doc-hieu-van-ban-ong-gia-va-bien-ca-cua-o-he-ming-ue

Đọc hiểu văn bản “Ông già và biển cả” (Ơ.Hê-Ming-Uê)

Đọc – hiểu văn bản:

Ông già và biển cả
(Ơ.Hê-Ming-Uê)

I. Tìm hiểu chung.

1. Tác giả: Hê-minh-uê.

– Hê-minh-uê (Ernest Miller Hemingway) (1899 – 1961) là một tiểu thuyết gia người Mỹ, nhà văn viết truyện ngắn và là một nhà báo. Ông là một phần của cộng đồng những người xa xứ ở Paris trong thập niên 20 của thế kỷ XX, và là một trong những cựu quân nhân trong Chiến tranh thế giới I.

– Ông để lại một số lượng tác phẩm đồ sộ với nhiều truyện ngắn, tiểu thuyết, thơ và nhiều hồi kí, ghi chép. Những tác phẩm nổi tiếng của Hê-minh-uê: “Mặt trời vẫn mọc” (1926), “Giã từ vũ khí” (1929), “Chuông nguyện hồn ai” (1940), “Ông già và biển cả” (1952).

– Hê-minh-uê là nhà văn lỗi lạc nhất nước Mĩ vào thế kỉ XX, ông khai sinh lối viết kiệm lời, kiệm cảm xúc. Ông là người đề ra nguyên lí sáng tác “tảng băng trôi”:

+ Dựa vào hiện tượng tự nhiên: tảng băng trên mặt nước chỉ có ba phần nổi, bảy phần chìm.

+ Nhà văn phải hiểu biết cặn kẻ về điều muốn viết, sau đó lược bỏ những chi tiết không cần thiết, giữ lại những phần cốt lõi, sắp xếp lại để người đọc vẫn có thể hiểu được những gì tác giả đã lược bỏ.

+ Người đọc phải đồng sáng tạo mới có thể hiểu được “bảy phần chìm”, những hình tượng, những hình ảnh, … giàu tính tượng trưng đa nghĩa.

– Dù viết về đề tài gì, Châu Phi hay Châu Mĩ, Huê-minh-uê đều nhằm mục đích “viết một áng văn xuôi đơn giản và trung thực về con người”.

– Hê-minh-uê đã nhận được Giải Pulitzer (Giải thưởng văn chương cao qúy nhất của Hoa Kì) năm 1953 với tiểu thuyết “Ông già và biển cả”, và Giải Nobel Văn học năm 1954.

2. Tác phẩm: “Ông già và biển cả”.

– Hoàn cảnh ra đời: Năm 1952, sau 10 năm sống ở Cu-ba, Hê-minh-uê đã cho ra đời tác phẩm “Ông già và biển cả”. Trước khi in thành sách, tác phẩm được in trên tạp chí Đời sống. Tác phẩm tiêu biểu cho lối viết “tảng băng trôi” của Hê-minh-uê

– Thể loại: tiểu thuyết

– Bố cục: 2 phần

+ Phần 1 (từ đầu đến “nước bắn tung, trùm lên cả ông lão lẫn con thuyền”): Cuộc chinh phục cá kiếm của ông lão Xan-chi-a-gô.

+ Phần 2 (còn lại): Xan-ti-a-gô đưa con cá về bến.

– Nội dung: cuộc chiến đấu không cân sức giữa ông già và con cá kiếm hung dữ. Hình ảnh ông lão đánh cá đơn độc dũng cảm săn đuổi con cá lớn nhất đời là một biểu tượng về vẻ đẹp của ước mơ và hành trình gian khổ của con người để biến ước mơ thành hiện thực.

* Tóm tắt:

Câu chuyện xoay quanh cuộc sống đánh cá lênh đênh, gian nan của ông lão người Cuba, Xan-chi-a-gô. Lão chài Xan-chi-a-gô sống cô độc trong một túp lều trên bờ biển ngoại ô thành phố La-ha-ba-na. 84 ngày đêm ra khơi gặp vận xúi, đi đi về vế chẳng câu được một con cá nào. Lần này ông lại ra khơi chỉ có một mình đưa thuyền đến tận vùng Giếng Lớn nơi rất nhiều cá. Buông câu từ sáng sớm, mãi đến non trưa phao câu mới động đậy. Cá mắc câu kéo thuyền chạy. Lão gò lưng, gập mình kéo lại. Từ trưa tới chiểu, rồi một ngày một đêm nữa trôi qua. Bàn tay bị dây câu cứa rách nát ứa máu. Không một mẩu bánh mì vào bụng. Chân tê dại, tay trái bị chuột rút, mệt lả nhưng lão không chịu buông tha: “Mình sẽ cho nó biết sức con người có thể làm được gì và chịu đựng được đến đâu!”. Sang ngày thứ 3, cá đuối dần, lão chài dùng lao đâm chết cá, buộc cá vào đuôi thuyền, hân hoan trở về bến. Con cá nặng độ 6 – 7 tấn, dài hơn con thuyền câu của lão độ 7 tấc. Trong màn đêm, đàn cá mập lại đánh hơi thấy mùi của con cá mà ông bắt được nên đã ùa tới đuổi theo chiếc thuyền câu, lăn xả vào đớp và rỉa con cá kiếm. Lão chài cũng rất dũng cảm đem hết sức mình chống chọi với lũ cá mập, phóng lao và thậm chí dùng cả mái chèo để đánh. Lão đã giết được khá nhiều con và đuổi được chúng đi nhưng khi lão Xan-chi-a-gô về tới bến, con cá kiếm chỉ còn trơ lại bộ xương trắng. Quá mệt mỏi, lão nằm vật ra lều ngủ thiếp đi, “mơ thấy đàn sư tử”. Sáng hôm sau, bé Ma-nô-lín chạy sang lều rồi đi gọi bạn chài đến săn sóc ông lão.

II. Đọc hiểu văn bản.

1. Cuộc chinh phục cá kiếm của ông lão Xan-chi-a-gô.

a. Hình ảnh con cá kiếm.

+ Đó là một con cá to lớn, xinh đẹp. Đuôi lớn hơn chiếc lưỡi hái lớn, màu hồng dựng lên trên mặt đại dương xanh thẫm. Nó dài hơn thân hình lão 4 tấc, thân hình đồ sộ, bộ vây to sụ, nặng hơn nửa tấn.

+ Nó có một sức mạnh ghê gớm, Sức mạnh ấy thể hiện qua các vòng lượn của nó quanh con thuyền khi đã mắc câu, vẽ ra những vòng tròn rất lớn.

– Nó là một con cá khôn ngoan, kiên cường, kháng cự đến cùng, không chấp nhận cái chết, phóng vút lên mặt nước phô diễn vẻ đẹp; con cá bạc trắng, thẳng đơ. Con cá kiếm mang vẻ đẹp sức mạnh oai phong, kì vĩ.

Các chi tiết được sắp xếp theo trình tự cuộc chinh phục cá kiếm, từ quan sát, cảm nhận khi con cá cố vùng vẫy để thoát rồi sau đó tới gần hơn.

– Con cá cố gắng để thoát hiểm, qua đó cho thấy phẩm chất kiên cường của nó. Ông lão cũng cố hết sức để bảo vệ thành quả của mình bằng kinh nghiệm và chút sức lực còn lại. Những cú quật mạnh hòng vượt thoát khỏi sự bủa vây của người ngư phủ cho thấy con cá kiếm cũng dũng cảm kiên cường không kém gì đối thủ của mình.

– Sự lặp đi lặp lại của các vòng lượn cho thấy cuộc giằng co giữa hai bên đang ở giai đoạn gay go, quyết liệt, tạo nên tình thế cả hai đối thủ phải nỗ lực hết mình, cuộc chiến không cân sức. Đó là những cố gắng cuối cùng dù tuyệt vọng nhưng cũng hết sức mãnh liệt của con cá kiếm.

Con cá kiếm trong cuộc chiến, nó không lặn xuống bể sâu làm đứt dây câu cũng không lồng lên làm đắm thuyền. Nó chấp nhận một cuộc đấu sằng phẳng. Nó kéo ông lão ra khơi xa, thử thách ông lão. Ông lão chinh phục hành động ấy, thán phục nét đẹp kiêu hùng, cao cả của nó. Hình ảnh ấy đã góp phần gợi lên hình ảnh một người ngư phủ rất giàu kinh nghiệm, rất lành nghề giữa chốn biển khơi đầy gian nan thử thách.

b. Hình ảnh ông lão Xan-chi-a-gô.

– Xan-chi-a-gô là một ngư dân lành nghề, già dặn kinh nghiệm đi biển. trong cuộc chiến với con cá kiếm, lão có những cảm nhận và phán đoán hết sức chính xác.

– Trên hết ở lão là niềm tin, ý chí, nghị lực kiên cường, không bao giờ bị khuất phục, khát khao làm nên kì tích.

– 84 ngày đêm thất bại, không bắt được con cá nào. Con cá kiếm là sản phẩm lớn nhất cuộc đời lão. Lão vừa yêu mến nó (tự hào vì câu được con cá lớn nhất cuộc đời), vừa muốn giết nó (muốn chứng minh khả năng khuất phục con mồi).

Con cá kiếm là hiện thân của thành quả lao động, xóa bỏ đi sự hoài nghi, những thất bại liên tiếp, mở ra cơ hội. Nó chứng minh một điều là lão là một người kiên cường, không bao giờ bị đánh bại.

c. Cuộc chiến đấu giữa lão đánh cá và con cá kiếm.

– Đây là ngày thứ ba của chuyến câu, ông lão đã phải níu giữ con cá, còn con cá thì mắc câu đang cố vùng vẫy để cố thoát thân, cả hai đều không được ăn uống. Tác giả chỉ ra sự tương quan lực lượng giữa hai bên.

– Bằng sự nhạy bén của ông già nhiều năm kinh nghiệm, ông đã huy động mọi khả năng vào cuộc chiến. Về thị giác: phán đoán con cá thông qua đường bơi nghiêng, sức căng của sợi dây. Về xúc giác: Cảm nhận được từng cử động của nó qua sợi dây. Ông lão còn cảm nhận con cá bằng nỗi đau thể xác vì phải nỗ lực, gắng sức để giữ cho bằng được thành quả lao động của mình. Con cá hiện ra như một nhân vật trong đoạn trích.

– Để giành được chiến thắng, Xan-chi-a-gô đã lần lượt tiến hành các bước:

+ Thu dây ngắn lại khiến con cá quay vòng. Cầu cho con cá đừng vùng vẫy bởi sợ nó mất → dựa vào tình thế.

+ Cầu chúa giúp mình bằng cách hứa đọc kinh → dựa vào đức tin.

+ Tự phân tích tình hình, tìm cách giải quyết tốt nhất. Di chuyển được con cá, động viên bản thân, tập trung sức lực phóng lao → dựa vào chính mình.

+ Ông lão đâm trúng con cá, nó vụt lên khỏi mặt nước, phô hết vẻ khổng lồ, sức lực phi thường.

+ Lão dần kiệt sức, đầu óc hoang tưởng nhưng cuối cùng cũng chiến thắng. Con cá sau mấy ngày đêm vùng vẫy cuối cùng cũng nổi lên, phơi tráng bụng. Lão chiến thắng như một người anh hùng đích thực.

→ Giữa lão đánh cá và con cá kiếm có mối liên hệ kì lạ. Trước hết, đó là quan hệ giữa người đi câu và con mồi được câu. Vượt lên trên quan hệ đó, đây là quan hệ giữa hai kì phùng địch thủ (quan hệ ngang hàng, cân tài cân sức, cả hai đều nỗ lực hết mình), là hai người bạn chí cốt vừa là hai kẻ thù không đội trời chung.

– Mối quan hệ giữa ông lão và con cá kiếm còn là mối quan hệ giữa cái đẹp và người ngưỡng mộ, thưởng thức và khao khát chiếm lĩnh cái đẹp. Một bên là cái đẹp hiếm có, một bên là con người có tâm thưởng thức cái đẹp. Thái độ của lão đánh cá và con cá kiếm chính là cách đối xử nhãn nhặn và tôn trọng của con người với môi trường, là hành trình chinh phục tự nhiên vĩ đại của con người.

Khát vọng chinh phục biển cả của lão Xan-chi-a-gô hay cũng chính là khát vọng của con con người trong hành trình chinh phục ước mơ, là hành trình sáng tạo văn học của nhà văn.

2. Hành trình trở về bến của ông lão Xan-ti-a-gô.

– Kiệt sức nhưng vẫn cố gắng chèo thuyền hướng về bờ. Lòng hân hoan, tự hào về thành quả lao động.

– Kiên cường chống cự đàn cá mập hung dữ, giết chết một vài con để bảo vệ thành quả lao động.

– Về đến bờ, hoàn toàn kiệt sức, lăn ra ngủ một giấc đã đời.

3. Ý nghĩa các biểu tượng.

– Hình tượng con cá kiếm: khát vọng, lí tưởng, hành trình thực hiện ước mơ của con người.

– Lão đánh cá Xan-chi-a-gô: sức mạnh con người có được xuất phát từ khát vọng, trí tuệ và lòng cao thượng. Khát vọng của con người là vô cùng, không có giới hạn. Lão chứng minh một điều: “con người có thể bị hủy diệt chứ không thể bị đánh bại”.

IV. Tổng kết.

1. Nội dung.

– Đoạn trích kể về việc chinh phục con cá kiếm của ông lão Xan-ti-a-gô. Hình ảnh ông lão đánh cá đơn độc, dũng cảm săn đuổi con cá lớn nhất đời là một biểu tượng về vẻ đẹp của ước mơ và hành trình gian khổ để biến ước mơ thành hiện thực. Qua đó, người đọc cảm nhận được nhiều tầng nghĩa, đặc biệt là vẻ đẹp của con người trong việc theo đuổi ước mơ giản dị nhưng rất to lớn của đời mình.

– Sự chuyển hóa bức tranh với những nét trần trụi, chân thực, giản dị sang một lớp nghĩa hàm ẩn, rộng lớn – đó chính là phong cách nghệ thuật của Hê-minh-uê và cũng chính là sự thể hiện nguyên lí sáng tác của ông: tác phẩm nghệ thuật như một “tảng băng trôi”.

2. Nghệ thuật.

– Cách viết dung dị, lời văn có nhiều “khoảng trống”

– Hình tượng được lựa chọn kĩ lướng, mang tính biểu tượng và đa nghĩa

– Nghệ thuật độc thoại và độc thoại nội tâm

III. Luyện tập:

Câu 1: Ngoài việc mô tả bằng lời của người kể chuyện, còn có ngôn từ nào trực tiếp nói lên hành động và thái độ của ông lão trước con cá kiếm không? Tác dụng của loại ngôn ngữ đó?

– Ngoài việc miêu tả bằng lời của người kể chuyện, còn có loại ngôn từ trực tiếp nói lên hành động và thái độ của ông lão trước con cá kiếm, đó là ngôn ngữ đối thoại nội tâm của nhân vật ông lão Xan-ti-a-gô, cũng như cuộc “đối thoại” giữa ông lão với con cá kiếm.

– Ý nghĩa của lời phát biểu trực tiếp:

+ Khiến người đọc cảm thấy như đang trực tiếp chứng kiến sự việc
+ Hình thức đôi thoại này chứng tỏ Xan-ti-a-gô chiêm ngưỡng, coi con cá kiếm như một con người.
+ Vẻ đẹp của con người trong hành trình theo đuổi và đạt được ước mơ của mình.

Hai hình tượng ông lão và con cá kiếm đều mang ý nghĩa biểu tượng gợi ra nhiều tầng nghĩa của tác phẩm. Đoạn văn tiêu biểu cho nguyên lí “tảng băng trôi” của Hê-minh-uê.

Câu 2:

Cách dịch “Ông già và biển cả” tạo nên sự cân xứng về nhịp điệu tiêu đề. Không chỉ vậy, tiêu đề này còn tạo nên sự tương phản đối lập giữa hai đối tượng: một người già cả, sức đã yếu, lực đã tàn >< biển lớn mênh mông, dữ dội. Tiêu đề đó hé mở chủ đề của tác phẩm: sức lực có hạn của con người >< cái vĩ đại bất tử của thiên nhiên.


Bài tham khảo:

Hoàn cảnh ra đời của tiểu thuyết “Ông già và biển cả”.

“Ông già và biển cả” phục vụ để khơi dậy danh tiếng văn chương của Hemingway và thúc đẩy việc tái kiểm tra toàn bộ cơ thể của ông. Cuốn tiểu thuyết ban đầu được đón nhận với nhiều sự nổi tiếng; nó khôi phục niềm tin của nhiều độc giả về khả năng của Hemingway với tư cách là một tác giả. Nhà xuất bản của nó, Scribner , trên chiếc áo khoác bụi đời đầu, đã gọi cuốn tiểu thuyết này là “tác phẩm kinh điển mới”, và nhiều nhà phê bình đã so sánh nó với các tác phẩm như truyện ngắn của William Faulkner , cuốn tiểu thuyết Moby-Dick của The Bear và Herman Melville

Một số nhà phê bình lưu ý rằng Santiago đến từ Quần đảo Canary và nguồn gốc Tây Ban Nha của ông có ảnh hưởng trong tiểu thuyết. Sau khi di cư đến Cuba vào những năm 20 tuổi, sau này, Santiago mơ về Quần đảo Canary và pha trộn từ vựng tiếng Tây Ban Nha Cuba và Bán đảo. Tiểu sử của ông có nhiều điểm tương đồng với Gregorio Fuentes, người bạn đời đầu tiên của Hemingway.

Gregorio Fuentes, người mà nhiều nhà phê bình tin rằng là nguồn cảm hứng cho Santiago, là một người đàn ông mắt xanh sinh ra ở Lanzarote ở Quần đảo Canary. Sau khi ra khơi năm mười tuổi trên những con tàu ghé cảng châu Phi, anh di cư vĩnh viễn đến Cuba khi anh 22. Sau 82 năm ở Cuba, Fuentes đã cố gắng đòi lại quyền công dân Tây Ban Nha vào năm 2001. Các nhà phê bình đã lưu ý rằng Santiago đã cũng ít nhất 22 tuổi khi anh ta di cư từ Tây Ban Nha đến Cuba, và do đó đủ tuổi để được coi là một người nhập cư và một người nước ngoài ở Cuba.

Hemingway lúc đầu dự định sử dụng câu chuyện của Santiago, đã trở thành “Ông già và biển cả”, như một phần của sự thân mật giữa mẹ và con trai. Mối quan hệ trong cuốn sách liên quan đến Kinh Thánh, mà ông gọi là “Cuốn sách biển”. Một số khía cạnh của nó đã xuất hiện trong Quần đảo được công bố sau khi phát hành . Hemingway đề cập đến trải nghiệm thực tế của một ngư dân già gần giống với kinh nghiệm của Santiago và thủy thủ của anh ta trong On the Blue Water: A Gulf Stream Letter ( Esquire , tháng 4 năm 1936).

Tiểu luận của Joseph Waldmeir ” Confiteor Hominem : Ernest Hemingway’s Tôn giáo của con người” là một bài đọc phê bình thuận lợi của tiểu thuyết Chuyện và một trong đó đã xác định các cân nhắc phân tích kể từ đó. Có lẽ câu khẳng định đáng nhớ nhất là câu trả lời của Waldmeir cho câu hỏi Thông điệp của cuốn sách là gì?

Câu trả lời giả định một mức độ thứ ba mà “Ông già và biển cả” phải được đọc như một loại bình luận ngụ ngôn trên tất cả các công việc trước đây của mình, nhờ đó nó có thể được thiết lập rằng các âm bội tôn giáo của “Ông già và biển cả” là không đặc biệt với cuốn sách đó trong số các tác phẩm của Hemingway, và Hemingway cuối cùng đã thực hiện bước quyết định trong việc nâng cao cái có thể gọi là triết lý Manhood của ông lên tầm tôn giáo.

Một trong những nhà phê bình thẳng thắn nhất về “Ông già và biển cả” là Robert P. Weekks. Tác phẩm “Fakery in the Old Man and the Sea ” năm 1962 của ông trình bày lập luận của ông rằng cuốn tiểu thuyết là một sự khác biệt yếu đuối và bất ngờ từ Hemingway điển hình, thực tế (gọi phần còn lại của cơ thể Hemingway là “vinh quang trước đó”). Trong phần tiếp theo của cuốn tiểu thuyết này chống lại các tác phẩm trước đó của Hemingway, Tuần lễ tranh luận:

Tuy nhiên, sự khác biệt về hiệu quả mà Hemingway sử dụng thiết bị đặc trưng này trong tác phẩm hay nhất của ông và trong “Ông già và biển cả” đang chiếu sáng. Tác phẩm hư cấu trong đó Hemingway dành sự quan tâm nhiều nhất cho các vật thể tự nhiên, “Ông già và biển cả” được tạo ra với số lượng giả mạo phi thường, phi thường bởi vì người ta sẽ không tìm thấy sự không chính xác, không lãng mạn hóa các vật thể tự nhiên trong một nhà văn người ghê tởm WH Hudson, không thể đọc Thoreau, chán ghét lời hùng biện của Melville trong Moby Dick, và bản thân ông đã bị các nhà văn khác chỉ trích, đặc biệt là Faulkner, vì sự tận tâm với sự thật và không sẵn sàng “phát minh”.


Dàn bài phân tích tác phẩm “Ông già và biển cả”.

  • Mở bài:

– Giới thiệu về tác giả Hê-minh-uê (tiểu sử, các sáng tác chính, đặc điểm sáng tác,…)

– Giới thiệu về tác phẩm Ông già và biển cả” (hoàn cảnh ra đời, khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật…)

  • Thân bài:

1. Hình tượng con cá kiếm:

– Đó là một con cá lớn:

+ Một cái bóng đen vượt dài

+ Cái đuôi lớn hơn cả chiếc lưới hái lớn

+ Thân hình đồ sộ

+ Cánh vi, bộ vây to sụ bên sườn xòe rộng

+ Mỗi con dài cả thước

– Đầy sức mạnh:

+ Những vòng lượn lớn.

+ Ông lão thấy hoa cả mắt suốt cả tiếng đồng hồ (…) và điều ấy khiến lão sợ.

– Kiêu hùng trong cái chết: khi ấy, con cá mang cái chết trong mình, sực tỉnh, phóng vút lên khỏi mặt nước phô hết tầm vóc khổng lồ, vẻ đẹp và sức lực,…

→ Tác giả tập trung miêu tả hình ảnh con cá kiếm để từ đó làm cho chiến thắng của ông lão đối với con cá trở nên vẻ vang và vĩ đại hơn.

– Hình ảnh con cá kiếm vừa là một hình ảnh thực, vừa là hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng:

+ Góc độ thiên nhiên: con cá là hình ảnh biểu tượng cho vẻ đẹp hùng vĩ, mĩ lệ của thiên nhiên

+ Góc độ cuộc sống: con cá là hình ảnh biểu tượng cho những khó khăn, thử thách

+ Góc độ nghệ thuật: con cá là khát vọng nghệ thuật chân chính, lớn lao, cao đẹp

2. Hình tượng ông lão Xan-ti-a-gô:

– Hình tượng ông lão được khắc họa qua những lời độc thoại và độc thoại nội tâm. Đó là một ngư dân lành nghề, già dặn kinh nghiệm đi biển. trong cuộc chiến với con cá kiếm, lão có những cảm nhận và phán đoán hết sức chính xác. Trên hết ở lão là niềm tin, ý chí, nghị lực kiên cường, không bao giờ bị khuất phục, khát khao làm nên kì tích.

– Sự chiến thắng của ông lão đối với con cá:

+ Niềm tin, sự tin tưởng vào bản thân, vào khẳ năng của bản thân có thể chiến thắng được con cá

+ Ý chí, nghị lực phi thường: dù có những lúc ông lão cảm thấy mệt nhưng ông vẫn cố gắng chiến đấu với con cá kiếm khổng lồ.

+ Lòng khát khao chiến thắng.

+ Khi chiến đấu với con cá khổng lồ, ông đã thắng nó, ông là một lão đánh cá lành nghề: Chỉ cần nhìn độ nghiêng, độ chếch của sợi dây ông có thể biết con cá đang bơi vòng tròn hay liên tục ngoi lên trong lúc bơi, Dựa trên sự căng chùng của sợi dây có thể đoán được con cá đang làm gì,…

Qua hình tượng ông lão Xan-ti-a-gô, tác giả Hê-minh-uê muốn: ca ngợi vẻ đẹp của con người. Đồng thời, qua đó, ông thể hiện niềm tin của mình vào chiến thắng của con người trong cuộc đấu tranh với những khó khăn, thử thách, khắc nghiệt của thiên nhiên

  • Kết bài:

– Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn trích và nguyên lí “tảng băng trôi” của tác giả được thể hiện qua đoạn trích

– Bài học cho bản thân: bài học về niềm tin, ý chí, nghị lực và những khát khao trong cuộc sống


Cảm nhận tác phẩm “Ông già và biển cả”.

  • Mở bài:

Được nhà văn Hemingway sáng tác năm 1952, tác phẩm “Ông già và biển cả” kể về ông già Xan-ti-a-gô, 74 tuổi, làm nghề đánh cá. Ông mơ ước đánh được một mẻ cá lớn, xứng đáng với uy danh của ông thời còn trai trẻ. Một mình một con thuyền ông ra khơi quyết lập một chiến công rạng rỡ cuối cùng. Thế nhưng, đã đi biển nhiều ngày mà ông chẳng kiếm được con cá lớn nào.

  • Thân bài:

Những ngày đầu còn có cậu bé láng giềng Ma-nô-lin đi cùng nhưng vì thấy ông thường kém may mắn nên bố mẹ Ma-nô-lin buộc cậu đi theo thuyền khác. Một mình ra khơi, giữa biển cả, ông thả dây câu chờ đợi rất lâu, có lúc tưởng chừng hoàn toàn thất vọng. Đêm ngủ, lão mơ về thời trai trẻ với tiếng sóng gào, hương vị biển, những con tàu và đàn sư tử. Rồi một con cá Kiếm rất lớn đã mắc câu, và lôi thuyền ra rất xa. Đã qua một ngày mà con cá chưa nổi lên, ông phải cắt bớt dây câu nối vào một con cá khác mắc mồi để giữ con cá lớn. Nhiều lần ông ước có Ma-nô-lin giúp một tay. Có lần con cá quẫy mạnh kéo giật ông lão ngã dập xuống sàn thuyền làm toạc da phía đuôi mắt. Hai bàn tay ứa máu vì sợi dây cứa mạnh.

Chiều hôm sau con cá bỗng ngoi lên mặt nước rồi lặn xuống. Chưa bao giờ ông thấy một con cá Kiếm to như vậy, một con cá hùng dũng mà ông hằng mơ ước. Sau nhiều lần vật lộn quyết liệt, nguy hiểm, ông lão dùng lao cắm phập vào con cá và giết được nó. Ông buộc xác con cá vào mũi thuyền và bơi vào bờ. Trên đường về, hết đàn cá mập này đến bầy cá mập hung dữ khác đuổi theo rỉa thịt con cá Kiếm. Dù phải đơn độc chiến đấu đến kiệt sức với lũ cá mập, ông lão vẫn nghĩ “không một ai cô đơn nơi biển cả”. Khi ông già mệt mỏi rã rời vào đến bờ, thì con cá Kiếm “dài hơn chiếc thuyền có tới sáu bảy tấc kia” chỉ còn trơ bộ xương…Đêm hôm thứ ba, lão vác cột buồm trên vai trở về lều, nằm vật xuống giường, chìm vào giấc ngủ rồi mơ về những con sư tử. Bên chiếc thuyền xương sống của con cá Kiếm kẻ thành một đường thẳng trơ trụi…

“Ông già và biển cả” là một nhan đề ngắn gọn nhưng bao quát hết toàn bộ nội dung tác phẩm. Nhan đề ấy ngụ ý nhắc đến chuyến đi biển dài ba ngày hai đêm của ông lão Xantiagô. Đây là chuyến đi biển cuối cùng của một lão già với mong ước mong manh rằng: lần đi biển này, ông lão sẽ bắt đựơc một con cá to. Niềm mong ước mong manh ấy đã vô tình gặp được vận may và bất ngờ trở thành hiện thực. Một con cá Kiếm đã cắn câu. Ông lão vội vàng thu dây, kéo nó vào thuyền. Nhưng, đó mới chỉ là khỏi đầu. Hành trình chinh phục cá Kiếm to nhất đời, đẹp nhất đời là một hành trình vô cùng gian khổ.

Đến cuối cùng, lão Xantiagô chỉ kéo được bộ xương cá về sau khi đã mệt mỏi đến kiệt sức để thu phục cá Kiếm và chiến đấu chống đàn cá mập.“Ông già và biển cả” là một nhan đề có sức khơi gợi sâu xa. Trong cái nhan đề ấy dường như muốn nói đến ước mơ, khát vọng của con người trong cuộc đời rộng lớn. Trước biển đời, con ngừơi ta như một lữ khách cô đơn, già nua, phải vắt kiệt sức để chống chọi với bão tố cuộc đời, để tự đứng lên, khẳng định vị thế của mình trong xã hội. Ngoài ra, tự nhan đề tác phẩm đã nói lên sự đối kháng quyết liệt: Ông già già yếu, cô độc còn biển cả thì mêng mông, hung dữ, rộng lớn vô bờ. Con người đối lập với biền khơi bởi một bên quá ư bé nhỏ còn một bên lại rộng lớn khôn cùng. Song Hemingway lại nói “Ông già và biển cả”, tức là muốn đem con người đặt ngang hàng với thiên nhiên, tạo vật. Khẳng định tư thế chủ động của con người trước thiên nhiên và trước cuộc đời đầy khó khăn, phức tạp, biến hóa khôn lường.

Nhân vật trung tâm của các phẩm là ông lão người Cuba, Xan-ti-a-gô, người đã cố gắng chiến đấu trong ba ngày đêm vật lộn với một con cá Kiếm khổng lồ trên biển vùng Giếng Lớn khi ông câu được nó. Sang đến ngày thứ ba, ông dùng lao đâm chết được con cá, buộc nó vào mạn thuyền và lôi về nhưng đàn cá mập đánh hơi thấy đã lăn xả tới, ông lại đem hết sức tàn chống chọi với lũ cá mập, phóng lao, thậm chí cả mái chèo để đánh. Ông giết được nhiều con, đuổi được chúng đi, nhưng cuối cùng khi nhìn đến con cá Kiếm của mình thì nó đã bị rỉa hết thịt chỉ còn trơ lại một bộ xương khổng lồ.

Nhân vật Xan-ti-a-gô là người lao động lành nghề, có tâm hồn trong sáng, cao đẹp, có khát vọng lớn được thể hiện qua độc thoại nội tâm. Lão luôn đặt con người đơn độc trước thử thách. Với lão, con người phải vượt qua thử thách vượt qua giới hạn của mình để luôn vươn tới đạt được khác vọng của mình

Ông lão gầy gò, giơ cả xương, gáy hằn sâu nhiều nếp nhăn. Những vệt nám vô hại trên làn da má của lão do bị ung thư bởi ánh mặt trời phản hồi trên mặt biển nhiệt đới. Những vệt ấy kéo dài xuống cả hai bên má, tay lão hằn những vết sẹo sâu bởi kéo những con cá lớn. Nhưng chẳng có vết nào trong số sẹo ấy còn mới cả. Chúng cũ kỹ như mấy vệt xói mòn trên sa mạc không cá. Mọi thứ trên cơ thể lão đều toát lên vẻ già nua, trừ đôi mắt; chúng có cùng màu với nước biển, vui vẻ và không hề thất bại.

Trong cuộc chiến với con cá, ông lão liên tục đối thoại với bản thân với mục đích giữ cho đầu óc tỉnh táo, bàn tay khỏi bị chuột rút, cơ thể khỏi bị đổ sập xuống vì cuộc chiến không cân sức. Khẩu hiệu chiến đấu của lão là tổng động viên mọi bộ phận trong cơ thể: “Kéo đi, tay ơi, lão thầm giục. Hãy đứng vững, đôi chân kia. Tỉnh táo vì tao, đầu à. Hãy tỉnh táo vì tao. Bọn mày ch­ưa bao giờ bại trận. Lần này ta sẽ lật đ­ược nó”. Kết quả, nhờ vào ý chí và sự điêu luyện tay nghề, ông lão đã giết được con cá Kiếm. Nhưng tâm trạng của ông lão không hoàn toàn phấn khích trước thành quả đó.

Phẩm chất đáng quý nữa ở Xan-ti-a-gô là tính cách luôn hành động. Có thể nói, ông lão là người không bao giờ chịu ngồi yên một chỗ để chờ vận may đến với mình. Trong cuộc chiến đấu đó, một phần con cá cứ liên tục kéo nên ông lão phải căng hết người lên mà chống đỡ, phần khác là vì, bản thân ông lão là con người hành động. Xan-ti-a-gô không chịu bó tay trước hoàn cảnh. Sự vận động khẳng định tố chất muốn thể hiện giá trị tồn tại của con người, ngay cả khi sức lực đã già nua. Hơn nữa, với Xan-ti-a-gô không hành động đồng nghĩa với việc chết. Lão không muốn chết. Do vậy, Xan-ti-a-gô luôn tồn tại trong thế động với các động tác của cơ thể, của tư duy cũng như của ngôn từ.

Khi sức khoẻ suy kiệt, Xan-ti-a-gô chiến đấu với con cá Kiếm bằng kinh nghiệm và sức mạnh tinh thần. Kinh nghiệm chủ yếu được thể hiện bằng cảm giác. Điều kì lạ là chỉ bằng cảm giác mà ông lão có thể xử lí hoàn hảo trước mọi động thái của con cá. Điều này cho thấy tay nghề câu cá của ông lão đã vượt qua cả ngưỡng siêu việt. Khai thác cảm giác này, Hemingway mới có điều kiện thuận lợi để xâm nhập sâu vào thế giới tư duy của nhân vật. Nhờ đó mà độc thoại nội tâm của nhân vật đã trở thành phương tiện biểu đạt tính cách nhân vật một cách hoàn hảo, tài tình: “Đúng lúc đó lão cảm thấy một cú quật đột ngột và cú nảy mạnh ở sợi dây lão đang níu bằng cả hai tay. Thật là sắc và cảm thấy cứng và nặng.

Nổi bật trong đoạn trích là hai cảm giác cơ bản của Xan-ti-a-gô: về sức khoẻ và về việc khuất phục con cá. Văn bản xuất hiện hàng loạt câu đề cập đến các cảm giác này. Người kể sử dụng hai thủ pháp ngôn từ để khắc hoạ. Một là bằng chính ngôn ngữ của mình để miêu tả (“Nhưng lão lại cảm thấy choáng váng”, “Nhưng đã hai lần lão cảm thấy chóng mặt và choáng váng và điều ấy khiến lão sợ”, … ). Hai là sử dụng ngôn ngữ của nhân vật (“Lượt tới nó lượn ra ta sẽ nghỉ”, lão nói. “Ta cảm thấy đỡ hơn nhiều. Chỉ hai ba vòng nữa thôi thì ta sẽ có nó”).

Không hề nản chí mà cứ miệt mài ra khơi với hi vọng bắt được con cá xứng đáng với tài nghệ lão. Mục đích ban đầu của lão không phải vì những tiêu chí đánh giá của cộng đồng mà vì ý thức của lão muốn sống một cách tử tế theo cách riêng của lão. Lão đã bắt được con cá mà ngay cả đến trong mơ lão cũng chưa từng gặp. Con cá ấy lớn hơn bất cứ con cá nào trước đó được đưa vào cảng La Havana.

Xan-ti-a-gô cũng như các nhân vật thuộc “thế hệ mất mát” đều tin vào các giá trị xác thực, tin vào khả năng của chính bản thân mình. Xan-ti-a-gô cầu Chúa giúp là chỉ giúp lão chịu đựng chứ không cầu giúp bắt con cá, có nghĩa lão ý thức được thành quả lao động là phải do chính tay con người làm ra chứ không thể có Chúa nào làm giúp cả. Họ không tin vào những điều trừu tượng, hoa mĩ như những gì Kinh Thánh giảng dạy. Do vậy, việc Xan-ti-a-gô hứa đọc kinh cầu Chúa giúp sức chỉ là một “phản xạ văn hoá” nhất thời (vì hằng bao thế kỉ, người phương Tây sống theo những quy chuẩn đạo đức Thiên Chúa giáo). Bởi vì sau đó Xan-ti-a-gô không đọc mà lão thầm nhủ: xem như đã đọc rồi. Sự bất tin ấy còn được đẩy đến mức bất kính. Tập trung nhất là ở chi tiết sau khi giết chết con cá ông lão thấy “mắt nó trông dửng d­ưng như­ những tấm kính trong kính viễn vọng hay như­ một vị thánh trong đám rước”.

Không dựa vào Chúa, nhân vật của Hemingway dựa vào chính bản thân mình. Đây là giá trị nhân văn vô cùng to lớn. Xan-ti-a-gô đặt ra cho mình mục đích và cách sống. Bây giờ lão đang đi gần đến cái đích; con cá sắp bị lão chinh phục. Không có thế lực nào ngăn cản lão ngoại trừ chính bản thân lão. Đến đây ta bắt gặp một ý tưởng độc đáo của nhà văn: con người trong cuộc khám phá, chinh phục chính bản thân mình. Cuộc chinh phục của lão được tiến hành song song giữa hai đối tượng: đối tượng bên ngoài (con cá) và đối tượng bên trong (khả năng của thể trạng lão)..

Ngợi ca con cá và hành động trung thực, sòng phẳng của nó trong cuộc đối đầu với mình, Xan-ti-a-gô gợi cho người đọc ẩn ý thầm kín mà tác giả gửi gắm rằng trên đất liền ông lão không còn ai tri âm tri kỉ nữa, cuộc sống loài người đã bị đảo điên ghê gớm các chân giá trị. Xan-ti-a-gô không thể và không còn thuộc về thế giới ấy. Sự thẳng thắn, cao thượng của ông lão chỉ có thể tìm được sự tri âm ở chốn biển khơi. Con cá là bạn lão, cũng như đại dương bao la mới đích thực là ngôi nhà thân thiết của con người cô độc Xan-ti-a-gô. Giống như mọi nhân vật mã khác của mình, Hemingway kiến tạo một môi trường sống gần gũi với thiên nhiên cho nhân vật. Chỉ quay về với thiên nhiên, nhân vật Hemingway mới tìm được sự lắng dịu tâm hồn, sự đồng cảm. Mối quan hệ giữa ông lão và cá Kiếm thể hiện rõ điều này.

Trong chiến thắng của ông lão, không chỉ có mỗi sự nỗ lực vượt qua những đau đớn thể xác và tinh thần, mà còn có cả quá khứ và tất cả mọi thứ tốt và xấu trong chính con người lão: “Dồn hết mọi đớn đau và những gì còn lại của sức lực và lòng kiêu hãnh đã rời bỏ từ lâu, lão mang ra đ­ương đầu với cơn hấp hối của con cá và con cá tiến gần mạn thuyền, từ từ bơi nghiêng, mõm nó gần như­ chạm vào ván thuyền và sắp sửa v­ượt qua, dài, sâu, rộng, ánh bạc, vằn tía và bất tận trong dòng n­ước”. Đớn đau, tàn lực và lòng kiêu hãnh của quá khứ được đặt liền kề. Sức mạnh của Xan-ti-a-gô không phải là sức mạnh của người sung sức mà là sức mạnh của tổng thể những gì đã suy thoái. Thế mà lão vẫn chiến thắng con cá. Đấy chính là giá trị tiềm tàng mà chỉ con người mới có được trên hành trình khẳng định sự sống.

Ông lão Xan-ti-a-gô là một người như thế! Lão rất yêu đại dương. Trong bóng tối, lão có thể cảm nhận bình minh đang đến; khi chèo, lão có thể nghe thấy những âm thanh run rẩy khi đàn cá chuồn rời khỏi mặt nước, cả tiếng lao xao phát ra từ bộ cánh cứng trong bóng đêm. Lão thương lũ cá chuồn nhỏ nhoi như một người bầu bạn lúc cô đơn giữa biển, lão thương lũ chim nhạn biển mỏng manh, cứ bay đi và tìm kiếm mãi nhưng hầu như chẳng thấy gì…

Con cá Kiếm là biểu tượng của sức mạnh. Nó toát lên vẻ đẹp dũng mãnh, hiên ngang đối diện với hiểm nguy rình rập. Nó đã chiến đấu đến tận hơi thở cuối cùng, nó cũng giống như ông lão Xan-ti-a-gô, tận hết khả năng để khẳng định chính mình. “Khi ấy, con cá mang cái chết trong mình, sực tỉnh, phóng vút lên khỏi mặt nước phô hết tầm vóc khổng lồ, vẻ đẹp và sức lực. Nó dường như treo lơ lửng trong không trung, phía trên ông lão và chiếc thuyền. Thoáng chốc, nó rơi sầm xuống làm nước bắn tung, trùm lên cả ông lão lẫn con thuyền”. Phải, nó là hiện thân của vẻ đẹp cao thượng, bởi ngay đến cái chết cũng phải chọn một cái chết đàng hoàng.

Cuộc chiến của Xan-ti-a-gô với cá Kiếm diễn ra vô cùng gay cấn. Để giành chiến thắng ta thấy Xan-ti-a-gô cố thu dây để khiến con cá quay vòng. Lão cầu con cá đừng nhảy bởi sợ mất nó: “Đừng nhảy, cá”. Lão nói. “Đừng nhảy”. Quá nhỏ bé và đơn độc trước đại dương, lão dựa vào đức tin, cầu Chúa giúp bằng cách hứa đọc kinh: “Chúa giúp ta chịu đựng. Ta sẽ đọc một trăm lần kinh Lạy Cha và một trăm lần kinh mừng Đức Mẹ”. Rồi dường như nhận ra tình thế, lão dựa vào chính mình, phân tích tình hình: “Mình phải giữ cho nó đừng đau quá, lão nghĩ. Nỗi đau của ta thì không thành vấn đề. Ta có thể chế ngự. Nhưng nỗi đau của con cá thì có thể khiến nó cuồng lên”.

Cuộc giằng co kịch liệt khiến lão dần mất đi sức lực vốn đã bị hao mòn sau nhiều ngày lênh đênh trên biển. Khi con cá bắt đầu lượn vòng, lão hãy còn đủ sức để kéo: “Lão chỉ cảm nhận áp lực của sợi dây hơi chùng lại và dùng tay phải, lão bắt đầu nhẹ nhàng kéo vào. Sợi dây chững lại, như mọi khi, nhưng ngay lúc lão kéo đến điểm sắp đứt thì sợi dây bắt đầu thu vào. Lão lách vai và đầu ra khỏi sợi dây và bắt đầu liên tục kéo nhẹ nhàng”.

Nhưng rồi cứ phải ra sức níu sợi dây để buộc con cá phải quay vòng, sức lực lão suy kiệt nhanh chóng: “hai giờ sau, mồ hôi ướt đẫm người ông lão và lão mệt thấu xương”, “ông lão thấy hoa mắt suốt cả tiếng đồng hồ, mồ hôi xát muối vào mắt lão và xát muối lên vết cắt phía trên mắt và trán”, …

Tiếp đó ông lão “lại cảm thấy choáng váng”, “toát mồ hôi đầm đìa nhưng không phải vì mặt trời mà vì một nguyên nhân khác”, “lão lại thấy xây xẩm mặt mày”, “miệng lão khô khốc không thể nói nổi, nhưng lúc này lão không thể với lấy cái chai”. Đỉnh điểm của việc kiệt sức là sự “lú lẫn đầu óc”. Ông lão bước vào trạng thái chênh chao giữa sống và chết khi “lão nói bằng giọng mà bản thân hầu như không còn nghe nổi”.

Tại thời khắc đó, ông lão đã biết tự động viên kịp thời: “Hãy giữ đầu óc tỉnh táo và biết cách chịu đựng như một con người”, lão nghĩ. Rồi lão kêu gọi: “Đầu ơi, hãy tỉnh táo”. Bằng cách đó, từng phút giây, lão trở nên mạnh hơn con cá.

Lão động viên bản thân: “Kéo đi, tay ơi, lão thầm giục. Hãy đứng vững, đôi chân kia. Tỉnh táo vì tao, đầu à”; đồng thời tập trung sức lực: “Dồn hết mọi đớn đau và những gì còn lại của sức lực và lòng kiêu hãnh đã rời bỏ từ lâu, lão mang ra đương đầu với cơn hấp hối của con cá”. Cú phóng lao được tính toán kĩ lường đa giết chết con cá. Cuối cùng ông lão đã chiến thắng. Một chiến thắng kì vĩ cho quyết tâm không thể gì lay chuyển.

Trong đoạn trích, cuộc chiến tập trung vào hai đối thủ đã rã rời thân xác. Cả hai đã đấu sức với nhau ròng rã hai ngày đêm. Bây giờ, kẻ nào không trụ vững, kẻ đó không tồn tại. Do vậy ta thấy độ căng của diễn biến được tăng dần theo sự suy kiệt sức lực của hai đối thủ. Trong lúc con cá dần ngoi lên (dấu hiệu của sự thúc thủ) thì ông lão nhiều lần suýt ngất. Nhưng ông lão vẫn gượng dậy. Cuối cùng con cá là kẻ bại trận.

Xan-ti-a-gô là người gần như bị cộng đồng (chỉ còn mỗi thằng bé Manolin quan tâm) và bị cả tạo hoá bỏ rơi (không bắt được cá suốt 84 ngày), nhưng ông lão tin vào bản thân mình. Chỉ cần lão bắt được cá thì mọi sự sẽ chấm dứt. Ở đây tồn tại xung đột ngầm giữa một Xan-ti-a-gô bị loại bỏ ra khỏi cộng đồng và một Xan-ti-a-gô với cách thức tồn tại riêng của lão bên cộng đồng đó.

Lão không hề nản chí mà ngược lại cứ miệt mài ra khơi với hi vọng bắt được con cá xứng đáng với tài nghệ lão. Mục đích ban đầu của lão không phải vì những tiêu chí đánh giá của cộng đồng mà vì ý thức của lão muốn sống một cách tử tế theo cách riêng của lão. Lão đã bắt được con cá mà ngay cả đến trong mơ lão cũng chưa từng gặp. Con cá ấy lớn hơn bất cứ con cá nào trước đó được đưa vào cảng La Havana.

Xan-ti-a-gô cũng như các nhân vật thuộc “thế hệ mất mát” đều tin vào các giá trị xác thực, tin vào khả năng của chính bản thân mình. Xan-ti-a-gô cầu Chúa giúp là chỉ giúp lão chịu đựng chứ không cầu giúp bắt con cá, có nghĩa lão ý thức được thành quả lao động là phải do chính tay con người làm ra chứ không thể có Chúa nào làm giúp cả. Họ không tin vào những điều trừu tượng, hoa mĩ như những gì Kinh Thánh giảng dạy. Do vậy, việc Xan-ti-a-gô hứa đọc kinh cầu Chúa giúp sức chỉ là một “phản xạ văn hoá” nhất thời (vì hằng bao thế kỉ, người phương Tây sống theo những quy chuẩn đạo đức Thiên Chúa giáo). Bởi vì sau đó Xan-ti-a-gô không đọc mà lão thầm nhủ: xem như đã đọc rồi. Sự bất tin ấy còn được đẩy đến mức bất kính. Tập trung nhất là ở chi tiết sau khi giết chết con cá ông lão thấy “mắt nó trông dửng dưng như những tấm kính trong kính viễn vọng hay như một vị thánh trong đám rước”.

Không dựa vào Chúa, nhân vật của Hemingway dựa vào chính bản thân mình. Đây là giá trị nhân văn vô cùng to lớn. Xan-ti-a-gô đặt ra cho mình mục đích và cách sống. Bây giờ lão đang đi gần đến cái đích; con cá sắp bị lão chinh phục. Không có thế lực nào ngăn cản lão ngoại trừ chính bản thân lão. Đến đây ta bắt gặp một ý tưởng độc đáo của nhà văn: con người trong cuộc khám phá, chinh phục chính bản thân mình. Cuộc chinh phục của lão được tiến hành song song giữa hai đối tượng: đối tượng bên ngoài (con cá) và đối tượng bên trong (khả năng của thể trạng lão).

Hemingway không thật sự tập trung vào việc để nhân vật chinh phục thế giới bên ngoài. Tiêu điểm của ông hướng cả vào việc khai thác thái độ của nhân vật trước hoàn cảnh đó. Với Hemingway, việc đánh một con cá lớn thì ai đó cũng có thể thực hiện được, nhưng qua việc đánh cá đó để kiểm định khả năng tồn tại và ý nghĩa sống của con người, thì chỉ có Xan-ti-a-gô thực hiện được mà thôi.

Từ quan niệm này, người đọc sẽ thấy Xan-ti-a-gô rất nhiều lần bộc lộ mình qua những đối thoại. Trong cuộc chiến với con cá, ông lão liên tục đối thoại với bản thân với mục đích giữ cho đầu óc tỉnh táo, bàn tay khỏi bị chuột rút, cơ thể khỏi bị đổ sập xuống vì cuộc chiến không cân sức. Khẩu hiệu chiến đấu của lão là tổng động viên mọi bộ phận trong cơ thể: “Kéo đi, tay ơi, lão thầm giục. Hãy đứng vững, đôi chân kia. Tỉnh táo vì tao, đầu à. Hãy tỉnh táo vì tao. Bọn mày chưa bao giờ bại trận. Lần này ta sẽ lật được nó”. Kết quả, nhờ vào ý chí và sự điêu luyện tay nghề, ông lão đã giết được con cá Kiếm. Nhưng tâm trạng của ông lão không hoàn toàn phấn khích trước thành quả đó.
Cảm nhận của ông lão về con cá Kiếm

Trong cuộc chinh phục cá Kiếm, ông lão cảm nhận được vẻ oai hùng, sòng phẳng, cao thượng, … của con cá nên cảm phục nó, xem nó là bạn, gọi nó là “người anh em”: “Mày đang giết tao, cá à, ông lão nghĩ. Nhưng mày có quyền làm như thế. Tao chưa bao giờ thấy bất kì ai hùng dũng, duyên dáng, bình tĩnh, cao thượng hơn mày, người anh em ạ. Hãy đến và giết ta đi. Ta không quan tâm chuyện ai giết ai”. Khoảng cách của người chinh phục và kẻ bị chinh phục đã được rút đến điểm không. Mối quan hệ giữa ông lão và cá Kiếm lúc này không đơn thuần là quan hệ triệt tiêu một chiều mà là mối quan hệ đa diện phức tạp.

Ngợi ca con cá và hành động trung thực, sòng phẳng của nó trong cuộc đối đầu với mình, Xan-ti-a-gô gợi cho người đọc ẩn ý thầm kín mà tác giả gửi gắm rằng trên đất liền ông lão không còn ai tri âm tri kỉ nữa, cuộc sống loài người đã bị đảo điên ghê gớm các chân giá trị. Xan-ti-a-gô không thể và không còn thuộc về thế giới ấy. Sự thẳng thắn, cao thượng của ông lão chỉ có thể tìm được sự tri âm ở chốn biển khơi. Con cá là bạn lão, cũng như đại dương bao la mới đích thực là ngôi nhà thân thiết của con người cô độc Xan-ti-a-gô. Giống như mọi nhân vật mã khác của mình, Hemingway kiến tạo một môi trường sống gần gũi với thiên nhiên cho nhân vật. Chỉ quay về với thiên nhiên, nhân vật Hemingway mới tìm được sự lắng dịu tâm hồn, sự đồng cảm. Mối quan hệ giữa ông lão và cá Kiếm thể hiện rõ điều này.

Để vượt qua con cá và qua những phức cảm trong tâm hồn, ông lão chỉ còn cách “cố thêm lần nữa”. “Cố gắng” chính là nền tảng thành công của ông lão. Cứ một lần cố, ông lão đến gần hơn với chiến thắng. Sau một lần cố, con cá thêm một lần thất thế trước lão. Sự thành công của lão và sự thành công của con người nói chung phải chăng là nhờ những nỗ lực không ngừng trong cuộc đời?

Trong chiến thắng của ông lão, không chỉ có mỗi sự nỗ lực vượt qua những đau đớn thể xác và tinh thần, mà còn có cả quá khứ và tất cả mọi thứ tốt và xấu trong chính con người lão: “Dồn hết mọi đớn đau và những gì còn lại của sức lực và lòng kiêu hãnh đã rời bỏ từ lâu, lão mang ra đ¬ương đầu với cơn hấp hối của con cá và con cá tiến gần mạn thuyền, từ từ bơi nghiêng, mõm nó gần như¬ chạm vào ván thuyền và sắp sửa vượt qua, dài, sâu, rộng, ánh bạc, vằn tía và bất tận trong dòng nước”. Đớn đau, tàn lực và lòng kiêu hãnh của quá khứ được đặt liền kề. Sức mạnh của Xan-ti-a-gô không phải là sức mạnh của người sung sức mà là sức mạnh của tổng thể những gì đã suy thoái. Thế mà lão vẫn chiến thắng con cá. Đấy chính là giá trị tiềm tàng mà chỉ con người mới có được trên hành trình khẳng định sự sống.

Con cá Kiếm chính là giá trị vật chất và tinh thần của ông lão. Bên cạnh đó, nó còn là vận may của Xan-ti-a-gô. Điều này được chính ông lão thừa nhận. Thì ra ngoài nỗ lực của bản thân, thành quả chiến thắng của ông lão còn nhờ vào sự rủi may của số mệnh. Rất nhiều lần trong tác phẩm, ông lão xem việc không bắt được cá trong suốt 84 lần ra khơi là do vận rủi. Không chấp nhận điều đó, lão vẫn nuôi hi vọng sẽ bắt được cá lớn. Cuối cùng lão toại nguyện khi câu được con cá khổng lồ. Nhưng con cá kéo lão ra khơi xa. Lão trở thành “con mồi” của con cá. Một sự hoán vị lạ lùng.

Ông lão lại trở nên bị động trước con cá. Xem ra khát vọng càng lớn, con người càng bị nô lệ vào đó và rất dễ đánh mất đi sự tự do, tự chủ của chính bản thân mình. Trong trường hợp này, vận may lại trở thành vận rủi. Khi giết được con cá, vận may lại trở về với ông lão. Chỉ có điều, chẳng bao lâu vận may ấy lại chuyển sang vận rủi.

Cơ sự cũng bắt đầu bằng một hành động trái khoáy. Khi Xan-ti-a-gô đâm chết con cá, nghỉ ngơi lại sức và tự nhủ: “Bây giờ phải kéo nó vào, buộc chặt và tròng một chiếc thòng lọng vào giữa thân và một chiếc nữa vào đuôi để buộc nó vào thuyền”. Rồi lão gọi: “Đến đây, cá. Nhưng con cá không nhúc nhích. Thay vào đó, lúc này nó nằm vươn mình trên biển và ông lão phải lôi con thuyền lại chỗ nó”. Một lần nữa, ông lão lại mất thế chủ động trước con cá, ngay cả khi nó đã chết. Điều này lại báo hiệu vận rủi và không lâu sau đàn cá mập đánh hơi được mùi máu cá đã xông tới tấn công. Cuối cùng khi đưa được thuyền về bến, Xan-ti-a-gô chỉ còn lại bộ xương cá khổng lồ.

  • Kết bài:

Có thể nói hành trình câu cá của ông lão là ẩn dụ cho hành trình rủi may của kiếp người. Trong đời rủi may luôn cận kề, không dễ gì nắm bắt và có thể hiểu hết. Hemingway khắc hoạ hình tượng nhân vật đầy ý chí, nghị lực, tài năng để vượt qua những rủi may ấy. Hành trình sống của họ hết đi từ điều may rủi này sang điều may rủi khác. Mọi phấn đấu của họ rốt cuộc sẽ cũng không thoát khỏi cái vòng rủi may kia. Và cuối cùng là cái chết – hư vô. Dẫu thế, nhân vật của Hemingway không bao giờ chịu khuất phục. Họ sống để khẳng định một điều, ngay cả lúc tả tơi nhất của số phận, con người vẫn luôn biết ngẩng cao đầu, kiên trì chịu đựng (chịu đựng như một con người), biết chiến đấu để vượt qua. Và đây là ý nghĩa sống tích cực nhất cho mọi lẽ sống: “con người có thể bị huỷ diệt chứ không chịu khuất phục” trước mọi thế lực bạo tàn.


Suy nghĩa về đức tin trong “Ông già và biển cả”.

Tác phẩm “Ông già và biển cả” đã cho ta thấy được dấu ấn thiên chúa thể hiện như thế, kể về cuộc đấu tranh của con người với thiên nhiên như một tất yếu của sinh tồn, thông qua hình ảnh ông lão Xantiago quật cường và giàu ý chí, nghị lực trong cuộc chinh phục con cá Kiếm và bầy cá mập, tác phẩm nói lên cuộc hành trình đơn độc, nhọc nhằn của con người vì một khát vọng lớn lao đã thể hiện được lời dạy của Chúa không nản lòng trước khó khăn và thử thách của cuộc đời. Từ đó nhà văn gửi gắm thông điệp: Trong bất kỳ hoàn cảnh nào, “con người có thể bị hủy diệt nhưng không thể bị đánh bại”.

Nhân vật của Hemingway luôn có ý thức về sự hư vô mà họ phải đương đầu. Họ biết rất rõ rằng mục tiêu tồn tại của họ là chiến đấu chống trả lại cái hư vô đó. Nhưng họ không hề ảo tưởng con người đứng cao hơn số mệnh, cao hơn tự nhiên. Họ biết một khi vượt qua được cái hư vô này họ lại phải đối diện với một cái hư vô khác. Nhưng họ không bao giờ chịu buông xuôi.

Xantiago cầu Chúa giúp bằng cách hứa đọc kinh: “Chúa giúp ta chịu đựng. Ta sẽ đọc một trăm lần kinh Lạy Cha và một trăm lần kinh mừng Đức Mẹ”.

Bên cạnh đó là những độc thoại liên tiếp, có lúc “lão nói”, có lúc “lão nghĩ” – với chính mình, với con cá, Để chinh phục con cá, đến khi gần như kiệt lực, tưởng bắt được rồi lại vùng ra, ông lão đã viện dẫn đến cả thế lực siêu nhiên, muốn đọc Kinh lạy cha, kinh mừng đức Mẹ… nhưng lại rất thản nhiên: coi như mình đã đọc. Vì thời gian không thể dành cho việc đọc kinh mà phải bắt bằng được con cá đã sa vào lưới. Cuối cùng, điều quyết định thắng lợi nằm trong bàn tay con người chứ chẳng phải nhờ vào một lực lượng thánh thần nào cả. Con người ấy hiểu mục đích việc làm của mình, và tự hào, tự nhủ: hãy xứng đáng là một con người, hay ít nhất như một con cá! Suy nghĩ thật giản đơn, nhưng hàm chứa bao ý vị triết lý.

Xantiago cũng như các nhân vật thuộc “thế hệ mất mát” đều tin vào các giá trị xác thực, tin vào khả năng của chính bản thân mình. Xantiago cầu Chúa giúp là chỉ giúp lão chịu đựng chứ không cầu giúp bắt con cá, có nghĩa lão ý thức được thành quả lao động là phải do chính tay con người làm ra chứ không thể có Chúa nào làm giúp cả. Họ không tin vào những điều trừu tượng, hoa mĩ như những gì Kinh Thánh giảng dạy. Do vậy, việc Xantiago hứa đọc kinh cầu Chúa giúp sức chỉ là một “phản xạ văn hoá” nhất thời (vì hằng bao thế kỉ, người phương Tây sống theo những quy chuẩn đạo đức Thiên Chúa giáo). Bởi vì sau đó Xantiago không đọc mà lão thầm nhủ: xem như đã đọc rồi. Sự bất tin ấy còn được đẩy đến mức bất kính. Tập trung nhất là ở chi tiết sau khi giết chết con cá ông lão thấy “mắt nó trông dửng d­ưng như­ những tấm kính trong kính viễn vọng hay như­ một vị thánh trong đám rước”.

Không dựa vào Chúa, nhân vật của Hemingway dựa vào chính bản thân mình. Đây là giá trị nhân văn vô cùng to lớn. Xantiago đặt ra cho mình mục đích và cách sống. Bây giờ lão đang đi gần đến cái đích; con cá sắp bị lão chinh phục. Không có thế lực nào ngăn cản lão ngoại trừ chính bản thân lão. Đến đây ta bắt gặp một ý tưởng độc đáo của nhà văn: con người trong cuộc khám phá, chinh phục chính bản thân mình. Cuộc chinh phục của lão được tiến hành song song giữa hai đối tượng: đối tượng bên ngoài (con cá) và đối tượng bên trong (khả năng của thể trạng lão).

Hemingway không thật sự tập trung vào việc để nhân vật chinh phục thế giới bên ngoài. Tiêu điểm của ông hướng cả vào việc khai thác thái độ của nhân vật trước hoàn cảnh đó. Với Hemingway, việc đánh một con cá lớn thì ai đó cũng có thể thực hiện được, nhưng qua việc đánh cá đó để kiểm định khả năng tồn tại và ý nghĩa sống của con người, thì chỉ có Xantiago thực hiện được mà thôi. Từ quan niệm này, người đọc sẽ thấy Xan-ti-a-gô rất nhiều lần bộc lộ mình qua những đối thoại.

Trong cuộc chiến với con cá, ông lão liên tục đối thoại với bản thân với mục đích giữ cho đầu óc tỉnh táo, bàn tay khỏi bị chuột rút, cơ thể khỏi bị đổ sập xuống vì cuộc chiến không cân sức. Khẩu hiệu chiến đấu của lão là tổng động viên mọi bộ phận trong cơ thể: “Kéo đi, tay ơi, lão thầm giục. Hãy đứng vững, đôi chân kia. Tỉnh táo vì tao, đầu à. Hãy tỉnh táo vì tao. Bọn mày ch­ưa bao giờ bại trận. Lần này ta sẽ lật đ­ược nó”.

Kết quả, nhờ vào ý chí và sự điêu luyện tay nghề, ông lão đã giết được con cá Kiếm. Nhưng tâm trạng của ông lão không hoàn toàn phấn khích trước thành quả đó. Như vậy có thể nói rằng không phải ngẫu nhiên mà Hemingway lại thổi hồn vào trong những tác phẩm của mình những dấu ấn của Thiên Chúa giáo, phải nói rằng chúng có vai trò và ý nghĩa không nhỏ trong việc khắc họa, truyền tải tư tưởng của nhà văn.


Ý nghĩa hình ảnh đàn sư tử trong giấc mơ của ông lão đánh cá.

Trong “Ông già và biển cả”, ngoài hình ảnh về biển cả và những đàn cá, ta còn bắt gặp hình ảnh của đàn sư tử trong những giấc mơ của lão già Xan-ti-a-gô. Tại sao trong giấc mơ của Xan-ti-a-gô Hemingway không viết về những con vật khác như cá sấu hay cá mập (những hình ảnh này gần gũi với lão già vì ông thường thấy khi đi biển) mà tác giả lại viết về những con sư tử ? Phải chăng hình ảnh đàn sư tử mang một tầng ý nghĩa sâu sắc hơn ?

Hình ảnh đàn sư tử xuất hiện 3 lần trong tác phẩm “Ông già và biển cả”. Lần thứ nhất là vào đêm ngủ ở nhà, trước lúc Xan-ti-a-gô ra khơi câu cá “Bây giờ lão chỉ mơ về các vùng đất, về những con sư tử trên bờ biển. Chúng nô đùa như những chú mèo con trong hoàng hôn; lão yêu chúng như yêu thằng bé”. Lúc này ông chưa hình dung được những vất vả mà mình sắp đối mặt trong chuyến ra khơi sắp tới nên giấc mơ về hình ảnh đàn sư tử gắn liền với quá khứ của Xan-ti-a-gô, mang ý nghĩa tượng trưng cho hạnh phúc của lão Xan-ti-a-gô về một vùng đất đầy tươi đẹp.

Đây chính là điều an ủi lớn nhất cho Xan-ti-a-gô mỗi khi lão gặp khó khăn trong cuộc sống, lão yêu chúng như yêu thằng bé bởi chúng đại diện cho hạnh phúc của lão trong quá khứ, một quá khứ hạnh phúc bên người vợ mà Xan-ti-a-gô vô cùng yêu thương. Những con sư tử không xuất hiện ở nơi nào khác (thảo nguyên hay những vùng núi cao) mà xuất hiện trên bờ biển vì biển là nơi gắn liền với lão, gắn liền với cái nghề của lão, những tình yêu của lão với biển cả và những đàn cá ngoài khơi xa kia.

Lần thứ hai đàn sư tử xuất hiện là trong giấc mơ khi lão Xan-ti-a-gô ngủ trên thuyền sau một ngày mệt mỏi chiến đấu với con cá Kiếm “Mình mong nó ngủ và mình có thể ngủ và mình có thể mơ về những con sư tử, lão nghĩ. Tại sao đàn sư tử lại là hình ảnh xuất hiện đậm nét nhất trong kí ức ? Đừng nghĩ nữa, lão già ạ, lão tự nhủ”. Lần này, hình ảnh đàn sư tử xuất hiện trong giấc mơ khi lão Xan-ti-a-gô đang ở trong một tình huống vô cùng khó khăn, khiến lão mong con cá Kiếm ngủ để lão có thể ngủ, để lão có thể mơ về đàn sư tử. Lúc này hình ảnh đàn sư tử mang ý nghĩa biểu tượng cho sức mạnh của tuổi trẻ, về thời trai trẻ đầy huy hoàng của Xan-ti-a-gô, một Xan-ti-a-gô mãnh liệt đầy sức sống.

Sư tử là một loài động vật ăn thịt mạnh mẽ, là thợ săn của rừng xanh, chúng luôn dùng hết sức mạnh cũng như năng lực của bản thân để chinh phục con mồi đến cùng dù cho con mồi có to lớn và mạnh mẽ hơn chúng bội phần. Lão Xan-ti-a-gô cũng giống như vậy, bằng nhiệt huyết của tuổi trẻ huy hoàng trong quá khứ, lão dùng hết tất cả vốn liếng mà bản thân có, dồn hết vào trận chiến với con cá Kiếm với khát khao chinh phục được nó. Đồng thời đàn sư tử xuất hiện trong giấc mơ cũng giống như niềm tin về những kết quả tốt đẹp, những cảm giác bình yên, ấm áp mà Xan-ti-a-gô đã có được trong quá khứ huy hoàng một thời. Và lão tin rằng những cảm giác bình yên đó sẽ giúp lão chiến thắng trong cuộc chiến đầy khốc liệt với con cá Kiếm này.

Lần thứ ba đàn sư tử xuất hiện trong giấc mơ khi lão trở về nhà sau cuộc chiến đầy khốc liệt với đàn cá ngoài biển khơi “Phía trên đường, trong căn lều, ông lão lại ngủ. Lão vẫn nằm úp mặt ngủ: thằng bé ngồi bên cạnh nhìn lão. Ông lão đang mơ về những con sư tử”.

Sau khi trận chiến kết thúc, lão trở về nhà với hai bàn tay trắng trong tâm trạng chán nản và buồn rầu vì con cá Kiếm (biểu tượng cho vẻ đẹp, sức mạnh, ước mơ, khát vọng) đã không còn bởi sự giằng xé của đàn cá mập (đàn cá mập tượng trưng cho những khó khăn trong hành trình chinh phục ước mơ của cuộc sống). Chính lúc này ông lại mơ về đàn sư tử như là niềm tự hào của lão Xan-ti-a-gô về quá khứ kiêu hùng, ông rất tự hào về những kĩ năng câu cá của mình, nhớ lại những con sư tử có nghĩa là Xan-ti-a-gô không buông bỏ quá khứ của mình bởi những kinh nghiệm trong quá khứ đã giúp ông chiến thắng trong cuộc chiến chinh phục được cái đẹp, ước mơ, khát vọng (được thể hiện thông qua hình ảnh con cá Kiếm).

Như vậy, liên kết những giấc mơ về các con sư tử, những con sư tử trở đi trở lại trong giấc mơ là biểu tượng của hạnh phúc, của niềm tự hào và sức mạnh của tuổi trẻ trong cuộc sống, là sự đan xen của quá khứ tốt đẹp với thực tại đầy khó khăn trong hành trình chinh phục thiên nhiên, chinh phục ước mơ khát vọng của lão già Xan-ti-a-gô. Mỗi lần lão cảm thấy khó khăn nhất cũng chính là lúc lão có một nguồn sức mạnh, một niềm tin tiếp sức để lão tiếp tục mạnh mẽ bước qua khó khăn – đó chính là hình ảnh đàn sư tử xuất hiện trong giấc mơ của lão.


Những đặc sắc nghệ thuật trong “Ông già và biển cả”.

1. Nghệ thuật xây dựng nhân vật.

Một năm sau khi cuốn tiểu thuyết được xuất bản, Hemingway được trao tặng giải thưởng Nobel văn học không chỉ bởi một câu chuyện đánh động tâm hồn mà còn bởi nghệ thuật ông xây dựng nên một bức tranh lao động hoành tráng. Nhân vật của ông không phải là một con người khổng lồ nhưng là một con người hết sức bình thường, nhỏ bé với một công việc lao động mang tính chất thực tế: đi đánh cá.

Xan-ti-a-gô, lão ngư phủ gắn bó đời mình với cái nghề đầy khó khăn, nguy hiểm, đặc biệt ở cái độ tuổi của lão. Thế nhưng, Xan-ti-a-gô hiện lên không bởi những vẻ đẹp bên ngoài nhưng hơn hết lão hiện lên bởi những nét về mặt tâm lý. Hemingway không xây dựng hình tượng lão đánh cá bằng số lượng ngôn từ của mình nhưng bằng các mảnh rời rạc của nhân vật, là những cuộc nói chuyện ngắn với chú bé Manolin, với con gái và nhất là cuộc hiến với chú cá kiến và đàn c ấ mập. Chỉ một vài nét sơ sài, chủ yếu thông qua những hồi ức, những giấc mơ và chính yếu nhất là những lời độc thoại nội tâm, nhân vật tự nhiên xuất hiện với đầy đủ dáng vẻ, tính cách, cuộc đời và tài năng.

Xan-ti-a-gô hiện lên là một ông già với bàn tay nứt nẻ vì dây câu, chỉ có một người bạn duy nhất là chú bé Manolin hằng ngày thường nói chuyện với nhau bằng những câu nói vờ vĩnh; với những giấc mơ trong đó chỉ có những chiếc thuyền lớn, những chú sư tử trên bãi biển châu Phi; với một quyết tâm sắt đá giết cho bằng được con cá Kiếm và đàn cá mập;… Hemingway không cần lời lẽ để giới thiệu chi tiết, người đọc cũng thấy được cả một quãng đời và thừa hiểu đấy là một con người như thế nào.

Tuy có sự xuất hiện của chú bé Manolin và một vài người khác nhưng nhân vật duy nhất được nhà văn quan tâm là lão đánh cá Xan-ti-a-gô. Một thiên truyện hơn một trăm trang chỉ để nói về một nhân vật hoạt động trong ba ngày đêm thì chỉ có Hemingway. Tác giả đã vẽ nên hành động của ông già ở những nét đại lược nhất, giống như một sơ đồ về hành động của người ngư phủ nói chung. Bởi thế, khi mô tả ngoại hình nhân vật, Hemingway không đẩy tới độ cá thể hóa nhân vật: rất khó giữ lại một gương mặt cụ thể, riêng biệt về “con người này” ở đây. Ông tập trung đi sâu vào phân tích tâm lý nhân vật bằng cách xây dựng những màn độc thoại nội tâm độc đáo, ngắn gọn mà chứa đựng nhiều suy nghĩ, một thủ pháp nghệ thuật đặc sắc, đa dạng của Hemingway.

Dường như nhà văn không để cho nhân vật mình ngừng nói, ngừng suy nghĩ một giây phút nào. Ngay cả những lúc ông tự nhủ là đừng suy nghĩ gì nữa thì ông lại nghĩ ngay đến điều khác. Ông hỏi chim: “Mày bao nhiêu tuổi hở chim? Phải chăng đây là chuyến bay vượt biển đầu tiên của mày?”. Lão nói với con cá: “Cá ơi, mày không biết mệt thì quả mày là tay khác thường đấy”, “Cá ơi đằng nào rồi mày cũng phải chết mà thôi. Mày cũng muốn tao chết theo mày hả sao?”. Lão nói với bàn tay trái đang tê bại của mình: “Nào tay ơi, bây giờ mày ra sao rồi. Hay vẫn còn đang chưa hoàn hồn hả mày?”.

Có thể xem tất cả bề dày, chiều sâu của nhân vật đã được gợi lên qua hình thức độc thoại nội tâm. Hemingway để cho nhân vật của mình tự bộc lộ tính cách, tư tưởng của bản thân. Những cuộc đối thoại với chú bé Manolin đang ở xa, với trời mây, với biển cả, với cá nước, chim trời… thể hiện một tư tưởng của nhà văn: “Con người kết án phải chết và phải sống, nhưng họ có thể tìm thấy nguồn khây khỏa trong ý nghĩ mà Rôbớt Jordan đã linh cảm thấy và ông già đánh cá biết thể nghiệm đến cùng, khi hiểu được rằng không có một ai phải cô đơn ngoài biển khơi”.

2. Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ điêu luyện.

Điểm đặc biệt trong ngôn từ của Hemingway tưởng chừng như giản dị như một cuộc dạo chơi của những câu chữ nhưng khiến người đọc suy nghĩ rất nhiều, để rồi chìm đắm trong thế giới nội tâm của con người. Khuất sâu dưới những trang viết, chúng ta bất chợt tìm thấy mình đâu đó trong những triết lý rất đỗi bình thường của cuộc sống.

“Ông già và biển cả” là bản anh hùng ca ca ngợi sức mạnh phi thường của con người trong cuộc chiến chống lại thiên nhiên khắc nghiệt để đạt đến ước vọng của mình. Nhiều trang viết ẩn chứa một phong cách độc đáo, giàu triết lý và chất thơ, gợi cho người đọc những liên tưởng đến những vấn đề lớn tồn tại trong xã hội. Điểm nổi bật là sự xuất hiện của một nhân vật chính duy nhất xuyên suốt toàn bộ tác phẩm. Bản thân nó toát lên một phong cách cũng như giọng điệu linh hoạt và vững vàng kết hợp với nghệ thuật “tảng băng trôi” rất “Hemingway” tạo nên hấp lực và truyền cảm rất lớn.

Ông lão Xan-ti-a-gô, cô đơn giữa biển cả trong cuộc chiến chống lại con cá Kiếm khổng lồ, và sau đó là đàn cá mập, cuối cùng trở về với con cá Kiếm chỉ còn trơ bộ xương, mệt mỏi và đau xót… Hình ảnh đó đã gây xúc động rất mạnh mẽ và là một minh chứng hùng hồn cho sức lao động và khát vọng cao đẹp của con người – khát vọng đó là sự khẳng định giá trị của bản thân, là những thành quả bắt nguồn từ trong những nghịch cảnh, là những điều tốt đẹp vẫn luôn được nhìn thấy đằng sau những đắng cay của cuộc sống.

Con cá Kiếm trở về là sự khẳng định một chiến thắng, một chiến thắng tinh thần đầy dũng cảm và mãi mãi hình tượng đó trở thành biểu tượng cho tình yêu cuộc sống ở mọi thời đại, bởi suy cho cùng, ở đâu trên trái đất này, con người vẫn luôn đấu tranh cho hạnh phúc, cho giá trị sống chân chính của mình. Vẫn nhân hậu trên từng câu chữ, tác phẩm còn là tiếng nói ấm áp đầy yêu thương của tác giả đối với những con người nghèo khổ.

Với lối kể chuyện độc đáo, kết hợp nhuần nhuyễn giữa văn kể và lời văn miêu tả nhân vật, miêu tả đối thoại, độc thoại nội tâm. Khắc hoạ thành công chân dung nhân vật qua cảm giác, sử dụng ngôn ngữ kể và ngôn ngữ của nhân vật để khắc hoạ điều này. Thêm vào đó là cách viết giản dị nhiểu chỗ tưởng như “lỏng” song kì thực lại rất chặt chẽ. Viết theo nguyên lí tảng băng trôi.

3. Xây dựng cốt truyện gây cấn, đầy kịch tính.

“Ông già và biển cả” là một cuốn truyện độc đáo mà trước hết là ở tính chất gần như không có cốt truyện của nó. Nếu quan niệm cốt truyện như sự phát triển của những sự kiện biến cố gắn bó với nhân vật trong sự vận động của thời gian (thậm chí có lúc nó đã được định hình trong một kết cấu có tên gọi là kết cấu đramatic gồm năm thành phần như trong một vở kịch truyền thống, rất tiêu biểu ở tiểu thuyết thế kỉ XIX trở về trước) thì quả thật “Ông già và biển cả” đã thể hiện quá trình hủy diệt cốt truyện ở thế kỉ XX một cách rõ rệt. Cả cuốn truyện dày hơn trăm trang chỉ là câu chuyện dài ba ngày đêm của ông lão đánh cá Xan-ti-a-gô. Điểm nhìn của tác phẩm được di động vào bên trong, bởi lẽ hành động bên ngoài rất đơn giản, dường như toàn bộ hành động diễn ra ở bên trong nhân vật; mà khi điểm nhìn đã di động v ào bên trong thì cốt truyện – theo quan niệm truyền thống, dựa trên sự phát triển của tình tiết – rõ ràng là bị giảm nhẹ.


Bàn về nguyên lí “Tảng băng trôi” trong tác phẩm “Ông già và biển cả”.

Ngay từ những năm sáu mươi, khi Giã từ vũ khí và Chuông nguyện hồn ai ra đời ở Việt Nam, tên tuổi Hemingwayđã trở nên rất gần gũi với nhiều lứa tuổi. Giống bao nghệ sĩ thiên tài khác, ông cũng phát biểu quan niệm nghệ thuật và cách thức sáng tạo của mình. Cách thức đó được gói trọn trong hình tượng Tảng băng trôi mà về sau các nhà nghiên cứu nâng lên thành nguyên lý và được sử dụng rộng rãi trong các công trình nghiên cứu không chỉ riêng đối với các sáng tác của Hemingway. Sở dĩ hậu thế làm điều ấy bởi lẽ quan niệm Tảng băng trôi có nét tương đồng giữa đông tây kim cổ, là quy luật chung cho bất kỳ kiệt tác nào.

Hemingway nhiều lần nhắc đến hình tượng Tảng băng trôi. Phần trích dịch sau, chúng tôi rút từ công trình Phỏng vấn Hemingway: “Tôi luôn cố gắng viết theo nguyên tắc Tảng băng trôi. Cứ bảy phần tám của nó chìm cho một phần nổi. Bất cứ điều gì bạn biết mà bạn có thể loại bỏ thì nó chỉ làm tăng thêm sức mạnh cho Tảng băng của bạn. Đó là những phần không được viết. Nhưng nếu nhà văn bỏ qua điều gì đó bởi vì anh ta không biết, vậy thì sẽ có một lỗ hổng trong truyện”.

Ngay từ đầu, Hemingway phát biểu: “Tôi có những cơn ác mộng và biết những cơn ác mộng mà người khác có. Nhưng bạn không phải viết lại tất cả. Bất kì vấn đề nào bạn có thể bỏ mà bạn biết rõ về nó thì nó vẫn hiện diện trong tác phẩm với hết thảy những phẩm chất, đặc điểm. Khi nhà văn bỏ qua những gì anh ta không biết. Điều ấy sẽ phô ra những lổ hổng trong truyện”.

Như thế, điều kiện đầu tiên để tạo ra nghệ thuật Tảng băng trôi trong tác phẩm: (a) nhà văn phải nắm rõ những gì liên quan đến việc viết và nội dung của điều cần biết, (b) có thể bỏ được chừng nào thì bỏ, càng nhiều càng tốt. Mục đích của thao tác này là nhằm phát huy khả năng đồng sáng tạo từ phía bạn đọc

Hemingway nhấn mạnh đến việc loại bỏ tư liệu thu thập được. Như thế những chi tiết hình tượng được đưa lên trang giấy đã qua bộ lọc của ông. Nó ngấm vào máu thịt của ông mà phôi thai thành. Ông không muốn và không bao giờ đưa chất liệu sống lên trang giấy. Vậy nên ta có thể nói, nguồn gốc Tảng băng trôi được kết hợp theo công thức: Chất liệu + Loại bỏ + Hư cấu.

Hemingway đã sử dụng một hình ảnh nổi tiếng để nói về phương pháp viết của ông: đó là phương pháp “tảng băng trôi”, bảy phần tám chìm dưới nước, chỉ có một phần nổi lên trên cho mọi người nhìn thấy. Hình ảnh ấy chẳng những đã minh họa cho phong cách Hê- minh-uê, mà nó đã tóm tắt yêu cầu đối với một áng văn chương thực sự có giá trị, đặc biệt đối với độc giả thế kỷ XX. Mỗi người đọc theo những cấp độ khác nhau, sẽ phát hiện những tầng ngầm của “tảng băng trôi” – tác phẩm văn chương. Hình ảnh này của Hemingwaythật ra đã được một thuật ngữ lí luận gợi lên: đó là “mạch ngầm văn bản”.

Dưới vẻ trần trụi, thô sơ, rõ ràng bên ngoài, tác phẩm của ông ẩn dấu những phần sâu kín, đa nghĩa và đầy chất thơ. Thoạt nhìn, ngôn từ ở đây thường rất ngắn gọn và đơn giản, điều này đặc biệt thể hiện qua một loại ngôn từ mà người ta coi là sở trường của ông, ngôn ngữ đối thoại. Người ta ví lối văn chương đối thoại của Hemingway với những băng ghi âm hoặc nói đến loossi văn điện tín. Đối thoại rời rạc, khó hiểu ấy không đơn giản chỉ hứng thú của nhà văn, mà thường gắn bó với kiểu nhân vật Hê-minh-u: họ không trần tình, bộc lộ tâm tư mà thường khi lại giấu kín nó. Muốn hiểu hết đối thoại của nhân vật Hemingway, nhiều khi phải đọc cả những im lặng và nhập hẳn vào văn cảnh của họ nữa. Huống chi nhà văn thường ẩn mình, không giải thích, bình luận nhiều về nhân vật, nên có những câu đối thoại gần như hoàn toàn thuộc về phần chìm của “ tảng băng trôi”.

Nhà văn Hemingway quan niệm tác phẩm nghệ thuật như một “tảng băng trôi” có bảy phần chìm, chỉ một phần nổi. Hemingway lấy hình ảnh tảng băng trôi phần nổi ít, phần chìm nhiều đặt ra yêu cầu đối với tác phẩm văn chương phải tạo ra “ý toại ngôn ngoại”. Nhà văn không trực tiếp công khai phát ngôn cho ý tưởng của mình mà xây dựng hình tượng có nhiều sức gợi để người đọc tự rút ra phần ẩn ý.

Phần nổi: đầu tiên, “Ông già và biển cả” là một tiêu đề mang nhiều tầng nghĩa. Ở phần nổi, đó chỉ đơn thuần là liệt kê hai yếu tố chính yếu của tác phẩm là ông già Xan-ti-a-gô là nhân vật chính và biển cả không gian chính. Phần nổi là nghĩa tường minh, là nội dung tác phẩm được thể hiện qua câu chữ qua nội dung của toàn bộ tác phẩm. Đó là những gì nhìn thấy được văn bản ngắn gọn, đơn giản. Qua lượng ngôn từ hạn hẹp chuyển tả những lớp nghĩa hết sức sâu xa. Nhân vật số lượng cũng không nhiều, cũng là tác phẩm đơn giản về hoạt động câu cá cũng là sự giản lược về cốt truyện. Tác giả đã miêu tả cuộc đấu giữa ông lão đánh cá và con cá kiếm. Đề cao sức mạnh của con người, thể hiện niềm tin vào nghị lực của con người và niềm tự hào về con người.

Lão Xan-ti-a-gô câu được con cá Kiếm. Con cá lượn những “vòng tròn rất lớn”. Ông lão “nhẹ nhàng” kéo con cá vào. Lão “dùng cả hai tay, lắc người, dốc hết lực của cả cơ thể của chân trụ ra mà kéo”. Con cá vẫn chậm rãi lượn vòng. Hai giờ sau, ông lão “mệt thấu xương”, các vòng tròn đã hẹp hơn nhiều. Con cá vẫn tiếp tục lượn vòng. Ông lão đã kiệt sức, thấy “hoa cả mắt”, cảm thấy “chóng mặt và choáng váng”. Lão tự động viên mình: “ta không thể tự chơi xỏ mình và chết trước một con cá như thế này”.

Đến vòng thứ ba, lão đã nhìn thấy con cá, lão “không thể tin nổi độ dài của nó”. Một con cá kiếm khổng lồ, cái đuôi “lớn hơn cả chiếc lưỡi hái lớn… thân hình đồ sộ… Cánh vi trên lưng xếp lại, còn bộ vây to sụ bên sườn xòe rộng”. Con cá tiếp tục lượn thêm nhiều vòng. Lão càng kiệt sức, lão tự gọi mình: “Đầu ơi, hãy tỉnh táo”. Lão cảm thấy “mình sắp ngất đi”, hai tay lão “đã rã rời và mắt lão chỉ có thể nhìn rõ được từng lúc mà thôi”, lão cảm thấy “xây xẩm cả mặt mày”. Lão đã kéo được con cá lại gần thuyền. Dồn hết mọi đau đớn và sức lực còn lại, “vận hết sức bình sinh”, lão phóng ngọn lao vào trúng tim con cá. Con cá đã chết, máu từ tim nó loang ra, “làm máu đen sẫm trông như bãi cát ngầm trong làn nước biếc sâu hơn ngàn thước. Rồi nó lan rộng tựa đám mây”. Trong cuộc đấu với con cá Kiếm, lão Xan-ti-a-gô là người chiến thắng. Lão đã chiến thắng con cá bằng chính sức mạnh của mình. Qua cuộc đấu, tác giả đề cao sức mạnh của con người.

Phần chìm là ý nghĩa của đoạn trích được suy ra từ các hình tượng. Ông già, tượng trưng cho con người. Còn biển cả là biểu tượng của tự nhiên. “Ông già và biển cả” được viết hoa không chỉ thể hiện sự trân trọng của tác giả dành cho con người và tự nhiên, mà còn bộc lộ sức mạnh to lớn ẩn chứa bên trong hai đối tượng này. Đồng thời việc sử dụng từ “ và” chỉ quan hệ đẳng lập, đã bộc lộ quan điểm của tác giả, con người có sức mạnh ngang với tự nhiên, thậm chí còn hơn cả tự nhiên. Con người hoàn toàn có thể chinh phục được tự nhiên, thậm chí đó là một lão giã đã gần đất xa trời. Hình tượng con cá kiếm là ước mơ của người lao động, cũng là biểu tượng về vẻ đẹp của tự nhiên. Ông lão đánh cá là biểu tượng về người lao động có ý chí và nghị lực phi thường. Cuộc đấu giữa ông lão và con cá kiếm thể hiện hành trình gian khổ của con người để biến ước mơ thành hiện thực. Qua phần nổi, tác giả còn đề cao con người, thể hiện niềm tin vào nghị lực của con người, tự hào về con người. Trong cuộc đấu với con cá kiếm, cả hai đều dũng cảm, mưu trí, cao thượng, nhưng chiến thắng cuối cùng thuộc về con người. Ông lão chiến thắng con cá không chỉ bằng sức mạnh mà bằng các ý chí, nghị lực phi thường.

Việc sắp đặt cặp nhân vật ông già Xan-ti-a-gô và thằng bé Manolin xuất hiện ở đầu và cuối tác phẩm cũng mang ý nghĩa biểu tượng. Manlolin luôn giúp đỡ ông lão, lo lắng cho ông lão, động viên ông lão, chúc ông lão những lời may mắn, tốt đẹp, hiểu và cảm phục “ thành quả” ông lão đạt được. Có thể nói cặp nhân vật này thể hiện quy luật tiếp nối không ngừng của nhân loại, ông lão là kẻ đi trước, còn thằng bé là người tiếp nối và kế thừa con đường và ý chí quật cường của ông lão. Cặp nhân vật này mang tính xã hội tiêu biểu, giống như Hemingway từng tâm niệm “một thế hệ qua đi, một thế hệ tiếp đến, và trái đất mãi mãi vững bền”. Thế nhưng Xan-ti-a-gô và Manolin còn là một cặp tri kỉ và thể hiện phần nào khát vọng luôn thôi thúc bên trong Hemingway, chính là tìm được một tri kỉ có thể hiểu và trân trọng những gì ông viết ra. Điều này thể hiện rõ ở việc ông lão 3 ngày lênh đênh trên biển, thường lặp đi lặp lại một ước vọng giá mà Manollin ở đây. Ước vọng ấy đã trở thành một nốt nhấn trong tác phẩm.

Trong hệ thống biểu tượng ta không thể bỏ qua mảnh ghép trọng yếu nhất, chính là “bộ xương cá kiếm khổng lồ”, kết quả cuối cùng trong chuyến ra khơi của ông lão. Với những người ngư dân, xét trên phương diện mưu sinh, bộ xương cá chỉ là một thứ bỏ đi, một sự thất bại ê chề. Song họ vẫn là người trong nghề, dù vẫn chưa hiểu được toàn bộ sự gian truân của lão, nhưng một phần nào đó, họ đã thực sự cảm động khi nhìn thấy bộ xương cá vĩ đại. Tuy nhiên, các du khách đi biển khi nhìn thấy bộ xương cá lại thốt lên rằng: “không ngờ cá mập lại đẹp như thế, dáng đuôi thật duyên dáng”. Lời khen đó chỉ là bộc phát, lời khen của họ sớm muộn cũng bị sóng biển cuốn trôi, chắc chắn sau này họ chẳng còn nhớ gì về nó nữa. Những du khách, họ chẳng thể nào hiểu được bộ xương cá mập kia chính là bộ xương cá kiếm, và để có được bộ xương cá đó, người đánh cá đã phải trải qua cuộc chiến khắc nghiệt.

Chính ông lão Xan-ti-a-gô cũng là một ngư dân, xét trên phương diện mưu sinh, bộ xương cá là một sự thất bại, ngay cả chính ông lão cũng phải thừa nhận và thốt lên điều đó. Nhưng thực chất, bộ xương cá không phải là một sự thất bại. Đó chính là thành quả lao động của ông, là dấu ấn cho sự gian khổ của ông. Thật không ngẫu nhiên mà tác giả lại chọn bộ xương cá làm chi tiết chủ đạo cho tác phẩm. Bộ xương chính là biểu tượng cho sự thành công, sự bền vững không thể xóa mòn theo năm tháng. Một bộ xương cá đơn thuần, nhưng theo góc nhìn của nhiều người lại chứa đựng nhiều triết lí nhân sinh. Trong cuộc sống, thành quả mà ta đạt được chỉ có người tri kỉ mới hiểu được trọn vẹn mà thôi, kẻ trong nghề dù có thể hiểu nhưng không thể hiểu hết được toàn bộ, còn với kẻ ngoài cuộc chỉ là vô nghĩa. Không chỉ vậy dù thành quả ấy có không được trọn vẹn hay là một thứ đồ phế phẩm đi chăng nữa, ta cũng không được nản lòng bỏ cuôc. Vì cuộc đời còn nhiều gian nan, thành quả đạt được không dễ dàng.

“Ông già và biển cả” là một tiểu thuyết rất ngắn, số lượng nhân vật trong tác phẩm cực ít. Tác phẩm có tám nhân vật (bao gồm cả cá Kiếm và cá Mập) song hiện diện trên hầu hết các trang sách chỉ mỗi một Xan-ti-a-gô. Nếu hiểu theo truyền thống thì tác phẩm gần như không có cốt truyện. Bởi lẽ những chi tiết hiếm hoi để tạo nên cốt truyện có thể kể là: Sau tám mươi tư ngày đi biển không đánh được cá. Xan-ti-a-gô lại ra khơi. Lần này ông lão câu được con cá Kiếm khổng lồ và bị nó kéo đi rất xa. Sau, ông cũng chinh phục được và đưa nó vào bờ nhưng chỉ còn bộ xương bởi dọc đường lão đã bị bầy cá mập tấn công.

Ba ngày đêm của cuộc đời Xan-ti-a-gô được tái hiện trong tác phẩm quá ngắn ngủi. Hơn nữa, khi được đặt trong không gian mênh mông về bản chất nhưng hạn hẹp bởi thị lực của con người: mặt biển, thì câu truyện dường như diễn ra trong khoảnh khắc. Để ở đó, ông lão vừa chiến đấu, vừa ăn, nghỉ, ngủ, vừa hồi tưởng, tự hào, âu lo…Tất cả dồn nén nên sự hiện diện của thời gian vật lý dường như không quan trọng. Trong khi đó, không gian ngày càng bị thu hẹp bởi thị lực của lão yếu dần theo thể trạng. Như vậy, không-thời gian chỉ còn dồn vào một điểm: con cá mắc câu và ông lão giữ nó nên độ dàn trải của ngôn từ hầu hết được “cấy” trên dòng thời gian hồi tưởng của Xan-ti-a-gô. Nó tạo nên kiểu ngôn từ tâm trạng: độc thoại nội tâm. Thế nhưng độc thoại nội tâm tuy nhiều về số lần song ngắn về lượt. Nó không chiếm cả chương và không đủ dài để trở thành dòng ý thức.

Thêm nữa, ông lão thường nói lớn, đối thoại với chính bản thân mình, nên dòng độc thoại nội tâm ấy mang vóc dáng của những đối thoại. Ấy mà đối thoại ở tác phẩm này bị “cô” đến tận cùng có thể. Nó không chỉ ngắn về nội dung mà còn bị lược bỏ lời thuyết minh của thoại. Về chủ thể :lão nói, thằng bé đáp…Về các yếu tố ngôn từ biểu lộ sắc thái tìn cảm, chẳng hạn như khi miêu tả lời nói của ông lão “Ông nhớ cháu”, những nhà văn khác thường thêm “Lão nói âu yếm”… thì đây, với Hemingway chỉ còn độc mỗi “Ông nhớ cháu”.

So với người kể chuyện cũng như những nhân vật khác, Xan-ti-a-gô nói nhiều. Suốt cả tác phẩm trừ khoảng vài ba trang đầu và cuối có lời dẫn chuyện, miêu tả của người kể chuyện: các trang còn lại, tuyệt đại đa số là lời ông lão. Điều này chứng tỏ tác phẩm có rất ít nhân vật, và người kể chuyện ý thức nhường lời cho nhân vật để hòng đạt hiệu quả khách quan tối ưu trong giao tiếp.
Do vậy, hiện diện trước độc giả, tác phẩm chỉ có một Xan-ti-a-go qua khả năng tiết kiệm cả ngôn từ đến cái nhìn ngoại cảnh. Thế mà ta có thể khai thác hình tượng nhân vật này dưới nhiều cấp độ, thậm chí là trái ngược nhau.

Trong sáng tác nghệ thuật, tính đa chiều kích là nguyên tác mà bất kì nghệ sĩ nào cũng cần hướng tới. Nhà văn sẽ chẳng nói được gì khi ngôn từ nghệ thuật của anh ta câm lặng, dẫu cho ngoài đời anh ta rất có tài diễn thuyết, hùng biện. Loại bỏ, hư cấu, xây dựng quan hệ, biểu tượng, huyền thoại và khai thác tính nước đôi… là cách chắp lời cho ngôn từ, là phương pháp sáng tạo độc đáo của Hemingway. Có hồi ông ví cái phần nổi núi băng của mình như một ngọn lửa, ngọn lửa nhỏ và ông lại “nén nhỏ nó xuống, xuống thấp cho đến lúc bất thình lình một tiếng nổ vang lên. Nếu không có gì khác ngoài tiếng nổ ấy, thì tác phẩm của tôi sẽ hấp dẫn đến mức không một ai lại thích nó”. Hemingway đã thực hiện được điều này trong tác phẩm. Nhưng có lẽ thành công nhất vẫn là “Ông già và biển cả, nơi tập trung mạnh nhất nguyên lý Ngọn lửa nén hay quen thuộc hơn là Tảng băng trôi.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang