Giải thích ý nghĩa câu: “Bầu ơi thương lấy bí cùng”
Dàn bài gợi ý:
- Mở bài:
– Nêu vấn đề: tình yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau
– Dẫn câu ca dao:
“Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhung chung một giàn”
- Thân bài:
1. Giải thích:
+ Nghĩa đen: Bầu và bí là hai giống thực vật khác nhau nhưng lại giống nhau ở ở cách sống, môi trường sống, cùng leo chưng mọt gìn.
+ Nghĩa bóng: Bầu và bí gần gũi, nương tựa vào nhau (dc: Lá lành … lá rách). Bầu gặp rủi ro thì bí không tránh khỏi thiệt hại (dc: Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ).
– Qua hình ảnh bầu và bí câu ca dao muốn khuyên ta điều gì?
+ Con người cần biết yêu thương nhau (dc: Thương người … thân).
+ Người chung gia đình, làng xóm, quê hương, đất nước phải yêu thương nhau: (Truyền thuyết Con Rồng Cháu Tiên).
+ Trong lúc giặc ngoại xâm, trong thiên tai lũ lụt: (dc: Một miếng khi đói … gói khi no).
– Người thương yêu nhau thì cuộc sống sẽ tốt đẹp hơn.
Kết bài:
– Nhấn mạnh ý nghĩa lời khuyên.
– Liên hệ thực tế.
– Rút ra bài học cho bản thân.
Bài tham khảo:
- Mở bài:
Dân tộc ta từ xưa đến nay luôn có truyền thống tương thân tương ái, đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau. Trải qua nhiều thời kì, dù có những lúc cuộc sống trở nên khó khăn vô cùng nhưng truyền thống cao đẹp ấy vẫn được gìn giữ Lối sống nghĩa tình ấy được đúc kết thành câu tục ngữ sâu sắc: “Bầu ơi thương lấy bí cùng. Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”.
- Thân bài:
Bầu và bí là hai loại cây khác nhau về tên và hình dáng nhưng nó đều là loại thân leo. Chúng thường được trồng chung với nhau, cùng quấn quýt trên một giàn. Hình ảnh cây bầu, cây bí cùng bò chung một giàn trỏ thành hình ảnh quên thuộc của mọi làng quê Việt Nam từ bao đời nay.
Mượn hình ảnh bầu và bí người xưa muốn khuyên ta rằng dù chúng có là loài khác nhau đi chăng nữa nhưng vẫn biết chia sẻ không gian, cùng nhau chung sống hòa thuận, yên vui, không có lòng đố kị, ganh ghét hay chê bai nhau.
Từ câu chuyện bầu và bí, người xưa muốn gửi đến muôn thế hệ bài học về tình người trong cuộc sống này. Đó là dù mỗi chúng ta có khác nhau về hoàn cảnh, nguồn gốc, địa vị xã hội,… thì nên có tinh thần tương thân, tương ái, giúp đỡ lẫn nhau khi khó khăn hoạn nạn, xây dựng cuộc sống hòa hợp, yên bình, thắm đượm nghĩa tình, yêu thương.
Mỗi người một số phận, có người nghèo khó có kẻ cao sang; có người yên vui, hạnh phúc, có người bất hạnh, khổ đau. Nhưng không vì thế mà ta tỏ ra khinh ghét hay đố kị lẫn nhau. Sống ở trên đời, ai chẳng mong được sống cuộc đời an bình, giàu có. Những người nghèo khó không phải họ không cố gắng mà họ phụ thuộc vào tác động của hoàn cảnh quá lớn mà thôi. Cũng chẳng ai mong nghịch cảnh đến với mình để phải nhận lấy sự giúp đỡ của người khác. Bởi thế, giúp đỡ, tương trợ lẫn nhau là một việc làm cần thiết để xoa dịu những nỗi đau thương mất mát mà những người không may mắn đang phải gánh lấy.
Giúp đỡ người khác trong hiện tại là tự cứu mình ở ngày mai. Bởi cuộc đời đầy bất trắc, ta chưa thể biết được rủi ro nào sẽ đến với mình. Hôm nay, ta giúp đỡ người khác vượt qu khốn khó. Ngày mai, nếu lỡ ta rơi vào nghịch cảnh, người khác đáp trả tấm chân tình ấy, sẽ lại giúp ta vượt qua nghịch cảnh.
Quan trọng hơn cả là ta đang sống vì gia đình mình, vì dân tộc mình. “Người trong một nước phải thương nhau cùng” là lối sống cao đẹp, là truyền thống quý báu của dân tộc ta từ nghìn đời qua. Đó không phải là lòng thương hại con người. Đó là nghĩa cử cao đẹp, thấy người hoạn nạn ra tay cứu giúp, một phẩm chất đáng quý, đáng trân trọng của con người.
Sống yêu thương giúp đỡ lẫn nhau sẽ làm cho mối liên hệ giữa con người với nhau trở nên bền chặt. Cuộc sống sẽ dễ dàng hơn nếu chúng ta biết cho đi và nhận về. Cho những gì mình có mà người khác đang rất cần. Nhận về những gì mình cần mà người khác luôn sẵn lòng cho đi. Sống như thế là sống vì người khác và cũng là vì mình mà sống tốt, sống đúng với đạo lí của dân tộc.
Không có sức mạnh nào mạnh bằng sức mạnh của lòng yêu thương. Sống tôn trọng con người, trọng tình trọng nghĩa, đối xử thân tình là tự vun đắp cho cuộc sống của mình ngày càng tốt đẹp hơn.
Câu tục ngữ ngắn ngủi nhưng có ý nghĩa sâu sắc. Không ai có thể tự tách mình ra khỏi các mối ràng buộc xã hội. Đó là một quy luật bất biến của xã hội loài người. Nghĩa là, nếu muốn sống hạnh phúc và thành công, không có cách nào khác đó là con người gắn kết với nhau trong một mối quan hệ bền chặt nhất. Và giúp đỡ lẫn nhau, tích tạo ân nghĩa luôn là cách sống thông minh, đúng đắn và cao đẹp nhất.
Tình yêu thương, sự giúp đỡ chỉ có ý nghĩa khi ta yêu thương đúng cách và giúp đỡ đúng cách. Không nên yêu thương người khác theo kiểu thương hại yếu đuối. Đó là xúc phạm. Cũng không nên giúp người khác theo kiểu ban ơn và mong nhận về một sự trả ơn tương xứng. Giúp người khác thì phải vô tư, xuất phát từ trái tim chan thành và không cần nhận lại một cái gì hết.
- Kết bài:
Chúng ta luôn nói về sự tử tế. Và đó là thái độ cần có khi giúp đỡ, tương trợ người khác. Con người dù trong hoàn cảnh khó khăn thì họ vẫn luôn còn có lòng tự trọng. Khi giúp đỡ người khác ta cũng cần tôn trọng điều ấy thì sự giúp đỡ của mình mới càng thêm ý nghĩa. Nó sẽ là động lực lớn lao giúp người khác mạnh mẽ vượt qua nghịch cảnh. “Bầu ơi thương lấy bí cùng. Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”.