long-biet-on

Dàn bài nghị luận về lòng biết ơn

Dàn bài nghị luận về lòng biết ơn

I. Mở bài:

– Giới thiệu vấn đề cần bàn luận: lòng biết ơn trong cuộc sống.

– Nhận định: đó là một lối sống tốt đẹp, là truyền thống quý báu của dân tộc ta. Đó là phẩm chất cao quý cần có ở mỗi con người.

II. Thân bài:

1. Biết ơn là gì?

Biết ơn là sự ghi nhớ công ơn, tình cảm mà người khác mang lại cho mình, biết ơn đối với những thành quả lao động do cha ông để lại. Khi chúng ta thừa hưởng những thành quả tốt đẹp, ta cần phải nhớ ơn đến người đã tạo ra thành quả cho ta hưởng thụ.

 

2. Biểu hiện của lòng biết ơn.

– Người sống có lòng biết ơn là người uôn ghi nhớ công ơn của người khác trong lòng và mong muốn đền áp công ơn của những người đã giúp đỡ mình.

– Trong xã hội, lòng biết ơn được biểu hiện bằng những nghĩa cử cao đẹp: thờ cúng ông bà tổ tiên; ngày 27/7 tri ân các anh hùng liệt sĩ; ngày 20/11 tôn sư trọng đạo, tôn vinh công ơn của các thầy cô.

3. Tại sao phải có lòng biết ơn?

– Lòng biết ơn là một đức tính cần có ở mỗi con người. Sống có lòng biết ơn thể hiện lối sống văn hóa, tình nghĩa, đoàn kết, gắn bó của con người Việt Nam.

– Biết ơn, ghi nhớ công ơn của người khác là nghĩa cử, truyền thống tốt đẹp của ông cha ta từ bao đời xưa, là một tình cảm cao đẹp và thiêng liêng của mỗi con người.

– Mỗi công việc chúng ta thành công không phải tự nhiên mà có, dù lớn hay nhỏ cũng có sự giúp đỡ của ai đó, vậy nên ta cần phải có lòng biết ơn.

– Người có lòng biết ơn là người luôn biết ghi nhớ và trân trọng những gì người khác trao tặng, để lại cho mình. Họ luôn biết gìn giữ và phát huy những giá trị ấy trong cuộc sống.

– Phải biết ơn những người đã mang lại cho mình những lợi ích, những điều tốt đẹp trong cuộc sống. Trước hết là biết ơn ông bà, cha mẹ, thầy cô giáo đã không quản khó nhọc nuôi dạy chúng ta nên người.

4. Cần làm gì để thể hiện lòng biết ơn.

– Biết nói lời “cảm ơn”, trân trọng và ghi nhớ công ơn khi nhận được sự giúp đỡ của người khác.

– Biết ơn ông bà, cha mẹ đã sinh thành và dưỡng nuôi chúng ta. Biết ơn các anh hùng thương binh liệt sĩ đã hi sinh vì sự nghiệp bảo vệ nền hòa bình đất nước, ghi nhớ công ơn của thầy cô giáo đã tận tụy dạy dỗ chúng ta nên người,….

– Cần có trách nhiệm giữ gìn, vun đắp, phát huy bằng những việc làm cụ thể.

– Giúp đỡ mọi người khi có thể, sống chan hòa, không so đo hay đố kỵ với người khác.

5. Phê phán những người sống vô ơn.

– Có một số người hiện nay không có lòng biết ơn. VD: Ăn cháo đá bát, qua cầu rút ván, …

6. Bài học nhân thức và hành động.

– Sống có lòng biết ơn là lối sống văn hóa, khẳng định phẩm chất của con người. Không có lòng biết ơn là đánh mất nhân cách con người.

– Phê phán lối sống cá nhân, ích kỷ, chỉ biết nhận lấy mà không biết ơn.

III. Kết bài:

– Lòng biết ơn không chỉ là phẩm chất đạo đức cao quý của con người mà còn là đạo lí, là lẽ sống của ân tộc ta từ xưa đến nay.

– Là học sinh chúng ta phải biết ơn ông bà cha mẹ, thầy cô giáo. Phải biết phấn đấu học tập và rèn luyện mình để không phụ lòng người khác đã kỳ vọng, mong đợi.


Tham khảo:

Nghị luận về lòng biết ơn

Từ xa xưa, lòng biết ơn luôn được cha ông ta đề cao, phát huy như một truyền thống quý báu: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây/Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng”. Cùng với quan niệm trên, tục ngữ có câu “Uống nước nhớ nguồn”. Nghĩa hàm ẩn là khi chúng ta hưởng thụ bất cứ thành quả nào, dù là vật chất hay tinh thần, cũng phải nhớ đến công ơn người đã làm ra chúng. Ăn một bữa cơm no đủ phải nhớ đến người làm ra hạt gạo; mặc một chiếc áo ấm áp phải biết ơn người đã thêu dệt nên.

Câu tục ngữ như một lời răn rất triết lý, rất nhân sinh, hướng con người trở nên hoàn thiện hơn. Bởi, lòng biết ơn không chỉ là đức tính vĩ đại nhất mà còn là khởi nguồn của mọi đức tính tốt đẹp nhất của con người.

Người có lòng biết ơn sẽ luôn được yêu quý, trân trọng, họ sẽ nhận được sự giúp đỡ nồng nhiệt bất cứ khi nào họ gặp khó khăn. Người được biết ơn cũng sẽ cảm thấy vui vẻ, nhiệt tình hơn khi giúp đỡ, từ đó, các mối quan hệ giữa người và người cũng phát triển và ngày một khăng khít hơn.

Khi chúng ta biết ơn quá khứ, trân trọng giá trị nguồn cội cũng là khi chúng ta đang làm giàu vốn văn hoá cho bản thân và góp phần bảo vệ văn hoá truyền thống của đất nước.

Tuy nhiên với sự phát triển hiện đại như hiện nay, những giá trị truyền thống đang ngày càng mai một, một bộ phận giới trẻ ngày nay đang quay lưng với truyền thống, sống ích kỷ, chỉ biết cho riêng mình. Chính vào lúc này đây, truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” – truyền thống biết ơn cần phải được đề cao hơn nữa. Bởi không có những bài học quá khứ làm sao có được thành công trong hiện tại và tương lai?

Vậy nên, hãy chắt chiu những giá trị tốt đẹp từ quá khứ bằng lòng biết ơn, nhưng cũng vừa nhìn vào tương lai một cách đầy tích cực và chiến đấu với thực tại thật nhiệt huyết.

Xem thêm:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang