»» Nội dung bài viết:
Suy nghĩ về lời ăn tiếng nói của học sinh hiện nay.
- Mở bài:
Người xưa rất xem trọng lời ăn tiếng nói trong giao tiếp hàng ngày. Điều đó được đúc kết trong câu tục ngữ có câu: “Chim không kêu tiếng rảnh rang. Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe”. Khi nói, phải biết nói lời tử tế. Lời tử tế không đáng bao nhiêu nhưng chúng có thể làm được rất nhiều. Đặc biệt, đối với học sinh, rèn luyện lời ăn tiếng nói đúng chuẩn mực văn hoá là việc làm rất cần thiết.
- Thân bài:
Có thể nói lời ăn tiếng nói là biểu hiện sinh động của tâm hồn con người. Ngày nay, khi xã hội hiện đại phát triển mạnh, con người ngày càng trở nên cẩu thả khi nói năng, đặc biệt là ở lứa tuổi học sinh. Văn hóa giao tiếp trong lời ăn tiếng nói của học sinh ngày nay đang suy thoái trầm trọng, khiến cho xã hội hết sức lo ngại.
Lời ăn tiếng nói là gì?
Lời ăn tiếng nói là cách nói năng trong giao tiếp hằng ngày. Lời ăn tiếng nói bao gồm lời nói, thái độ, ngữ điệu và văn hóa giao tiếp của con người.
Biểu hiện chuẩn mực của lời ăn tiếng nói của học sinh:
Học sinh biết nói năng lịch sự, lễ phép, có đầu có đuôi. Không nói trống không với người lớn, nói đầy đủ nội dung cần nói, không úp mở, nửa vời,….
Biết nói lời cảm ơn khi nhận được sự giúp đỡ từ người khác. Một lời nói cảm ơn, dù rất nhỏ nhưng có tác dụng gắn kết tình cảm bền chặt.
Biết nói lời xin lỗi khi làm việc sai trái. Nhận lỗi và xin là hành động đáng khen ngợi, biểu hiện của lối sống cao thượng. Biết nói lời xin lỗi giúp tháo gỡ mâu thuẫn, ngăn chặn những xung dột có thể xảy ra.
Không nói tục, chửi thề và những lời lẽ xúc phạm, sỉ nhục người khác. Lời nói cần trong sáng, làn mạnh, có văn hóa.
Đó là những biểu hiện thể hiện nếp sống có văn hóa, lịch sự trong giao tiếp; tạo niềm vui và hạnh phúc trong cuộc sống.
Những thói hư, tật xấu trong lời ăn, tiếng nói của học sinh hiện nay:
Nói tục, chửi thề tràn lan. Rất nhiều học sinh nói tục, chửi thề một cách thoải mái ở mọi lúc lúc, mọi nơi, gây ra hiện tượng hết sức phản cảm, khiến nhiều người bức xúc.
Nói không đầu, không đuôi, không lễ phép. Hiện tượng học sinh ăn nói cộc lốc, ngữ điệu phản cảm, xấc xược vốn rất phổ biến.
Học sinh không biết nói lời xin lỗi khi gây ra lỗi lầm và không biết nói lời cảm ơn khi nhận sự giúp đỡ của người khác.
Không tôn trọng người nghe trong khi giao tiếp. Nhiều học sinh chỉ tranh phần nói, nói hết phần của người khác mà không chịu lắng nghe, tiếp nhận, chia sẻ và cảm thông.
Rèn luyện lời ăn tiếng nói nhã nhặn, lịch sự như thế nào?
Lời nói có sức mạnh vô hình. Biết rèn luyện lời nói trong giao tiếp sẽ giúp chúng ta giao tiếp thành công, kết nối bản thân với xã hội.
Ăn nói lịch sự, có văn hóa, biết tôn trọng người nghe, biết lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau. Biết xây dựng lời nói để có được một lối giao tiếp văn minh, thanh lịch và hiệu quả.
Không tranh lời, cướp lời khi nói chuyện với người khác. Sử dụng ngôn ngữ phù hợp với lứa tuổi, địa vị, thứ bậc của người khác trong giao tiếp.
Phê phán, lên án những lời nói thiếu văn hóa, thiếu văn minh, lịch sự.
Bài học:
Lời ăn tiếng nói là biểu hiện của nhân cách con người. Mỗi học sinh cần biết nói lời dễ nghe, phù hợp với chuẩn mực văn hóa giao tiếp của dân tộc.
- Kết bài:
Một lời nói tốt đẹp có thể là người khác thấy ấm áp. Là học sinh, cần rèn luyện lời ăn tiếng nói tế nhị, lịch sự, tôn trọng là trách nhiệm của mỗi học sinh ngày nay.
toang
=))