hay-ke-lai-mot-viec-lam-tot-ma-em-da-lam

Kể lại một việc làm tốt mà em đã làm

Kể lại một việc làm tốt mà em đã làm.

* Dàn bài gợi ý:

  • Mở bài:

– Việc tốt em đã làm ở nhà (ví dụ: mời bác sĩ đến khám bệnh cho mẹ khi trời đã tối).

  • Thân bài:

1. Hoàn cảnh:

+ Chủ quan: tính em nhát và lười.
+ Khách quan: trời mưa và tối, đường xa.

2. Diễn tiến của sự việc:

+ Mẹ ốm, cần phải mời bác sĩ ngay.
+ Lòng thương mẹ làm quên hết sợ hãi, vượt qua con đường tối.
+ Mời được bác sĩ.
+ Mẹ khỏi bệnh.

3. Cảm nghĩ về việc đã làm.

+ Trong tình thế cấp bách, cần vượt qua nỗi sợ hãi để làm được những việc cần làm.

  • Kết bài:

– Em được khen ngợi, thấy mình trưởng thành hơn.


Bài tham khảo:

Bố đưa chị lên thăm bà nội giờ này vẫn chưa thấy về. Mẹ lên cơn sốt từ chiều, đang đắp chăn nằm trong buồng. Tôi muốn vào ngồi cạnh mẹ, nhưng mẹ tôi bảo phải ra ngồi học bài, nhân thể chờ mở cửa cho bố. Nhà sao mà vắng thế! Tôi ngồi học, lòng cứ thấp thỏm nên mãi vẫn chưa thuộc bài, cứ đọc câu này lẫn sang câu khác.

Chợt có tiếng mẹ từ buồng trong vọng ra:

– Lê ơi, vào đây mẹ bảo!

Tiếng mẹ tôi rất yếu. Tôi vội vàng chạy vào:

– Con đây, có việc gì thế mẹ?

Mẹ hé mắt, nhọc mệt nói:

– Mẹ sốt nhiều, mệt lắm. Con đi mời cô Lan cho mẹ… Thò tay khóa cổng lại.

Cô Lan là bác sĩ, nhà cách đây đến cả cây số, qua đến mây cái hẻm vắng. Đến nhà cô Lan vào giờ này ư? Và mưa xem chừng lớn hơn ban nãy, trời cũng có vẻ tối hơn…

Tôi nhìn mẹ, thây mẹ có vẻ mệt lắm. Đặt tay lên trán mẹ, trán mẹ nóng như lửa. Quên hết mọi sợ hãi, tôi nói:

– Mẹ chờ một lát nghe mẹ. Con chạy nhanh lắm, sẽ cùng cô Lan về ngay thôi.

Em lấy áo mưa, mặc rất nhanh rồi mở cửa, bước đi, sau khi đã thò tay khóa ở bên trong. Con đường vắng vẻ và tối om trong cơn mưa. Tôi không dám nhìn xung quanh, cứ cúi đầu đi tẳng tới. Xung quanh tôi, vang vọng âm thanh của tiếng mưa đạp trên tàn lá, tiếng gió rít ù ù và cả những tiếng động lạ lẫm mà tôi không biết rõ. Tôi hít hơi thở dài, nhắc mình đừng sợ hãi. Nỗi lo sợ của tôi lúc này là mẹ đang sốt cao và đang mong em về. Tôi vừa đi vừa chạy. Chẳng mấy chốc, tôi đã đến trước nhà cô Lan. Sau khi nghe tôi nói, cô Lan lấy ngay xe máy, chở tôi cùng đến nhà.

Về đến cửa, thì bố và chị cũng vừa về. Tôi òa khóc nhưng bắt đền bố. Bố ôm tôi vào lòng vỗ về và khen tôi dũng cảm. Cô Lan vội vã vào khám cho mẹ rồi chích thuộc và cho mẹ uống thêm mấy viên thuốc. Mẹ đỡ nóng rồi ngủ yên.

Trước khi ra về, cô Lacòn khen tôi:

– Cháu giỏi thật đấy, đêm hôm vắng vẻ mà một mình đi bộ tới nhà cô. Không biết sợ à.

Tôi bẽn lẽn mỉm cười không dám nói gì. Thực ra tôi cũng sợ lắm chứ. Nhưng thương mẹ đang ốm, nếu không đến nhà cô, mẹ tôi sẽ gặp nguy hiểm. Từ đó, tôi cũng bớt sợ khi đi trong bóng đêm nữa.


Bài làm 2:

  • Mở bài:

Trong cuộc sống, người tốt, việc làm tốt luôn ở quanh ta. Ở đâu có khó khăn, ở đó có người cùng chia sẻ. Khi miền trung gặp bão lũ, người người đều chung tay góp sức giúp người hoạn nạn qua cơn khốn khó. Việc làm tốt đâu cần phải là những việc lớn lao gì. Ai cũng có thể làm được việc tốt miễn trong lòng luôn sẵn một tình yêu thương. Như bạn tôi đây, để cứu hai em học sinh nhỏ tuổi mà không sợ hiểm nguy, quên mình cứu giúp.

  • Thân bài:

Sáng hôm ấy, vì tới phiên trực nhật lớp học nên tôi đến trường hơi sớm. Vừa tới cổng thì tôi gặp bạn Lâm cũng vừa đến. Chúng tôi cùng nhau bước vào trường học. Qua cổng, chúng tôi đi nép theo hành lang để lên cầu thang ở phía sau dãy nhà. Một nửa sân trường bị rào chắn vì dãy nhà phía đối diện đang được xây dựng thêm tầng lầu. Nhà trường đã nhắc đi nhắc lại nhiều lần lệnh cấm học sinh vượt qua rào chắn để đề phòng tai nạn.

Thợ xây dựng khi đó cũng đã bắt đầu làm việc, đang chuyển gạch, vữa từ dưới đất lên cao trong những xô sắt buộc dây kéo bằng ròng rọc. Gạch chất đầy xô khiến dây kéo thẳng căng và ròng rọc kêu lên kin kít. Em nhìn thây hai cậu học sinh lớp 2 đi bên trong rào chắn, tinh nghịch nhảy qua những đống cát và leo qua đống gạch. Em bảo Lâm:

– Hai đứa nhỏ kia nghịch quá. Đi thế mà gạch nó rớt cho một viên xuống đầu thì chỉ có chết.

Lâm quay nhìn rồi nói:

– Nguy hiểm thật! Để mình gọi chúng nó lại.

Vừa nói xong thì Lâm đã vụt lao đi. Chưa kịp hiểu ra sao, tôi đã nghe một tiếng “xoảng” đến rợn người. Tôi nghe tiếng người xôn xao, tiếng những bước chân chạy rầm rập. Rồi có người nói:

– May quá!

– Trời ơi, thật khủng khiếp!

– May quá! May quá!

Tôi chạy tới, len qua mấy người phía trước. Tôi thấy Lâm đang chống tay ngồi dậy. Ngay trước mặt Lâm, hai cậu học trò lớp 2 nằm sóng xoài cũng đang ngốc đầu lên, hai tay bịt lây đầu, mặt tái xanh, mắt nhìn như lạc đi. Phía sau Lâm, cách chừng một bước, cái xô sắt bẹp nằm giữa những viên gạch đổ tung tóe.

Tôi đến đỡ Lâm đứng dậy, hỏi nhỏ:

– Lâm có sao không?

– Hình như hơi đau ở chỗ gót chân thôi – Lâm nhăn nhó

Những người khác cũng đến đỡ hai chú bé kia dậy. Tôi dìu Lâm đi về phía lớp. Tôi lại hỏi:

– Sao mà Lâm biết kịp?

– Mình nhìn thấy sợi dây đã bị đứt một nửa. Lúc ấy, mình không kịp gọi chúng nó.

Thật may cho hai cậu bé và cũng may cho Lâm, Lâm đã kịp đẩy hai đứa ra và cả Lâm cũng thoát chỗ gạch rơi vừa đúng một bước chân. Không biết chuyện gì sẽ xảy ra nếu không có hành động dũng cảm kịp thời của Lâm.

Lúc đó các bạn cùng lớp tôi đến trường đã khá đông. Ai cũng đến với Lâm. Có bạn ôm lấy Lâm một cách thân thiết. Mắt bạn nào cũng biểu lộ sự cảm động và tự hào.

  • Kết bài:

Có nhiều việc, tuy nhỏ nhưng có ý nghĩa lớn. Nếu Lâm không kịp thời xuất hiện và cứu giúp, có lẽ hai em nhỏ đã không còn mạng sống rồi. Cái xô đinh vít to nặng và sắc nhọn thế kia mà rơi vào người chắc cũng không tránh khỏi tổn thương nặng nề. Lâm quả thực là người dũng cảm, thật đáng nể phục.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang