dan-y-tinh-canh-bi-dat-khon-cung-cua-nguoi-nong-dan-viet-nam-truoc-cach-mang-qua-chi-pheo-nam-cao-va-vo-nhat-kim-lan

Tình cảnh bi đát, khốn cùng của người nông dân trước Cách mạng tháng Tám 1945 qua Chí Phèo (Nam Cao) và Vợ nhặt (Kim Lân)

Tình cảnh bi đát, khốn cùng của người nông dân trước Cách mạng tháng Tám 1945 qua “Chí Phèo” (Nam Cao) và “Vợ nhặt” (Kim Lân)

  • Mở bài

– Giới thiệu “Chí Phèo” của Nam Cao, “Vợ  nhặt” của Kim Lân.

  • Thân bài

1. Khám phá riêng của mỗi tác giả:

a. Trong Chí Phèo (Nam Cao):

– Thân phận khốn khổ của người nông dân: từ đứa trẻ bị bỏ rơi trong cái lò gạch cũ, lớn lên làm canh điền cho nhà bá Kiến, rồi vì sự ghen tuông vô cớ của cụ bá mà Chí bị đẩy vào tù.

– Ra tù hắn thành kẻ lưu manh, bị cướp đi bộ mặt và nhân cách của con người trở thành “con quỷ dữ của làng Vũ Đại” và là công cụ đắc lực cho giai cấp thống trị.

– Khi gặp Thị Nở, Chí Phèo thức tỉnh nhân cách và khát khao trở về cuộc sống lương thiện. Nhưng cái xã hội ấy không chấp nhận quyền làm người chính đáng của Chí. Chí Phèo lâm vào tấm bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người dẫn đến cái chết đầy bi thảm.

b. Trong Vợ nhặt (Kim Lân)

– Thân phận nghèo hèn của mẹ con Tràng, dân ngụ cư đang đứng trên bờ vực thẳm của cái đói, Tràng cũng vì quá nghèo túng mà không lấy nổi vợ.

– Cảnh ngộ người đàn bà vợ Tràng, truyện Tràng nhặt được vợ, cảnh nàng dâu về nhà chồng đã phơi bày tất cả sự nghèo đói và tình trạng thê thảm của thân phận con người trong nạn đói khủng khiếp năm 1945.

2. Kết thúc của hai thiên truyện:

* Sự khác nhau:

– Truyện Chí Phèo kết thúc bằng cách lặp lại hình ảnh cái lò gạch cũ nơi Chí Phèo bị bỏ rơi.

– Vợ nhặt: hình ảnh đoàn người đi phá kho thóc của Nhật cùng lá cờ đỏ của Việt Minh bay phấp phới. hình ảnh này báo hiệu sự đổi mới của những cuộc đời thê thảm.

* Giải thích:

– Chí Phèo viết năm 1940 ( in 1941) trong hoàn cảnh đen tối của xã hội Việt Nam đương thời. đây là tác phẩm của dòng văn học hiện đại phê phán. các tác giả của dòng văn học này chưa nhìn thấy lối thoát cho người nông dân.

– Vợ Nhặt viết sau cách mạng tháng Tám, vì thế tác phẩm để chỉ ra được chiều hướng phát triển tích cực của đời sống xã hội.

* Ý nghĩa:

– Kết thúc của Chí Phèo cho thấy sự bế tắc của số phận người nông dân.

– Kết thúc của vợ nhặt mở ra hướng giải thoát số phận cho các nhân vật: người nông dân có thể đi theo cách mạng để thoát khỏi tình trạng nghèo đói.

3. Nét đặc sắc trong tư tưởng nhân đạo của mỗi tác phẩm:

– Ở Chí Phèo, tác giả đã phát hiện khao khát sống lương thiện có vẫn còn le lói trong tâm hồn  Chí. Chí Phèo còn là lời kêu cứu: hãy cứu lấy nhân tính đang bị chà đạp, hãy cứu lấy những con người lương thiện đang bị đẩy vào con đường lưu manh hóa.

– Ở Vợ Nhặt tác giả khẳng định:

+ Dù cảnh ngộ nào, người lao động vẫn thương yêu đùm bọc nhau, vẫn khao khát hạnh phúc, Hi vọng tương lai sẽ tốt đẹp hơn.

+ Tâm trạng ba nhân vật đều diễn biến theo hướng tích cực.

  • Kết bài

Khẳng định sự thành công của một tác phẩm.

Phân tích hình tượng nhân vật Tràng (Vợ nhặt – Kim Lân) trong buổi sáng ngày hôm sau. Từ đó, anh/chị hãy liên hệ với hình tượng Chí Phèo (Chí Phèo – Nam Cao) trong buổi sáng tỉnh rượu để thấy được tài năng miêu tả tâm lí nhân vật của các nhà văn

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang