ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I
Môn: Ngữ văn 7
Thời gian làm bài: 90 phút.
Phần I. Đọc hiểu (4.0 điểm)
Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu:
(1) “Sài Gòn vẫn trẻ. Tôi thì đương già. Ba trăm năm so với năm ngàn năm tuổi của Đất nước thì cái đô thị này còn xuân chán. Sài Gòn cứ trẻ hoài như một cây tơ đương độ nõn nà, trên đà thay da đổi thịt, miễn là cư dân ngày nay và cả ngày mai biết cách tưới tiêu, chăm bón, trân trọng giữ gìn cái đô thị ngọc ngà này.
(2) Tôi yêu Sài Gòn da diết… Tôi yêu trong nắng sớm, một thứ nắng ngọt ngào, vào buổi chiều lộng gió nhớ thương, dưới những cây mưa nhiệt đới bất ngờ. Tôi yêu thời tiết trái chứng với trời đang ui ui buồn bã, bỗng nhiên trong vắt lại như thuỷ tinh. Tôi yêu cả đêm khuya thưa thớt tiếng ồn. Tôi yêu phố phường náo động, dập dìu xe cộ vào những giờ cao điểm. Yêu cả cái tĩnh lặng của buổi sáng tinh sương với làn không khí mát dịu, thanh sạch trên một số đường còn nhiều cây xanh che chở”.
(trích Sài Gòn tôi yêu – Minh Hương)
Câu 1: Xác định một thành ngữ có trong đoạn văn (1) và cho biết ý nghĩa của thành ngữ ấy.
Câu 2: Tình yêu Sài Gòn của tác giả được thể hiện qua những chi tiết, hình ảnh nào ở đoạn văn (2)?
Câu 3: Hãy trình bày (từ 2 đến 3 câu) những việc làm thiết thực của học sinh góp phần giữ gìn vẻ đẹp của Sài Gòn hiện nay.
Phần I. Làm văn (6.0 điểm)
Cảm nghĩ về ý nghĩa của cây hoa mai trong ngày tết cổ truyền của dân tộc.
Trả lời:
Câu 1:
– Thành ngữ: thay da đổi thịt: thay đổi mới mẻ, nhanh chóng.
Câu 2: Tình yêu Sài Gòn của tác giả được thể hiện qua những chi tiết, hình ảnh:
– Yêu cái nắng sớm.
– Yêu những buổi chiều lộng gió nhớ thương.
– Yêu thời tiết trái chứng với trời đang ui ui buồn bã, bỗng nhiên trong vắt lại như thuỷ tinh.
– Yêu cả đêm khuya thưa thớt tiếng ồn.
Câu 3: Những hành động thiết thực của học sinh góp phần giữ gìn vẻ đẹp của Sài Gòn hiện nay:
+ Không xả rác bừa bãi, không phá hoại cây xanh, gìn giữ môi trường sống trong lành.
+ Gìn giữ các di sản, các giá trị văn hóa tốt đẹp.
+ Giới thiệu với bạn bè quốc tế vẻ đẹp của Sài Gòn.
Phần II
Bài làm : Khi mùa xuân về, hình ảnh những cây hoa mai vàng đã trở nên thân thuộc với những người dân Việt Nam. Trong nhà ai cũng muốn sắm sửa một cây hoa mai để đón chào một năm mới, một mùa xuân mới.
Cây hoa mai vàng là loài hoa tết truyền thống của người Việt. Đây là loại cây thân nhỏ, không quá cao mà chỉ ngang đầu người. Đặc biệt với những loại mai thế, mai cảnh thì chỉ cao tầm gần mét, vậy nên khi đặt trước nhà trông rất vừa vặn và nhỏ xinh. Hoa mai là loài cây ưa tiết trời ấm áp vậy nên nó được trồng chủ yếu ở khu vực phía Nam. Chính xác hơn cả thì hoa mai là cây hoa Tết cổ truyền của người dân khu vực miền Nam.
Hoa mai có cảnh nhỏ, mỏng và dễ bị rơi rụng chứ không hề có sức sống bền bỉ như liều loài hoa khác dịp Tết. Những cánh hoa được xếp san sát nhau. Bên trong nụ hoa là những nhị hoa li ti. Mai không phải là loài cây nhiều lá to, xum xuê. Lá mai cũng nhỏ, dẹt, thay vào đó cây mai tự tạo nên bức tranh sặc sỡ của riêng mình khi nó kết hợp với những nụ mai xanh xanh non mọc chi chít ở mỗi cành mai khẳng khiu gầy gò màu nâu sẫm.
Những cây mai thường được trang trí thêm những câu đối, phong bao lì xì đỏ cho thêm phần may mắn. Đẹp nhất là vào đúng ngày Tết, mai nở rực rỡ. Màu vàng của hoa mai đem đến cho gia chủ một năm mới thịnh vượng, sung túc. Đó có lẽ cũng là lý do vì sao mà các gia đình dịp Tết ai cũng cố gắng trang trí cho không gian sống của mình một cây mai đón xuân. Hoa là hương thơm của lòng người, là tinh túy của đất trời.
Cây mai vàng như mang trong nó tấm lòng thảo hiền, ấm áp của người dân miền Nam, để gửi hương cho gió mang theo bức tình đến mùa xuân. Có lẽ, người ta chơi mai vào ngày tết cũng vì những điều đó.
Phần I: Đọc hiểu.
Câu 1.
– Thành ngữ: Thay da đổi thịt
– Ý nghĩa: Thay đổi nhiều và đẹp hơn.
Câu 2.
– Tình cảm của tác giả với Sài Gòn được thể hiện là một tình yêu nồng nhiệt, sâu sắc, yêu từ những gì gần gũi, thân quen, từ thiên nhiên đến con người, đến cả những “trái chứng giở trời” của thời tiết trong tâm trí tác giả cũng trở nên thành những cái đáng nhớ, đáng yêu.
Câu 3. Bài học: Học sinh cần tránh những việc làm xấu, tham gia các học động vừa sức trong việc xây dựng nếp sống văn hóa Sài Gòn.
Phần II: Làm văn.
Tết về mang theo sự hân hoan mỗi nhà, người sắm bánh kẹo, người mua quần áo mới, và chắc chắn ngày tết không thể thiếu chợ hoa, các ông, các bố hay chọn mua cây về làm đẹp và vui tươi thêm. Miền Bắc có cành đào, cây quất; miền Nam thì lại ngập tràn trong sắc vàng của những cây hoa mai.
Cây mai có nguồn gốc từ Trung Quốc. Theo sách “Trân hương bảo ngự” của Phí Cung Ấn, đời Minh chép rằng: “Đắc Kỷ ái lãm hàn mai, Trụ tằng ngự tuyết đồng lãm chi”. Nghĩa là: Đắc Kỷ thích ngắm hoa mai trong giá lạnh. Trụ vương thường đội tuyết để ngắm cùng. Như vậy, cây mai đã được chép trong sách sử Trung Quốc cách đây hơn 3000 năm.
Miền Bắc có hoa đào thì miền Nam có hoa mai. Màu vàng của hoa mai từ lâu được xem là màu tượng trưng cho sự giàu sang, phú quý. Người miền Nam mua hoa mai bày ở nhà vào dịp Tết với mong muốn một năm mới phát tài, giàu sang. Theo quan niệm của dân gian, nhà nào có hoa mai nở càng nhiều cánh thì đó là dấu hiệu của điềm lành, của một năm thịnh vượng, an khang, nhà đó càng may mắn và sung túc trong năm mới.
Cây mai có rễ cắm sâu vào lòng đất, là biểu tượng của người quân tử, là sự sống mãnh liệt, một tâm hồn tinh khiết vượt qua mọi khó khăn, gian khổ. Nó cũng có thể chịu đựng được mọi loại thời tiết, kể cả khắc nghiệt. Bởi vậy mà mai còn tượng trưng cho phẩm đức nhẫn nại, đức hy sinh cao cả, sự cần cù, kiên nhẫn của con người.
Những đóa mai vàng nở rộ trong tiết xuân mang theo những hi vọng, mong ước về một năm mới hạnh phúc, bình yên của nhà nhà, sắc vàng tươi tràn ngập trong những cái tết cổ truyền.
Câu 1:
Phương thức biểu đạt: Miêu tả
Câu 2 :
Thành ngữ: Nước chảy đá mòn
Ý nghĩa : Khi cố gắng làm một việc gì đó thì thành công sẽ đến bạn nhưng chỉ khi bạn không nản chí.
Câu 3 : Từ vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên ở văn bản trên, chúng ta nên kêu gọi mọi người không xả rác bừa bài, trước khi mọi người có thói quen xã rác bừa bãi thì lúc ông cha ta đã bảo vệ và xây dựng . Vì thiên nhiên đã cho chúng ta những thứ có khi chúng ta chưa chắc đã làm nên ,và vì người mẹ của thiên nhiên đã hi sinh cho chúng ta quá nhiều vì vậy chúng ta cần giữ gìn, bảo vệ thiên nhiên để nó được trở lại như trước. Mother Teresa có câu “Tôi cảm thấy tức giận khi nhìn thấy người ta vứt bỏ đi những thứ có thể sử dụng được. Điều này thật lãng phí” bạn hiểu được gì từ câu nói này, nếu bạn hiểu được ý nghĩa của nó thì bạn có thể là một người biết bảo vệ môi trường rất tốt, bạn có thể hiểu được giống tôi không.
Câu 1 :
Phương thức biểu đạt : miêu tả
Câu 2 :
Thành ngữ : nước chảy đá mòn
ý nghĩa : khi mình cố gắng làm việc gì đó thì thành công sẽ đến với mình.
Câu 3 :
tuyên truyền mọi người không xã rác. Trông nhiều cây xanh, thường xuyên tham gia hoạt động nhặt rác,.. Vì mẹ thiên nhiên đã hi sinh cho chúng ta quá nhiều nên ta phải bảo vệ môi trường để giúp mẹ có thể hồi sinh trở lại.
phần 1:
1.Phương thức biểu đạt: Miêt tả.
2.Thành ngữ nước chảy đá mòn có ý nghĩa là làm việc kiên trì thì cũng có lúc thành công cho dù khó đến mấy.
3.Từ vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên ở văn bản trên, hãy trình bày những hành động thiết thực của em góp giữ gìn môi trường sống của chúng ta là tuyên truyền mọi người không xã rác. Trông nhiều cây xanh, thường xuyên tham gia hoạt động nhặt rác,…. Vì mẹ thiên nhiên đã hi sinh cho chúng ta quá nhiều nên ta phải bảo vệ môi trường để giúp mẹ có thể hồi sinh trở lại.
Phần 2:
” Tết tết tết đến rồi, tết tết tết đến rồi”
Mỗi khi em nghe câu hát này là lòng em lại rạo rực vì đó là dấu hiệu của mùa Tết đến. Và tất nhiên, việc làm đâu tiên mà nhà ai cũng thực hiện đó là lặt lá mai. Vì hoa mai là biểu tượng của mùa Xuân phương Nam. Đó là loài hoa em yêu thích nhất.
Cây hoa mai gắn bó với gia đình em đã hơn mười năm nay. Từ lúc em chập chững biết đi là đã thấy cây mai trước sân nhà. Lúc nhỏ em không biết ngày tháng nhưng mỗi khi thấy ông nội bảo ra sân phụ nội lặt lá mai là em biết sắp đến Tết rồi. Cây mai nhà em cao khoảng 2m. Ông em đã uốn nắn cho nó một dáng vẻ mềm mại như một cây bon sai. Thân màu nâu, lá xanh, hoa vàng có năm cánh là đặc điểm cơ bản của cây mai. Một vài loài hoa mai có thể có nhiều cánh hơn. Những cánh hoa vàng mỏng manh kết dính ở tâm đài hoa rồi vươn ra bốn phía. Hoa mai đã nở là vươn ra hết mình chứ không khép nép như hoa hồng hay hoa cúc. Nhị hoa bé xíu rung rinh dưới nắng. Buổi sớm sương nhiều đọng trên nhị hoa. Khi ánh nắng lên, cả chùm hoa long lanh như giát ngọc.
Em được biết, cây mai cũng có nhiều loại. Có loại chỉ nở hoa vào mùa xuân gọi là mai xuân. Có loại nở hoa hai lần trong năm gọi là nhị độ mai (mai nở hai lần). Có loại mai tứ quý nữa. Cho nên dù đi đến đâu, dù đang ở mùa nào ta vẫn thường thấy hoa mai lác đác nở trong vườn gọi về khí xuân. Dù là loài mai nào thì cứ đến độ đầu xuân hoa mai lại nở. Khắp cả đất trời, hoa mai vàng dệt nên bầu trời xuân. Từ khu vườn bé nhỏ, đến đồi núi từng cao, đâu có mai, nơi đó xuân tươi dào dạt, thắm tươi.Cây mai vàng rễ cắm sâu trong lòng đất, không bị ngã trước gió bão. Cây mai vẫn sống bền bỉ theo năm tháng vươn mình ươm chồi nẩy lộc như con người Việt Nam dù ở đâu cũng gìn giữ đạo lí ân nghĩa và cội nguồn văn hóa tốt đẹp của tổ tiên. Đời đời người nông dân vẫn kiên trì với ruộng vườn, giữ gìn nếp sống ân tình, thủy chung. Họ cũng kiên trung, rắn rỏi như mai. Trong cuộc sống lao động bình dị vẫn luôn nuôi dưỡng trong tâm hồn tình yêu hoa cảnh. Nó không làm cuộc sống khá hơn những sẽ dễ chịu hơn.
Em nhớ có một năm, gần đến ngày lặt lá mai thì ông em có việc phải về quê. Thế là ông giao cho em việc này. Em hăm hở từ sáng sớm đã bắt ghế ra lặt lá. Nhưng lặt mãi vẫn chưa hết. Được tầm ba mươi phút thì em đói, chạy vào nhà kiếm đồ ăn, ăn xong lại thấy tin nhắn của đứa bạn rủ chơi game. Thế là em ngồi chơi game với bạn gần hết buổi sáng. Gần trưa, mẹ đi làm về, phát hiện cây mai vẫn chưa được bứt hết lá, mẹ không nói gì lặng lẽ làm nốt công việc ông giao mà lẽ ra em phải là người hoàn thành nó. Hôm sau ông từ quê lên, mang rất nhiều quà quê cho em. Ông nhìn cây mai đã được lặt lá xong xuôi, ông mĩm cười hài lòng khen em giỏi quá rồi thưởng cho em một hộp chocolate rất ngon. Em ngượng ngịu, lí nhí cảm ơn ông rồi chạy vào phòng tặng lại cho mẹ và em xin lỗi mẹ. Mẹ nhẹ nhàng bảo em từ nay đã nhận làm việc gì thì phải có trách nhiệm với lời hứa của mình. Em gật đầu thành tâm nhận lỗi và thầm hứa với lòng sẽ luôn ghi nhớ lời mẹ dạy. Và rồi em chăm chỉ tưới nước cho cây mai như để chuộc lại sai lầm của mình. Năm đó, cây mai ra ít bông hơn mọi năm như để nhắc nhở em về tinh thần trách nhiệm trong lời hứa của mình
Em yêu cây mai vì nó chứa đựng nét đẹp tâm hồn bình dị của con người từ bao đời. Nó nhắc nhở chúng ta về trách nhiệm trong cuộc sống, tình yêu cái đẹp và sự hạn hữu của đời người . Vì thế, cây mai không chỉ biểu dường cho sự may mắn của Tết mà còn là sựu kiên trì vượt qua mùa đông khắc nghiệt và gió rét để kịp đâm chồi nảy mọc vào mùa đông. Thế nên, ta phải vượt qua gian khó để có thể tỏa sáng rực rỡ trên con đường thành công như cây mai.
1.
– Phương thức biểu đạt: miêu tả
2.
– Thành ngữ: Nước chảy đá mòn
– Ý nghĩa: khi mình cần cù làm việc gì thì ắt hẳn thành công sẽ đến với mình.
3.
Bảo vệ môi trường chính là bảo vệ sự sống của chúng ta. Chính phủ đã ban hành hàng loạt các văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường nhằm xử lý.
I.
Tết về mang theo sự hân hoan mỗi nhà, người sắm bánh kẹo, người mua quần áo mới, và chắc chắn ngày tết không thể thiếu chợ hoa, các ông, các bố hay chọn mua cây về làm đẹp và vui tươi thêm. Miền Bắc có cành đào, cây quất; miền Nam thì lại ngập tràn trong sắc vàng của những cây hoa mai.
Cây mai có nguồn gốc từ Trung Quốc. Theo sách “Trân hương bảo ngự” của Phí Cung Ấn, đời Minh chép rằng:
“Đắc Kỷ ái lãm hàn mai, Trụ tằng ngự tuyết đồng lãm chi”.
Nghĩa là: Đắc Kỷ thích ngắm hoa mai trong giá lạnh. Trụ vương thường đội tuyết để ngắm cùng. Như vậy, cây mai đã được chép trong sách sử Trung Quốc cách đây hơn 3000 năm.
Trong bốn loài cây thì trúc, tùng, mai là ba loài cây chịu được sương giá tuyết lạnh hay còn gọi là “Tuế Hàn Tam Hữu” – ba người bạn trong gió rét, dù lạnh nhưng tùng trúc vẫn xanh tươi, mai vẫn nở hoa trắng muốt. Chính khả năng này mà những loài cây này được ví von hóa đại diện cho những đức tính cần có của quân tử chân chính. Để thuận theo thanh điệu và vần ta thường đọc là tùng – cúc – trúc – mai nhưng đúng với quy luật của năm phải là mai – trúc – cúc – tùng đại diện cho 4 mùa: mai (mùa xuân) – trúc (mùa hạ) – cúc (mùa thu) – tùng (mùa đông). Yêu hoa và thích thưởng cây, có lẽ vì vậy mà họ đặt tên cho mai khá cầu kỳ. theo sách “Mai phổ” thì loại hoa mai có sáu cánh tròn đẹp như hoa thuỷ tiên nên gọi là “Thủy tiên mai”, hoa có từng cặp gọi là “Uyên ương mai”, gọi hoa màu đỏ hồng gọi là “Yên chi mai”, mai có đài hoa màu xanh đậm gọi là “Lục ngạc mai” rồi “Hạc đình mai”…nhưng tựu chung cũng nằm trong 4 loại chính: Bạch mai: Sắc trắng như tuyết; Hồng mai: Sắc hồng như máu; Thanh mai: Sắc vàng tươi hay vàng đậm; còn có Mặc mai: màu đen hay tím đen.
Cây mai có rất nhiều loại như ở trên nhưng mai vàng là loài thường thấy nhất. Mai là loài thực vật sinh trưởng trong thời tiết nhiệt đới ấm nóng. Mai vàng thuộc họ hoàng mai. Mai có dáng vẻ thanh cao. Cành mai có phần uyển chuyển, mềm mại, lá xanh biếc. Loài cây này thường trút lá vào mùa đông, chỉ đợi đến mùa xuân là nở rộ. Mỗi nụ thường cũng có năm cánh như hoa đào, cũng có những bông trội có hoa tới chín, mười cánh. Khi sắp nở, nụ mai mới phô màu vàng tươi thắm. Hoa mai mang một vẻ đẹp nồng nàn, ấm áp, màu tươi sáng nhưng vẫn nhẹ nhàng. Người ta thường khó nhận ra mùi hương của hoa mai, riêng có loài hoa “mai thơm” thì mùi nồng, đậm hơn. Hoa mai mọc thành chùm và có cuống dài treo lơ lửng bên cành. Sau khi nở hoa, cây lại còn cho quả màu đỏ nhạt, bóng như ngọc.
Miền Bắc có hoa đào thì miền Nam có hoa mai. Màu vàng của hoa mai từ lâu được xem là màu tượng trưng cho sự giàu sang, phú quý. Người miền Nam mua hoa mai bày ở nhà vào dịp Tết với mong muốn một năm mới phát tài, giàu sang. Theo quan niệm của dân gian, nhà nào có hoa mai nở càng nhiều cánh thì đó là dấu hiệu của điềm lành, của một năm thịnh vượng, an khang, nhà đó càng may mắn và sung túc trong năm mới.
Cây mai có rễ cắm sâu vào lòng đất, là biểu tượng của người quân tử, là sự sống mãnh liệt, một tâm hồn tinh khiết vượt qua mọi khó khăn, gian khổ. Nó cũng có thể chịu đựng được mọi loại thời tiết, kể cả khắc nghiệt. Bởi vậy mà mai còn tượng trưng cho phẩm đức nhẫn nại, đức hy sinh cao cả, sự cần cù, kiên nhẫn của con người.
Những đóa mai vàng nở rộ trong tiết xuân mang theo những hi vọng, mong ước về một năm mới hạnh phúc, bình yên của nhà nhà, sắc vàng tươi tràn ngập trong những cái tết cổ truyền.