thuyet-minh-di-tich-lich-su-dia-dao-cu-chi.png

Dàn bài thuyết minh di tích lịch sử Địa Đạo Củ Chi (TP. Hồ Chí Minh)

Thuyết minh di tích lịch sử Địa Đạo Củ Chi.

  • Mở bài:

– Giới thiệu Địa Đạo Củ Chi: Nằm cách trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 70km hướng Tây Bắc. Đây là một hệ thống đường hầm đào được sâu trong lòng đất nằm tại huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh.

  • Than bài:

Lịch sử hình thành Địa đạo Củ Chi.

– Ở Củ Chi, địa đạo sớm nhất năm 1948 ở xã Tân Phú Trung và Phước Vĩnh An. Bước sang thời kì chống Mỹ, địa đạo Củ Chi phát triển mạnh nhất là đầu năm 1966, khi Mỹ đem quân càn quét, đánh phá vùng căn cứ. Bộ đội, dàn quân du kích…ra sức thi đua đào địa đạo thiết lập “Vành đai diệt Mỹ”. Quân dân Củ Chi đã tạo nên công trình liền các xã ấp như một làng ngầm kì diệu.

Đặc điểm kết cấu.

– Đây là một kỳ quan độc đáo có một không hai với khoảng 250 km đường hầm như mạng nhện trong lòng đất, có các công trình liên hoàn với địa đạo như: chiến hào, ụ, ổ chiến đấu, hầm ăn, ngủ, hội họp, sinh hoạt, quân y, khu cất giấu lương thực, giếng nước, bến Hoàng Cầm…

– Địa đạo đào trên một khu vực đất sét pha đá ong nên có độ bền cao, ít bị sụt lở. Hệ thống địa đạo nằm sâu dưới lòng đất, có thể chịu được sức công phá của các loại bom tấn lớn nhất của quân đội Mỹ. Không khí được lấy vào địa đạo thông qua các lỗ thông hơi. Các khu vực khác nhau của địa đạo có thể được cô lập khi cần.

– Ðường hầm sâu dưới đất từ 3 – 8m, chiều cao chỉ đủ cho một người đi lom khom. Căn hầm đầu tiên ở ngay bìa rừng có giếng ngầm cung cấp nguồn nước uống và sinh hoạt cho toàn khu vực địa đạo. Hệ thống địa đạo gồm 3 tầng, từ đường “xương sống” toả ra vô số nhánh dài, nhánh ngắn ăn thông nhau, có nhánh trổ ra tận sông Sài Gòn. Tầng một cách mặt đất 3m, chống được đạn pháo và sức nặng của xe tăng, xe bọc thép.

– Tầng 2 cách mặt đất 5m, có thể chống được bom cỡ nhỏ. Còn tầng cuối cùng cách mặt đất 8-10m. Ðường lên xuống giữa các tầng hầm được bố trí bằng các nắp hầm bí mật. Bên trên ngụy trang kín đáo, nhìn như những ụ mối đùn, dọc đường hầm có lỗ thông hơi. Liên hoàn với địa đạo có các hầm rộng để nghỉ ngơi, có nơi dự trữ vũ khí, lương thực, có giếng nước, có bếp Hoàng Cầm, có hầm chỉ huy, hầm giải phẫu… Còn có cả hầm lớn, mái lợp thoáng mát, ngụy trang khéo léo để xem phim, văn nghệ.

Các hoạt động dưới Địa đạo Củ Chi.

– Các chiến sĩ cách mạng luôn ẩn náu dưới những căn hầm bí mật được người dân che chở, bảo vệ. Hầm bí mật ở trong lòng đất chỉ có một miệng lên xuống vừa lọt vai người và lỗ thông hơi. Khi được đóng nắp kẻ thù đi trên mặt đất khó phát hiện.

– Các cán bộ sống trong vùng địch, ban ngày náu mình dưới hầm, ban đêm mới lên mặt đất, đi hoạt động.

– Hầm bí mật có nhược điểm là khi bị phát hiện, dễ bị địch khống chế vây bắt và tiêu diệt. Từ đó người ta nghĩ rằng phải kéo dài căn hầm thành những đường hầm và hố trên mặt đất bằng nhiều cửa bí mật-> Địa Đạo được ra đời.

Giá trị lịch sử, văn hóa, tinh thần, kinh tế.

– Địa Đạo Củ Chi là hậu phương vững chắc, làm bàn đạp tiện lợi khi có hiệu lệnh tấn công vào Sài Gòn…

  • Kết bài:

– Địa đạo Củ Chi trở thành điều vô cùng khủng khiếp với quân Mỹ, chúng không thể hiểu được sao quân Củ Chi có thể tồn tại và chiến đấu dưới mưa bom bão đạn của chúng. Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ cứu nước, Địa đạo Củ Chi đã làm nên biết bao chiến tích anh hùng, tiêu biểu cho ý chí quật cường, niềm tự hào lớn lao của dân tộc. Ngày nay, khu di tích lịch sử Địa đạo Củ Chi còn phát triển các dịch vụ giải trí vui chơi thu hút khách thập phương, với việc thu hút tương đối lớn du khách trong và ngoài nước đã tạo được nguồn kinh tế lớn để bảo quản duy tu và phát triển Khu di tích.

Thuyết minh di tích lịch sử Địa đạo Củ Chi

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang