quát một trong những phương diện cơ bản nhất chủ đề của truyện ngắn “Những đứa con trong gia đình”.
3. Đánh giá chung:
– Nghệ thuật xây dựng 2 nhân vật đều giàu tính sử thi…
– Hai nhân vật tiêu biểu cho tính cách anh hùng của nhân dân Việt Nam, liên hệ với hình tượng các bô lão đời Trần trong hội nghị Diên Hồng…
III. Kết bài:
– Hai nhân vật cụ Mết và chú Năm được khái quát từ thế hệ đồng bào ta một thời oanh liệt. Nguyễn Trung Thành và Nguyễn Thi, qua hai nhân vật cụ Mết và chú Năm, đã khái quát, phân tích và lí giải sức mạnh, chiến công của con người miền Nam trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước không chỉ ở tinh thần của thời dại mà còn là nguồn gốc sâu xa của truyền thống gia đình, quê hương. Chính sự hài hòa giữa tình cảm gia đình, quê hương với tình yêu nước, giữa truyền thống gia đình, quê hương với truyền thống dân tộc đã tạo nên sức mạnh to lớn của con người Việt nam, dân tộc Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.