»» Nội dung bài viết:
Giới thiệu cuộc đời và sự nghiệp văn chương của nhà văn Nguyễn Tuân.
- Mở bài:
Nguyễn Tuân được xem là một trong những nhà văn lớn nhất, độc đáo nhất của nền văn học Việt Nam thế kỉ XX. Tác phẩm của Nguyễn Tuân luôn thể hiện phong cách độc đáo, tài hoa, sự hiểu biết phong phú nhiều mặt và vốn ngôn ngữ, giàu có, điêu luyện, có giá trị nâng cao sức biểu đạt của tiếng Việt. Bởi thế, có người cho rằng Nguyễn Tuân là một cái định nghĩa về người sĩ.
- Thân bài:
I. Cuộc đời và con người Nguyễn Tuân.
a. Cuộc đời.
Nguyễn Tuân (1910 -1987) sinh ra trong một gia đình nhà nho nghèo khi Hán học đã tàn. Quê gốc ở Hà Nội. Nguyễn Tuân học hết bậc Thành chung thì bị đuổi do tham gia một cuộc bãi khóa phải đối một số giáo viên Pháp nói xấu người Việt Nam. Sau đó một thời gian ông lại bị tù vì “xê dịch” qua biên giới không có giấy phép. Ra tù, ông bắt đầu viết báo, viết văn. Nguyễn Tuân chỉ thực sự nổi tiếng từ năm 1938, với các tác phẩm có phong cách độc đáo như Một chuyến đi, Vang bóng một thời… Ông được xem là cây bút tiêu biểu cho văn xuôi lãng mạn thời kỳ phát triển cuối cùng.
Sau năm 1941, Nguyễn Tuân lại bị bắt giam một lần nữa vì giao du với những người hoạt động chính trị. Sau Cách mạng tháng Tám, Nguyễn Tuân nhiệt tình tham gia cách mạng và trở thành cây bút tiêu biểu của nền văn học mới. năm 1996, ông được Nhà nước tặng GIải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.
b. Con người.
Nguyễn Tuân là một trí thức giàu lòng yêu nước và nặng tình dân tộc. Lòng yêu nước của ông có màu sắc riêng. Ông yêu tiếng mẹ đẻ và trân trọng những giá trị văn hóa cổ truyền của dân tộc.
Nguyễn Tuân là một thanh niên Tây học rất mực tài hoa. Tuy chỉ viết văn nhưng ông còn am hiểu nhiều bộ môn nghệ thuật khác như: hội họa, điêu khắc, sân khấu, điện ảnh… Nguyễn Tuân là người có ý thức cá nhân phát triển rất cao; ông viết văn trước hết để khẳng định cá tính độc đáo của mình.
Nguyễn Tuân còn là một nhà văn biết quý trọng thật sự nghề nghiệp của mình. Ông là nhà văn biết quý trọng thật sự nghề nghiệp của mình. Đối với ông, nghệ thuật là một hình thái lao động nghiêm túc, thậm chí khổ hạnh. Ông quan niệm nghề văn là một cái gì đối lập với tính vụ lợi kiểu con buôn, và ở đâu có đồng tiền phàm tục thì ở đấy không thể có cái đẹp. Đối với ông, nghệ thuật là công việc lao động nghiêm túc. Ông đã lấy cính cuộc đời cầm bút của mình để chứng minh cho quan điểm ấy.
II. Quá trình sáng tác và các đề tài chính.
* Trước cách mạng:
Sáng tác của Nguyễn Tuân trước Cách mạng tập trung vào ba đề tài chính: chủ nghĩa “xê dịch”, vẻ đẹp vang bóng một thời và đời sống trụy lạc, hoang mang, bế tắc.
Nguyễn Tuân đã tìm đến với chủ nghĩa “xê dịch” trong tâm trạng bất mãn và bất lực trước thời cuộc. Nhưng khi viết về chủ nghĩa “xê dịch”, Nguyễn Tuân lại có cơ hội này bày tỏ tấm lòng gắn bó thiết tha của mình với cảnh sắc và phong vị của đất nước mà ông đã ghi lại được bằng một ngòi bút tài hoa và trìu mến.
Không tin tưởng ở hiện tại và tương lai, Nguyễn Tuân tìm về với vẻ đẹp của quá khứ còn “vang bóng một thời”, đó là thời phong kiến đã qua nhưng dư âm còn vọng lại. Ông mô tả vẻ đẹp riêng của thời xưa với những phong tục đẹp những thú tiêu dao hưởng lạc lành mạnh và tao nhã, những cách ứng xử giữa người với người đấy nghi lễ nhịp nhàng.
Nguyễn Tuân cũng hay viết về đời sống trụy lạc, đó là một nhân vật “tôi” hoang mang bế tắc, tìm cách thoát li trong đàn hát, trong rượu và thuốc phiện. Tuy nhiên, đôi khi người ta thấy vút lên từ cuộc đời phàm tục, nhem nhuốc, niềm khao khát về một thế giới tinh khiết, thanh cao được nâng đỡ trên đôi cánh của nghệ thuật.
Tác phẩm tiêu biểu: “Một chuyến đi”; “Vang bóng một thời”; “Chiếc lư đồng mắt cua “Tùy bút I, II’’.
* Sau cách mạng:
Sau Cách mạng, Nguyễn Tuân hòa mình vào cuộc sống rộng lớn của nhân dân, đem ngòi bút phục vụ cuộc chiến đấu của dân tộc, theo sát từng nhiệm vụ chính trị của đất nước, mô tả hình ảnh nhân dân lao động và người chiến sĩ trên mặt trận vũ trang …
Với lòng yêu nước nồng nàn và tinh thần dân tộc mạnh mẽ đã thúc đẩy Nguyễn Tuân nhiệt tình chào đón cách mạng đem ngòi bút của mình phục vụ hai cuộc kháng chiến chống Pháp, Mĩ và xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Hình tượng chính vẫn là cái đẹp nhưng đó là cái đẹp của non sông gấm vóc và những phẩm chất tinh thần cao quý của nhân dân ta trong chiến đấu và lao động xây dựng đất nước.
Tác phẩm tiêu biểu:
+ Ca ngợi cuộc kháng chiến chống Pháp có: “Đường vui”. “Tình chiến dịch”…
+ Ca ngợi công cuộc xây dựng chủ ngghĩa xã hội và quyết tâm đánh Mỹ xâm lược có: “Sông Đà”, “Hà Nội ta đánh Mỹ giỏi”, “Ký”.
III. Phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân.
* Trước cách mạng:
– Phong cách Nguyễn Tuân trước cách mạng tháng Tám gói gọn trong một chữ “ngông”. Ngông dựa trên sự tài hoa, uyên bác và nhân cách hơn người của mình.
+ Tài hoa: Dựng người dựng cảnh, trong những liên tưởng, so sánh bất ngờ, táo bạo. Nguyễn Tuân thường tiếp cận mọi sự vật ở phương diện văn hóa thẩm mĩ của con nó để khám phá, phát hiện, khen, chê.
+ Uyên bác: Nguyễn Tuân vận dụng sự hiểu biết về những lĩnh vực khác nhau để mang tới cho người đọc một khối lượng tri thức phong phú, ông luôn nhìn con người ở phương diện tài hoa nghệ sĩ và sáng tạo nên những nhân vật tài hoa nghệ sĩ. Nguyễn Tuân luôn tô đậm những gì tài hoa xuất chúng, gây cảm giác mãnh liệt, dữ dội đến khủng khiếp.
* Sau cách mạng:
Phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân có sự chuyển biến, không còn cái ngông nghênh khinh bạc. Ông tìm thấy mối quan hệ chặt chẽ giữa quá khứ hiện tại – tương lai, giọng văn trở nên tin yêu đôn hậu, tìm thấy cái đẹp, chất tài hoa ở những người lao động bình thường, giọng văn khinh bạc chủ yếu để ném vào kẻ thù dân tộc hay những mặt trái của xã hội. Thể tài phù hợp với phong cách Nguyễn Tuân là thể tùy bút. Ngôn ngữ uyển chuyển linh hoạt, giàu hình ảnh, vốn từ vựng phong phú…
- Kết bài:
Tóm lại, với phong cách nghệ thuật rất riêng của mình, có thể nói Nguyễn Tuân chính là hiện thân của cái định nghĩa về người nghệ sĩ. Đối với ông, văn chương nghệ thuật phải có phong cách độc đáo, mới lạ. Ông rất chú ý đến việc xâu dựng hình tượng nghệ thuật đọc đáo, trau chuốc ngôn ngữ và tìm kiếm cách diễn đạt tài hoa nhất. Chính điều đó làm nên giá trị đặc biệt không thể nhầm lẫn trong trang văn Nguyễn Tuân.
Hãy làm sáng tỏ ý kiến của Nguyễn Tuân: Mỗi nhà văn là một phu chữ