de-thi-hoc-ky-1-ngu-van-8-de-bai-2

Đề thi Học kỳ 1, Ngữ văn 8 (Đề bài 3)

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I
Môn: Ngữ văn 8.
Thời gian làm bài: 90 phút.

Phần I. Đọc hiểu (4.0 điểm)

Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu:

Không di sản nào quý bằng lòng trung thực. Đó chính nguồn sức mạnh duy trì và phát triển vững mạnh mọi tập thể. Không có nó, dù tập thể có đông đảo đến chừng nào thì đó chỉ là một đám đông hỗn độn và dối trá. Người nhật xem đức tính trung thực là phẩm chất cần có đầu tiên ở mọi đứa trẻ và của toàn xã hội. Bởi thế, không hề ngạc nhiên khi thấy rằng xã hôi Nhật Bản rất ít những vi phạm về trộm cắp. Sự trung thực và tình người luôn được đề cao ở khắp mọi nơi trên đất nước này.

Có một câu chuyện kể rằng, một hôm, cậu con trai Gregory (khi đó mới 5 tuổi) của anh Nicholas khi cùng bố đi dạo trên đường phố Nhật Bản đã nhặt được đồng xu 100 yên (trị giá khoảng bằng khoảng 1USD). Lúc này anh Nicholas quyết định làm theo cách của bố mẹ Nhật là đưa con đến đồn cảnh sát địa phương để trình báo. Dù không thích và không muốn làm theo nhưng Gregory vẫn làm theo lời bố.

Khi đến đồn cảnh sát, bố con Nicholas đã được đón tiếp bởi một cảnh sát trẻ tuổi. Anh ta đã hỏi Gregory:

– Thực sự là cháu đã nhặt được đồng xu này ở công viên Arisugawa?

– Dạ, đúng ạ. Gregory lễ phép đáp.

– Và cháu mong muốn được trả lại đồng tiền này cho người đã đánh mất nó? Anh cảnh sát tiếp tục hỏi.

– Cháu mong là sẽ được như vậy. Chắc người đánh mất nó cũng đang tìm kiếm.

Sau đó, anh gọi điện thoại cho ai đó rồi thông báo tỉ mỉ sự việc, gắn số quản lý cho đồng xu được tìm thấy. Cuối cùng anh quay sang nhìn Gregory và ca ngợi sự thật thà của cậu bé, đưa một tờ giấy chứng nhận và nói rằng đồng xu này sẽ thuộc về bố con anh nếu sau 6 tháng không ai đến nhận.

Và cậu bé Gregory bước ra khỏi đồn cảnh sát với gương mặt rạng rỡ, đầy tự hào, còn anh Nicholas thì hoàn toàn bị thuyết phục bởi cách cư xử của người Nhật.

Ngày sau, Gregory tiếp tục nhặt được đồng 10 yên khi cùng bố đi từ trường mẫu giáo về nhà. Lúc này, Gregory liền bảo bố: “Đến đồn cảnh sát nào bố ơi!” với tâm trạng đầy phấn khích, tự nguyện.

Việc dành khoảng 30 phút để giải quyết một việc nhặt được của rơi chỉ đáng giá 1USD đối với gần như tất cả các nước trên thế giới là sự lãng phí thời gian. Nhưng với người Nhật thì không, họ xem đó là sự đầu tư cho tính trung thực không chỉ của trẻ em mà là của toàn xã hội.

Câu 1: Xác định một tình thái từ có trong văn bản trên.
Câu 2: Vì sao, khi nhặt được tờ 0 yên, Gregory lại hào hứng bảo bố đến đồn cảnh sát.
Câu 3: Từ ý nghĩa của văn bản trên, em rút ra được bài học gì cho bản thân (từ 2 đến 3 câu)

Phần II. Làm văn (6 điểm).

Hãy kể lại một một việc tốt mà em đã làm khiến cha mẹ vui lòng. (Bài văn tự sự có kết hợp yếu tố miêu tả và biểu cảm)

1 bình luận trong “Đề thi Học kỳ 1, Ngữ văn 8 (Đề bài 3)”

  1. Trả lời:

    Câu 1: Tình thái từ: “ạ”. Biểu thị sự lễ phép của cậu bé Gregory.

    Câu 2. Vì:

    + Cậu thích được tuyên dương.

    + Cậu đã học được bài học trung thực của người Nhật. Cậu muốn làm người trung thực.

    Câu 3. Bài học:

    +  Lòng trung thực.

    + Kiên nhẫn.

    + Biết quan tâm đến người khác.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang