Hãy dạy cho trẻ cách tha thứ cho chính mình.
Trong nhân gian chữ từ bi được hiểu là lòng thiện, lòng thương người, thương vật, không có tính vị kỷ và nhất là hay giúp đỡ người khác lúc khó khăn. Khi những hoàn cảnh cùng khổ xảy ra thì người ta mong ước có vị Bụt với tấm lòng từ bi hiện ra. Cửa chùa được người đời gọi là “cửa từ bi”, bóng dáng của một vị sư được gọi là “bóng từ bi”, lòng hiền từ hay giúp đỡ người khác gọi là lòng từ bi, thậm chí đôi mắt từ bi, đôi môi từ bi.
Nói chung những gì có tính năng giúp đỡ hoặc đem niềm vui đến cho người khác đều được gọi là từ bi. Như vậy chữ từ bi là thuần của Phật giáo và được ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp vào tâm trí nhân gian. Nó là niềm tin, là một điều gì đó hiền lành, thân thiện.
Như vậy “Từ”, “Bi” vừa là một loại tâm vừa là một loại nhận thức để hành động, vừa là một biểu tượng đẹp đẽ. Cho nên, nó vừa là cách rèn luyện cho bản thân để thăng hoa tâm linh vừa là cách thức hành động để lợi ích cho tha nhân, và cũng vừa là lẽ sống cao đẹp, hạnh phúc cho mọi người.
Thực hành của từ bi chính vị tha. Vị tha là sẵn sàng nghĩ đến hãy sống vì lợi ích của người khác một cách vô tư, sẵn sàng vì lợi ích của người khác mà hy sinh lợi ích của cá nhân mình. Vị tha là chiếc chìa khóa mở cánh cửa an lạc và hạnh phúc. Hãy dạy cho con trẻ biết cách kiểm soát cơn giận dữ giận cũng đừng bao giờ hoài nghi tiêu cực. Bởi tức giận và hoài nghi là hai yêu tố gây ra đau khổ.
Hãy dạy cho con trẻ, trước khi biết sống vì người khác, hãy biết sống cho chính mình. Bản thân có vững mạnh thì mới có thể vì người khác mà tương trợ, giúp đỡ, cứu nguy.
Hãy dạy cho con trẻ biết tha thứ cho bản thân khi gây ra lỗi lầm. Hãy dạy cho con trẻ biết cách hoá giải những u uẩn, tránh nảy sinh tâm lý tiêu cực, mất kiểm soát trong hành động, dẫn đến hủy hoại bản thân.