THUYẾT MINH CÂY BÚT BI
- Mở bài:
– Giới thiệu về các công cụ để viết.
– Giới thiệu chung về cây bút bi – một công cụ viết phổ biến và tiện lợi nhất.
- Thân bài:
1. Nguồn gốc của bút bi
– Người được cấp bằng phát minh đầu tiên: John J.Loud (Mỹ), nhưng phải đến Lazo Biro (Hungary) thì chiếc bút bi mới thực sự được hoàn thiện (1938).
– Lý do phát minh: Lazo Biro phát hiện loại mực dùng in giấy rất nhanh khô, nghiên cứu để làm ra loại bút sử dụng loại mực này.
2. Phân loại:
+ Theo kiểu dáng (đa dạng, phong phú…)
+ Theo màu sắc mực (xanh, đỏ, tím, đen…)
+ Theo hãng sản xuất (trong nước và nước ngoài)
3. Cấu tạo cơ bản của bút bi.
– Vỏ bút: phần bên ngoài, hình ống trụ, dài khoảng 14 – 15cm, chất liệu nhựa dẻo hoặc nhựa màu, trên thân thường in các thông số sản xuất.
– Ruột bút: phần bên trong, làm từ chất liệu nhựa dẻo, chứa mực đặc hoặc mực nước.
+ Ống nhựa dài chứa mực đặc.
+ Đầu bút kim loại. Trên đầu có viên bi nhỏ chuyển động xoay trong ổ bán cầu tròn.
– Các bộ phận đi kèm: lò xo, nút bấm, đai ngoài vỏ.
4. Nguyên lí hoạt động.
– Khi viết, viên bi xoay quanh ổ bán cầu tròn điều tiết mực rat rang giấy một cách đều đặn.
– Khi không viết, viên bi có tác dụng ngăn mực không chảy ra ngoài.
5. Vai trò, công dụng:
– Dùng để ghi chép sách vở, nhật ký…
– Gắn bó với học sinh, sinh viên như một người bạn.
6. Giá trị sử dụng:
* Ưu điểm:
– Gọn nhẹ, dùng bền, dễ sử dụng.
– Giá rẻ hơn nhiều so với các loại bút ngòi.
– Giúp viết chữ nhanh.
– Làm chữ viết trên giấy mau khô, không bị thấm mực sang trang khác.
* Nhược điểm:
– Viết nhanh dễ làm nét chữ cứng, mất thanh, đậm.
– Chỉ dùng được một lần (đến khi hết mực), đa số không thể tái sử dụng.
7. Cách sử dụng và bảo quản:
– Chỉ dùng để viết trên trang giấy và các chất liệu mềm, không viết trên chất liệu cứng như gỗ, đá,… dễ làm hư ngòi bút.
– Đừng đề mạnh tay dễ làm hỏng đầu bút và ống mực. Khi không viết nữa hãy cất giữ nơi an toàn, khô ráo: trên kệ cao, hộp bút,…
– Không để bút bi nơi gần nhiệt (bếp lửa, máy hấp nhiệt…) nơi ẩm ướt,…
– Khi bút hết mực, hãy để riêng trong thùng rác thải nhựa để tái chế.
- Kết bài
– Đánh giá về vai trò, tầm quan trọng của cây bút bi trong đời sống con người.