dieu-chua-biet-ve-bo-ao-va-mu-trong-le-tot-nghiep-cua-sinh-vien

Điều chưa biết về bộ áo và mũ trong lễ tốt nghiệp của sinh viên

Điều chưa biết về bộ áo và mũ trong lễ tốt nghiệp của sinh viên

Một hình ảnh rất quen thuộc vào ngày công lễ nhận tốt nghiệp, kết thúc khóa học của các sinh viên là những bộ áo và mũ. Chiếc mũ có nền vuông và bộ áo có vẻ rộng quá khổ đã tạo nên hình ảnh ấn tượng của các sinh viên trên khắp thế giới trong ngày vui của mình.

Việc sử dụng mũ và áo tốt nghiệp tại các buổi lễ tốt nghiệp của các trường cao đẳng và đại học đã bắt nguồn từ sự kiện các sảnh đường của các tòa nhà thời trung cổ thường bị ẩm ướt, cho nên các bộ áo tốt nghiệp này cần phải giữ được hơi ấm. Vào thế kỷ XII và XIII, đa số các trường đại học nằm dưới quyền hạn của giáo hội Công giáo. Những sinh viên đầu tiên là các tu sĩ và họ đã mặc các áo choàng tương tự như các áo choàng của các dòng tu khác. Năm 1321 thì trang phục mà chúng ta mặc ngày nay trở thành chính thống cho giới khoa bảng.

 

Cái mũ trùm đầu có nguồn gốc từ túi đựng tiền treo vòng qua cổ của các khất sĩ thời Trung cổ. Từ dạng ban đầu này, bộ áo tốt nghiệp đã phát triển thành hình thức hiện thời. Thoạt đầu không cần có một kiểu áo đồng phục nào. Mỗi đại học đều có một mẫu mã riêng cho mình, và các bộ áo tốt nghiệp của các viện đại học tại những nước khác nhau cũng khác nhau rất nhiều.

Ở Mỹ, vào năm 1893, các đại biểu từ nhiều học viện hàng đầu đã họp nhau và đưa ra một hệ thống đơn giản cho bộ áo tốt nghiệp, một phần vay mượn từ thực tiễn của các trường Âu châu, một phần áp dụng theo bộ áo nguyên gốc của mình. Sau đó Văn phòng Phụ trách Trang phục Tốt nghiệp Tiền viện được đặc quyền thay đổi hay bổ sung cho kế hoạch này. Các trụ sở được đặt ở Al­bany, New York.

Những khác biệt do Qui tắc Liên viện đặt ra thật đơn giản. Áo cho cấp cử nhân sẽ được may bằng loại “vải len xe”, với cầu vai cứng vừa, phần trước xếp nếp dài và luồn thun thật phức tạp hoặc được xếp nếp qua vai và lưng áo. Áo của cử nhân có thể để hở hay đóng nút và chủ yếu được phân biệt nhờ tay áo nhọn dài.

Áo của thạc sĩ cũng có cầu vai giống như loại áo cử nhân nhưng được mặc hở nút, và tay áo thật dài có hình chữ nhật với một hình lưỡi liềm được khoét ở ngay trên cửa tay, còn cửa tay bị bít cẳng tay sẽ thò ra qua một đường xẻ ngay phần dưới cùi chỏ của tay áo.

 

Áo cho bậc tiến sĩ cũng được để hở, tuy nhiên chúng có mang những ô vải nhung đen to bản phủ xuống phía trước, và ba nẹp vải nhung chạy quanh tay áo hình chuông. Đường viền bằng vải nhung này có thể là màu đen hay một màu riêng biệt dành cho phân khoa cấp bằng tiến sĩ này.

Áo dành cho thạc sĩ và tiến sĩ nên bằng lụa thì tốt hơn. Mũ có thể bằng vải xẹc hay pôpơlin, hoặc riêng cho cấp tiến sĩ, bằng nhung đen; và núm tua ở mũ của tiến sĩ đôi khi là vàng cục.

Mũ trùm đầu đem lại màu sắc và ý nghĩa thực cho bộ đổ tốt nghiệp. Một lớp vải bọc ngoài mũ màu đen, có kích thước thay đổi tùy theo bằng cấp, và bằng loại vật liệu phù hợp với áo, được chạy chỉ bằng lụa có một hay nhiều màu riêng của học viện cấp bằng. Mũ trùm đầu được viền bằng nhung có chiều ngang phù hợp để chỉ rõ bằng cấp và có màu sắc để định rõ phân khoa mà văn bằng thể hiện.

Việc sử dụng màu sắc có nguồn gốc từ thời Trung cổ. Nhung trắng để chỉ khoa Nghệ thuật và Văn chương; khoa thần học được định rõ bằng màu đỏ tươi, một sự nhắc nhở đến sự đóng đinh trên thập tự; triết học thì màu xanh lam, màu của chân lý; luật đỏ tía, màu mà các vị hoàng đế đã sử dụng để làm luật; khoa học thì màu vàng, màu của vàng, mà các nhà khoa học thời xưa đã sử dụng để cô” gắng tạo ra những kim loại cơ bản hơn; y dược màu xanh lục, màu của dược thảo.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang