»» Nội dung bài viết:
Đọc hiểu văn bản:
Chuyện cổ tích về loài người
(Xuân Quỳnh)
I. Kiến thức văn bản.
1. Tác giả Xuân Quỳnh.
– Xuân Quỳnh (1942-1988), quê quán Hà Nội, là nhà thơ tiêu bieur của nền văn học Việt Nam thời kì chống Mĩ cứu nước và thời kì đổi mới.
– Truyện và thơ viết cho thiếu nhi của bà tràn đầy tình yêu thương, trìu mến, có hình thức giản dị, ngôn ngữ trong trẻo, phù hợp với cách cảm, cách nghĩ của trẻ em.
– Tác phẩm chính: Lời ru trên mặt đất, Bầu trời trong quả trứng, Bến tàu trong thành phố, …
2. Tác phẩm.
– Xuất xứ: Bài thơ được in trong tập thơ “Lời ru trên mặt đất”, 1978.
– Thể loại: Thơ năm chữ
– Phương thức biểu đạt: Biểu cảm kết hợp tự sự.
– Bố cục 2 phần:
+ Phần 1: Khổ 1: Thế giới thủa sơ khai.
+ Phần 2: Đoạn còn lại: Thế giới khi trẻ con ra đời.
– Giá trị nội dung: Bài thơ “Chuyện cổ tích về loài người” của Xuân Quỳnh thể hiện tình yêu thương, trân trọng của tác giả đối với trẻ em. Qua bài thơ tác giả muốn gửi đến thống điệp: Trẻ em là trung tâm của cuộc sống, là nguồn hạnh phúc lớn lao đối với mỗi gia đình, là tương lai của đất nước, … Bởi vậy hãy dành những gì tốt đẹp nhất cho trẻ em.
– Giá trị nghệ thuật:
+ Thể thơ 5 chữ nhịp nhàng, linh hoạt.
+ Cách nói ngộ nghĩnh, trí tưởng tượng phong phú, độc đáo với những hình ảnh thơ kì lạ, bay bổng.
+ Kết hợp các biện pháp tu từ điệp ngữ, so sánh, nhân hóa, … sinh động, hấp dẫn.
+ Ngôn ngữ cô đọng, ngắn gọn, súc tích, dễ hiểu, cấu trúc nói ngược làm cho bài thơ có một diện mạo riêng: ý vị hóm hỉnh, vui tươi, hồn nhiên mà vẫn đầy chất thơ.
II. Đọc hiểu văn bản.
1. Sự ra đời của loài người.
– Sinh ra trước nhất: toàn là trẻ con
– Khung cảnh thuở sơ khai:
+ Không dáng cây ngọn cỏ.
+ Chưa có mặt trời, toàn là bóng đêm.
+ Không có màu sắc khác.
2. Sự ra đời của thiên nhiên.
– Mặt trời: giúp trẻ con nhìn rõ.
– Cây, cỏ, hoa: giúp trẻ con nhận rõ màu sắc, kích thước.
– Tiếng chim, làn gió: giúp trẻ con cảm nhận được âm thanh.
– Sông: giúp trẻ con có nước để tắm
– Biển: giúp trẻ con suy nghĩ, cung cấp thực phẩm và là nơi tìm hiểu, khám phá.
– Đám mây: đem đến bóng mát.
– Con đường: giúp trẻ con tập đi.
→ Thiên nhiên không chỉ là nơi sinh sống, mà những sự vật trong thiên nhiên sẽ phục vụ cho cuộc sống của con người.
3. Sự ra đời của gia đình.
– Mẹ: mang đến tình yêu thương và lời ru, sự chăm sóc.
– Bà: mang đến những câu chuyện cổ tích, dạy dỗ những giá trị văn hóa tốt đẹp.
– Bố: dạy dỗ những kiến thức, giúp trẻ em hiểu biết.
→ Gia đình là nơi luôn che chở và yêu thương cho con người.
4. Sự ra đời của xã hội.
– Chữ viết, bàn ghế, cục phấn, cái bảng, trường học… đều là những đồ dùng học tập của con người.
– Thầy giáo, cô giáo là người dạy dỗ, cung cấp kiến thức.
→ Giáo dục có vai trò quan trọng đối với con người.
III. Tổng kết.
– “Chuyện cổ tích về loài người” là một bài thơ với sự tưởng tượng hư cầu về nguồn gốc của loài người hướng con người chú ý đến trẻ em. Bài thơ tràn đầy tình yêu thương,trìu mến đối với con người, trẻ em. Trẻ em cần được yêu thương, chăm sóc, dạy dỗ, Tất cả những gì tốt đẹp nhất đều được dành cho trẻ em. Mọi vật, mọi người sinh ra đều dành cho trẻ em, để yêu mến và giúp đỡ trẻ em.
– Điểm sáng tạo trong bài thơ là những quang cảnh và trình tự mà tác giả dựng lên giống hệt như trong các câu chuyện cổ tích, thần thoại, phần nội dung cũng hoàn toàn nói ngược với sự thực, nhưng chính điều ấy lại tạo nên sự hấp dẫn cho bài thơ.
– Thể thơ 5 chữ, mỗi dòng thơ có năm tiếng, các dòng được sắp xếp theo khổ và không giới hạn số lượng dòng trong một bài. Sử dụng vần chân ở hầu hết các dòng thơ (Từ cánh cò rất trắng/. Từ vị gừng rất đắng/ [..]/ Từ bãi sông cát vắng). Mỗi dòng đều được ngắt nhịp 3/2 hoặc 2/3 tạo âm điệu nhịp nhàng như thủ thỉ, tâm tình, gần gũi với trẻ em.