doc-hieu-van-ban-phong-cach-ho-chi-minh

Đọc hiểu văn bản “Phong cách Hồ Chí Minh” (Lê Anh Trà)

Đọc hiểu văn bản:

Phong cách Hồ Chí Minh
(Lê Anh Trà)

I. Đọc hiểu chú thích:

1. Tác giả: Lê Anh Trà.

Lê Anh Trà sinh năm 1927, mất năm 1999, quê ở xã Phổ Minh, huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi. Ông là một nhà quân sự, nhà văn – nhà văn hóa tiêu biểu của Việt Nam.

2. Tác phẩm:

– Xuất xứ: Phong cách Hồ Chí Minh được trích từ “Phong cách Hồ Chí Minh, cái vĩ đại gắn với cái giản dị, trong Hồ Chí Minh và văn hóa Việt Nam” của Viện Văn hóa xuất bản, Hà Nội, 1990.

– Bố cục hai phần:

+ Phần 1 (Từ đầu đến “nhưng đồng thời rất mới, rất hiện đại”): Sự tiếp thu tinh hoa, văn hóa nhân loại của Hồ Chí Minh.

+ Phần 2 (Còn lại): Biểu hiện của nét đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh.

* Tóm tắt: Trong cuộc đời đầy truân chuyên của mình, Hồ Chí Minh đã được tiếp xúc với nhiều nền văn hóa các nước và thành thạo nhiều thứ tiếng khác nhau: Pháp, Anh, Hoa, Nga… Nhưng những nét văn hóa quốc tế ấy vẫn không làm ảnh hưởng đến nhân cách của một con người đậm chất Việt Nam với lối sống giản dị. Từ cuộc sống hằng ngày đến cách làm việc. Nếp sống giản dị và thanh đạm ấy giống như các vị danh nho thời xưa. Đó hoàn toàn không phải là một cách tự thần thánh hóa, làm cho mình khác người. Đó là lối sống thanh cao, một cách di dưỡng tinh thần của Bác.

II. Đọc hiểu văn bản.

1.Quá trình tiếp thu tinh hoa, văn hóa nhân loại của Hồ Chí Minh.

– Trong cuộc đời của mình, Hồ Chí Minh đã đi đến nhiều quốc gia trên thế giới ở phương Đông và phương Tây.

– Người thành thạo nhiều thứ tiếng không chỉ nói mà còn viết: Pháp, Anh, Hoa, Nga…

– Hiểu biết văn hóa, nghệ thuật một cách uyên thâm, biết tiếp thu cái đẹp và phê phán những tiêu cực của chủ nghĩa tư bản.

– Tiếp thu văn hóa nhân loại nhưng vẫn giữ được lối sống truyền thống rất phương Đông, rất Việt Nam.

→ Một con người luôn không ngừng cố gắng học hỏi.

2. Biểu hiện của nét đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh.

– Nơi ở: Lấy chiếc nhà sàn nhỏ bé bằng gỗ bên cạnh chiếc áo làm “cung điện” của mình. Chiếc nhà sàn vỏn vẹn có vài khóc để tiếp khách, họp Bộ chính trị, làm việc và ngủ.

→ Đơn sơ.

– Trang phục, đồ dùng: Trang phục hết sức giản dị với bộ áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp thô sơ. Tư trang ít ỏi là một chiếc va li con và một bộ quần áo, vài vật kỉ niệm

→ Ít ỏi, giản dị.

– Ăn uống: Đạm bạc với những món ăn dân tộc không chút cầu kì: cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa.

→ Đạm bạc.

→ Lối sống giản dị không giống với bất kì một vị chủ tịch hay tổng thống nào cả.

* Nhận xét: Giản dị, thanh cao xuất phát tự nhiên chứ không phải là Bác tự thần thánh hóa bản thân, tự làm cho mình khác người. Đó là lối sống của một con người yêu nước, yêu những vẻ đẹp truyền thống của dân tộc Việt Nam.

III. Tổng kết.

1. Nội dung:

– Vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, thanh cao và giản dị. Qua bài viết, người đọc thấy được vẻ đẹp của phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hòa giữa nét văn hóa truyền thống dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại.

2. Nghệ thuật:

– Văn bản kết hợp giữa kể và bình luận một cách tự nhiên, chọn lọc những chi tiết tiêu biểu, đan xen thơ cổ, dùng từ Hán Việt gợi sự gần gũi; sử dụng nghệ thuật đối lập để làm nổi bật ý: Vĩ nhân mà giản dụ, gần gũi, am hiểu mọi nền văn hóa nhân loại mà lại rất dân tộc, rất Việt Nam.


* Trả lời câu hỏi SGK:

Câu 1: Vốn tri thức văn hóa nhân loại của Chủ tịch Hồ Chí Minh sâu rộng như thế nào? Vì sao Người lại có được vốn tri thức sâu rộng như vậy?

Trả lời:

– Hồ Chí Minh có một vốn tri thức văn hoá nhân loại sâu rộng. Đó là những hiểu biết uyên thâm về các dân tộc và nhân dân thế giới, văn hoá thế giới từ Đông sang Tây, từ văn hoá các nước châu Á, châu Âu cho đến châu Phi, châu Mĩ.

– Người có vốn tri thức văn hóa sâu rộng vì:

+ Học tập để nói và viết thạo nhiều thứ tiếng nước ngoài như: Pháp, Anh, Hoa, Nga …;

+ Đi nhiều nơi, làm nhiều nghề – tức là học hỏi từ thực tiễn và lao động;

+ Tìm hiểu văn hoá, nghệ thuật của các khu vực khác nhau trên thế giới một cách sâu sắc, uyên thâm;

– Điều quan trọng là Hồ Chí Minh đã tiếp thu tinh hoa văn hóa nước ngoài một cách có chọn lọc, không ảnh hưởng thụ động. Người biết tiếp thu cái hay, cái đẹp đồng thời với việc phê phán những hạn chế, những tiêu cực của chủ nghĩa tư bản, trên nền tảng văn hóa dân tộc và ảnh hưởng quốc tế mà nhào nặn một nhân cách rất Việt Nam, rất bình dị, rất phương Đông và cũng rất hiện đại.

Câu 2: Lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông của Bác Hồ được biểu hiện như thế nào?

Trả lời:

Những biểu hiện chứng tỏ lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông của Hồ Chí Minh:

– Nơi ở và nơi làm việc rất mộc mạc đơn sơ: “chiếc nhà sàn nhỏ bằng gỗ bên cạnh chiếc ao”, chiếc nhà sàn “chỉ vẻn vẹn có vài phòng tiếp khách, họp Bộ Chính trị, làm việc và ngủ, với những đồ đạc rất mộc mạc đơn sơ”;

– Trang phục hết sức giản dị: bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp thô sơ;

– Ăn uống rất đạm bạc: cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa…

Câu 3: Vì sao có thể nói lối sống của Bác là sự kết hợp giữa giản dị và thanh cao?

Trả lời:

Lối sống của Hồ Chí Minh giản dị mà thanh cao một cách tự nhiên:

– Giản dị mà không kham khổ.

– Không phải là một cách tự thần thánh hoá, tự làm cho khác đời, hơn đời mà xuất phát từ cốt cách, từ trong quan niệm thẩm mĩ thuần thục, tự nhiên của nhân cách Hồ Chí Minh.

– Bản lĩnh, ý chí của một người chiến sĩ cách mạng đã hòa nhập cùng tâm hồn một nhà thơ lớn. Khao khát cống hiến cho tổ quốc bao nhiêu thì người lại càng yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống bấy nhiêu.

– Vẻ đẹp tâm hồn Người: rất mạnh mẽ song cũng rất lãng mạn, rất thơ.

Câu 4: Nêu cảm nhận của em về những nét đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh.

Trả lời:

– Con người Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hòa, trọn vẹn giữa truyền thống văn hóa dân tộc với tinh hoa văn hóa nhân loại.

– Lối sống rất dân tộc, rất Việt Nam của Bác gợi cho ta nhớ đến các vị hiền triết trong lịch sử như Nguyễn Trãi ở Côn Sơn với lối sống giản dị, thanh cao.

Xem thêm:


* Tài liệu đọc thêm:

Suy nghĩ về đức tính giản dị của Bác Hồ

Phân tích văn bản Phong cách Hồ Chí Minh của Lê Anh Trà

Viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của em về những điều em học tập được từ phong cách Hồ Chí Minh

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang