Cảm nhận bài thơ Chuyện cổ tích về loài người của Xuân Quỳnh

cam-nhan-bai-tho-chuyen-co-tich-ve-loai-nguoi-cua-xuan-quynh

Cảm nhận bài thơ Chuyện cổ tích về loài người của Xuân Quỳnh.

  • Mở bài:

Xuân Quỳnh là một trong những nữ sĩ nổi bậc nhất trong nền văn học thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước. “Chuyện cổ tích về loài người” là một trong những bài thơ tiêu biểu viết cho thiếu nhi của Xuân Quỳnh. Bài thơ này đã được in trong tập Lời ru trên mặt đất năm 1978 và tập Bầu trời trong quả trứng năm 1982. Đây là một bài thơ viết theo thể ngũ ngôn nói về cuộc sống ở trên trái đất khi mới có loài người. Qua đó, chuyển tải một thông điệp sâu sắc chính là mọi vật sinh ra trên trái đất là vì con người, vì trẻ em. Chính vì vậy hãy yêu thương và cho chúng một tuổi thơ hạnh phúc nhất.

  • Thân bài:

Chuyện cổ tích về loài người – một cổ tích bằng thơ với gần 80 câu có sự kết hợp nhuần nhị giữa yếu tố truyền thống và yếu tố cách tân, mượn những sự vật, hiện tượng của huyền thoại, cổ tích để diễn đạt lại những ý tưởng nhân văn, kết cấu theo lối chương hồi hiện đại.

Hình ảnh trái đất khi trẻ con được sinh ra. Tác giả dẫn dắt bạn đọc nhỏ tuổi từ sự vật, hiện tượng này sang sự vật, hiện tượng khác một cách hấp dẫn. Có điều đặc biệt là: Tác giả cắt nghĩa nguồn gốc của loài người là trẻ em, quá trình hình thành thế giới là do những nhu cầu sinh hoạt và phát triển của lứa tuổi này, sau trẻ em mới lần lượt xuất hiện những người gần gũi trong gia đình và ngoài xã hội: mẹ, bà, bố, thầy giáo… Bài thơ vừa mang đậm màu sắc triết lí và bên cạnh ý nghĩa giáo dục, dường như mỗi câu thơ vừa bắc cho người đọc một nhịp cầu nối để tiếp xúc với một cảnh huống, một sự vật hiện tượng của đời sống tự nhiên và xã hội, vừa gợi mở trí tưởng tượng bay bổng cùng những khung trời mới lạ và kì thú của tuổi thơ.Khổ thơ đầu, giúp người đọc hình dung cuộc sống trên trái đất khi mới có loài người, khi trẻ con mới bắt đầu xuất hiện. Tất cả vạn vật còn phôi thai, trái đất hoang sơ “trụi trần”, “không dáng cây ngọn cỏ”, chưa có màu xanh của sự sống.

Sự thay đổi của trái đất sau khi trẻ con được sinh ra.  Từ khi có trẻ con, cuộc sống trên trái đất ngày một tiến bộ, ngày một văn minh. Mặt trời chiếu rọi ánh sáng khắp trái đất, đem lại sự sống cho muôn loài.Từ tối tăm sang có ánh sáng, vạn vật đơm hoa kết trái. Màu xanh của cây cối được tiếp thêm ánh nắng đã lớn lên, gọi mời những tiếng chim ca hát. Am thanh được giá truyền khắp không gian. Để trẻ con được vẫy vùng tăm mát, dòng sông, biển cả xuất hiện, nuôi dưỡng những khát khao, những ước mơ cháy bỏng được đi xa đến những chân trời mới lạ. Như vậy, có trẻ con là có sự sống. Điều này cho thấy ý nghĩa to lớn của trẻ em đối với thế giới, trẻ em là trung tâm của thế giới, là tương lai của vũ trụ. Mỗi sự thay đổi trên thế giới đều bắt nguồn từ sự sinh ra của trẻ con. Các sự vật, hiện tượng xuất hiện điều đó nâng đỡ, nuôi dưỡng, góp phần giúp trẻ con trưởng thành cả về vật chất và tâm hồn.

Các thành viên trong gia đình có vai trò quan trọng đối với trẻ em. Món quà tình cảm chỉ mẹ mới có thể đem đến được cho trẻ đó là tình yêu và lời ru, tình yêu chính là sự bế bồng chăm sóc. Những lời ru ngọt ngào quen thuộc, gắn liền không gian sinh hoạt văn hóa truyền thống của người Việt (đã xuất hiện nhiều trong văn học dân gian như truyện cổ tích, ca dao, v.v…) là cái bống cái bang, cái hoa:Tác giả không dùng từ “con cá bống” hay “bông hoa” mà dùng chỉ từ “cái” – một cách nói mộc mạc, giản dị, gần gũi, gợi về những kỉ niệm xa xăm trong đời sống lao động của người Việt: là cánh cò, vị gừng, vết lấm, cơn mưa, bãi sông cát vắng. Lời ru là những điệu hát dân gian mang âm hưởng nhẹ nhàng và sâu lắng, là một truyền thống văn hoá thể hiện bản sắc dân tộc. Lời ru của mẹ nuôi dưỡng tâm hồn con. “Mẹ ru cái lẽ ở đời. Sữa nuôi phân xác, hát nuôi phần hồn”. Với cách nói ngược theo kiểu về dân gian, nhà thơ Xuân Quỳnh đã dựng lại một “chuyện cổ tích về loài người?trong xã hội hiện đại. Lẽ thường, mẹ sinh ra con nhưng ở bài thơ này mẹ sinh ra để “bế bồng, chăm sóc” vì trẻ cần “tình yêu và lời ru”. Quy luật tự nhiên bị đảo ngược. Cách nói có vẻ phi lí nhưng lại mang chứa những logic tình cảm thật dễ thương. Dường như cả thế giới được tạo ra là để dành cho trẻ. Giọng thơ trìu mến như cái ôm vỗ về của mẹ. “Chuyện cổ tích về loài người” được nhà thơ Xuân Quỳnh viết nên từ tình yêu tha thiết của một người mẹ, từ trái tim dịu dàng,cháy bỏng trong thiên phú của người phụ nữ Việt Nam.

Ngoài tình yêu và lời ru, trẻ còn khát khao khám phá. Và bà đã xuất hiện. Chuyện bà kể cho trẻ: Chuyện ngày xưa, ngày sau. Chuyện ngày xưa là những câu chuyện cô: con cóc, nàng tiên, cô Tấm, Lý Thông, V.v… Chuyện ngày sau là chuyện ngày sau này trong đối sánh với ngày xưa, nó có thể vẫn là những câu chuyện cổ hoặc làchuyện mà với một người nhiều tuổi, có nhiều trải nghiệm như bà có thể đoán định được. Qua những câu chuyện bà kể, bà gửi gắm về lối sống có đạo lý, ở hiền gặp lành, được mọi người quý mến, ở ác gặp ác, bị mọi người khinh ghét. Những câu chuyện cổ tích đó là suối nguồn trong trẻo nuôi dưỡng, bồi đắp tâm hồn trẻ thơ.Những câu chuyện khơi gợi những khát khao, góp phân định hình nhân cách cho trẻ.

Khác với mẹ, với bà, bố cho hiểu biết, bố là biểu hiện của lý trí, thay vì tình cảm. Bố không bế bồng, không kể như mẹ, như bà mà bố dạy vừa nghiêm khắc vừa yêu thương.Bà và mẹ dành cho trẻ tình cảm, sự yêu thương chăm sóc, lợi ru. Bà cho thỏa mãn khao khát nghe những câu chuyện. Còn bố, bố giúp trẻ khám phá thế giới. Như vậy, mỗi thành viên trong gia đình đều yêu thương, quan tâm đến trẻ. Nhưng mỗi người lại có cách thể thiện tình yêu và vai trò riêng đối với trẻ.

Sự xuất hiện của mẹ, bà, bố chính là hình ảnh của một gia đình đầm ấm, sum vầy. Hay nói cách khác, đó là sự ra đời của gia đình – cái nôi nuôi dưỡng, cội nguồn sinh dưỡng của mỗi con người. Với lối nói ngược kết hợp nhịp thơ hồn nhiên, ấm áp, vui tươi, Xuân Quỳnh đã sử dụng những lí lẽ của con tim để lí giải và đề cao vai trò của gia đình. Bên cạnh đó, nhà thơ vận dụng thành công cách nói dân gian mộc mạc, giản dị của ông cha ta trong ca dao: “Sinh con rồi mới sinh cha, sinh cháu giữ nhà rồi mới sinh ông”.

Không chỉ có gia đình, trẻ con cần học tập. Bởi cuộc sống con người ngày một phát triển, ngày một đi lên. Có tiếng nói, rồi có chữ viết, có nền giáo dục. Con người được học hành và cuộc sống con người ngày một văn minh: biết mở trường dạy trẻ em học, biết đào tạo, biết “sinh ra thầy giáo” để dạy dỗ trẻ em.Lớp, trường, bàn, ghế, cái bảng, cục phấn, chữ viết, ông thầy… là những biểu tượng thể hiện sự thay đổi kì diệu cuộc sống loài người trên trái đất ngày một văn minh. Bên cạnh ánh sáng mặt trời, loài người được sống trong ánh sáng của khoa học, ánh sáng của giáo dục. Đó là sự ra đời của xã hội. Tất cả phục vụ và hướng tới trẻ em.

  • Kết bài:

Với thể thơ 5 chữ, ngôn ngữ bình dị, tự nhiên, giọng điệu trìu mến, thân thương, Chuyện cổ tích về loài người kể về sự xuất hiện của loài người, rồi sự trưởng thành, phát triển tiến đến xã hội văn minh. Bài thơ đã bộc lộ tình yêu mến đối với con người nhất là trẻ em. Trẻ em cần được yêu thương, chăm sóc, dạy dỗ. Mọi sự sinh ra trên đời này là vì trẻ em, vì cuộc sống hôm nay và mai sau của trẻ em.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.