Chứng minh rằng: Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng

chung-minh-gan-muc-thi-den-gan-den-thi-sang

Chứng minh rằng: “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”.

I. Mở bài:

– Giới thiệu câu tục ngữ.

– Khái quát nội dung câu tục ngữ.

II. Thân bài:

1. Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ:

– Về nghĩa đen:

+ “Mực”: chất liệu dùng để viết chữ, có màu đen, dễ vấy bẩn. + “Đen”: bẩn thiểu, xấu xí

+ “Đèn”: vật dụng chiếu sáng. Nơi nào có ngọn đèn nơi đó được chiếu sáng. “Rạng”:  sáng sủa, rõ ràng.

– Về nghĩa bóng:

+ “Mực”: môi trường sống không trong sạch, vững mạnh, có nhiều điều xấu xa, tác động tiêu cực lên con người.

+ “Đèn”: môi trường sống tốt đẹp, trong sạch, có nhiều điều kiện thuận lợi.

– Ý nghĩa: Sống trong môi trường có nhiều điều xấu sẽ bị ảnh hưởng bởi những điều xấu đó, nhân cách cũng kém cỏi. Sống trong môi trường trong sạch, lành mạnh, có nhiều điều kiện thuận lợi sẽ trở nên tốt đẹp và hoàn thiện.

2. Biểu hiện.

Câu tục ngữ là một lời khuyên đúng đắn về cách lựa chọn môi trường sống cách sống đúng đắn:

+ Câu chuyện chọn nơi để ở của mẹ Tăng Tử.

+ Thực tế đời sống.

3. Bàn luận mở rộng ý  câu tục ngữ.

– Câu tục ngữ là một chân lí nhưng còn mang tính phiến diện.

– Cũng có những trường hợp: Gần mực mà không đen, gần đèn chưa chắc đã rạng.

– Câu tục ngữ chỉ đúng với những người luôn có ý thức học hỏi.

  • Kết bài:

Khẳng định tính đúng đắn theo hướng thuận chiều của câu tục ngữ, bởi đó là một chân lí đã được thực tế chứng minh.


Tham khảo:

  • Mở bài:

Nhân cách, nhân phẩm, đạo đức của con người trở nên tốt đẹp hay xấu xí có một phần tác động rất lớn từ môi trường sống xung quanh. Bởi thế, nhân dân ta từ xưa có câu: “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”. Ngẫm kĩ, câu nói trên thật đúng đắn và hữu ích.

  • Thân bài:

“Mực” là chất liệu dùng để viết chữ, có màu đen, tượng trưng cho những thứ xấu xa, không tốt đẹp. Cũng giống khi ta dính mực ta sẽ bị màu đen của mực dính. “Gần mực” thì ta cũng bị vấy bẩn như đen của mực. “Đèn” là vật dụng dùng để thắp sáng, có ánh sáng, giúp ta nhìn rõ mọi thứ trong bóng tối. Nói cách khác, ánh sáng giúp soi rõ tâm trí mọi người, làm ta có ý thức nhìn nhận những vấn đề xung quanh. Như vậy, tiếp xúc với đèn, ta sẽ có một cuộc sống tốt đẹp làm mạnh, tích cực.

Câu tục ngữ muốn khuyên bảo rằng ta nên tiếp xúc với những gì tốt đẹp và nên tránh xa những cái gì xấu xa trong cuộc sống này để trau dòi, rèn luyện mình trở nên tốt đẹp và hữu ích. Đó là một lời khuyên vô cùng đúng đắn.

Trong học tập, không phải tất cả đều là học sinh ngoan hiền. Một vài bạn lười học, ham vui, vô kỉ luật, sa sút trong học tập. Nhưng cũng có bạn chăm học ,lễ phép, hoà đồng với bạn bè. Vậy nếu chọn chơi chung với các bạn hư ta sẽ lười biếng giống các bạn và dần sa sút trong học tập. Ngược lại ta học từ các bạn ngoan giỏi, ta sẽ từ từ tiến bộ trong học tập

Ở đời không có gì là hoàn hảo. Cả câu tục ngữ này cũng vậy, vẫn có điểm khuyết. Một số người sinh ra trong môi trường xấu nhưng không bị lây nhiễm bởi điều đó. Sống vất vả, hàng ngày đều tiếp xúc với hàng tá vấn nạn xã hội nhưng không sao cả vẫn sống một cuộc sống làm mạnh tích cực.

Một lần xa ngã vào “mực” ta không bị “đen” hoàn toàn. Ta còn ý thức thì ta còn thay đổi lại được. Cố gắng noi theo những người tốt và ta sẽ trở thành một con người mới.

  • Kết bài:

 “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng” trở thành một bài học rất giá trị cho con người. Xét trên vài khía cạnh thì cũng có cái khuyết nhưng không sao. Nó giúp ta có ý thức, khái niệm mối quan hệ xã giao với mọi người.

Suy nghĩ về ý nghĩa câu tục ngữ: Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng

2 Trackbacks / Pingbacks

  1. Nghị luận: Có ý kiến cho rằng: “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng” nhưng có người khác lại nghĩ rằng: “Gần mực chưa chắc đã đen, gần đèn chưa chắc đã rạng" - Theki.vn
  2. Suy nghĩ về ý nghĩa câu tục ngữ: Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng - Theki.vn

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.