Nhận xét về Xuân Diệu, Hoài Thanh viết: Đó là một hồn thơ tha thiết, rạo rực, băn khoăn (Hoài Thanh). Phân tích bài thơ “Vội vàng” để làm sáng tỏ điều đó.
- Mở bài:
Hồn thơ Xuân Diệu trước Cách mạng tháng Tám được Hoài Thanh nhận xét rất chính xác và tinh tế trong ba từ: “tha thiết, rạo rực, băn khoăn”. “Tha thiết”, “rạo rực” là yêu đời; “băn khoăn” là chán nản trước cuộc đời. Ngờ như mâu thuẫn, nhưng đó lại là hai mặt có mối quan hệ nhân quả, thống nhất biện chứng với nhau trong bài thơ “Vội vàng” của Xuân Diệu.
- Thân bài:
“Vội vàng” được xem như lời tự bạch của Xuân Diệu.
Vì thế, trong một chừng mực nhất định, bài thơ có thể giúp ta hiểu được hồn thơ “tha thiết, rạo rực băn khoăn” ấy, bởi nhìn trên tổng thể, ba từ này có thể ứng với ba đoạn văn:
Đoạn 1: Tình yêu cuộc sống, yêu đời tha thiết của Xuân Diệu (trong tha thiết” có bao hàm ý say mê) được thể hiện qua ý tưởng táo bạo của nhà thơ, qua bức tranh thiên nhiên và bức tranh cuộc sống con người.
Đoạn 2: Nỗi băn khoan trước cuộc đời của Xuân Diệu được nói lên qua vần thơ triết lí về nhân sinh và bức tranh thiên nhiên đối lập với bức tranh ở đoạn trên.
Đoạn 3: Tình yêu cuộc sống, yêu đời rạo rực của Xuân Diệu lại bừng lên trong từ “rạo rực” có bao hàm ý hối hả, cuồng nhiệt, vội vàng) được bộc lộ rõ trong những ước muốn đến với cuộc sống đang trào dâng mạnh mẽ trong lòng nhà thơ
Thơ ca thời nào mà chẳng có ong bướm, hoa lá, yến anh. Nhưng dễ thường chưa có ai nói đến những điểu đó thiết tha và say đăm như Xuân Diệu:
Của ong bướm này đây tuần tháng mật;
Này đây hoa của đồng nội xanh rì;
Này đây lá của cành tơ phơ phất;
Của yến anh này đây khúc tình si.
(Vội vàng)
Với Xuân Diệu, ong bướm, hoa lá, yến anh là thiên nhiên gần gũi, là cuộc sống quanh ta mà nhà thơ yêu mến. Không phải một tình yêu bình thường, mà là một tình yêu thiết tha, say đắm đối với thiên nhiên đến mức ngây ngất, si mê. Nhà thơ đã phát hiện ra ở những sự vật bình thường ấy, những vẻ đẹp mới lạ và thổi hồn mình vào đó khiến cho chúng thắm tình, dậy sắc, lên hương,… Cũng chỉ là ong bướm, hoa lá, yến anh thôi mà dưới ngòi bút Xuân Diệu, chúng đã hiện ra như một thiên nhiên ở thì xuân sắc, một thiên nhiên rạo rực xuân tình ngọt ngào quyến rũ như một thiên đường trên mặt đất vậy.
Bức tranh thiên nhiên đắm say xuân tình, xuân sắc ấy được bộc lộ rõ qua hình ảnh, âm điệu và ngôn ngữ thơ:
– Hình ảnh: sự sống và tình yêu cứ tràn và lên men ngây ngất: tuần tháng mật, đồng nội xanh rì, cành tơ phơ phất, lúc tình si.
– Âm điệu: Dìu dặt, ngọt ngào, say đắm của câu thơ tám chữ nhờ sự hài hòa của âm thanh và cấu trúc nghệ thuật của khổ thơ:
Của… này đây…
Này đây… của…
Này đây… của…
Của… này đây…
– Ngôn ngữ: Gợi cảm, gợi liên tương đẹp trong tình yêu: tuần thảng mật, xanh rì, pha phất, yến anh, tình si.
- Kết bài:
– Khái quát lại vấn đề.
Tham khảo 2:
- Mở bài:
Cuộc sống là sự vận động không ngừng nghỉ cho nên phải chạy đua với thời gian, phải chiến thắng thời gian mà sống trọn vẹn để tận hưởng cho kì hết những lạc thú của cuộc đời.
– Câu nói ở đề bài cho thấy hai biểu hiện dường như trái ngược nhau nhưng lại thống nhất, với nhau trong hồn thơ Xuân Diệu. Nhà thơ yêu đời, yêu cuộc sống (tha thiết, rạo rực) nhưng đồng thời cũng chán nản, hoài nghi, cô đơn băn khoăn. Hai tâm trạng ấy có mối quan hệ nhân quả với nhau.
- Thân bài:
1. Giải thích:
Hoài Thanh nhận định về thơ Xuân Diệu với vẻn vẹn ba từ “tha thiết”, “rạo rực”, “băn khoăn”, nhưng đã khái quát lên được phong cách thơ rất yêu cuộc sống tha thiết, rạo rực lại chính là con người hay băn khoăn, chán nản.
– Khi yêu cảnh hay yêu người tình, Xuân Diệu đều vồ vập, vội vàng vì trong khi đang yêu, Xuân Diệu cảm thấy đang mất.
– Tâm trạng chợt vui, chợt buồn, sợ thời gian trôi nhanh, tuổi xuân qua mau. Tất cả thành một nỗi ám ảnh trong lòng nhà thơ.
2. Lí giải:
– Về phía chủ quan: Xuân Diệu hay đòi hỏi sự hoàn mĩ – ý thức mạnh về cá nhân.
– Về phía khách quan: thực tế không phải bao giờ cũng đáp ứng được những mơ ước của nhà thơ.
Chính sự mâu thuẫn ấy đã làm thăng hoa vẻ đẹp thơ tình Xuân Diệu.
3. Chứng minh.
Vội vàng là bài thơ tiêu biểu cho tư tưởng, phong cách và quan điểm thẩm mĩ của Xuân Diệu, gồm các nội dung sau.
a. Lòng thiết tha, đắm say, rạo rực của Xuân Diệu trước khu vườn trần thế đầy hương sắc, âm thanh, ánh sáng, cái ngon, vị ngọt.
– Với thư pháp nghệ thuật nhân hóa, liệt kê, Xuân Diệu đã vẽ ra một vườn “địa đàng” phong phú, hấp dẫn, quyến rũ. Âm thanh, hình ảnh như tràn vào thơ còn tươi nguyên và ấm nóng hơi thở nồng nàn của cuộc sống, tác động trực tiếp vào giác quan của người đọc.
– Điệp ngữ này đây vừa như là những tiếng reo vui, vừa như lời mời gọi tha thiết. Xuân Diệu muốn đem tất cả cái đẹp của trần thế mà trao tặng cho con người, cho cuộc đời.
– Những hình ảnh tuyệt mĩ, những cách so sánh táo bạo, mới mẻ: “Và này đây ánh sáng chớp hàng mi / Tháng giêng ngon như một cặp môi gần” liên kết với hình ảnh tuần tháng mật cho ta thấy nỗi niềm khát khao yêu đương đến cháy bỏng của Xuân Diệu.
Như vậy, Xuân Diệu quan niệm cái đẹp nằm ngay trong cuộc sống trần thế và con người là chuẩn mực của cái đẹp.
b. Tâm trạng buồn chán, băn khoăn.
– Buồn chán trước thời gian trôi chảy (Xuân đến – qua, non – già, hết – mất), thời gian ân cắp cuộc đời. Con người rất sợ thời gian ấy lại có giác quan rất nhạy với thời gian. Xuân Diệu lắng nghe bước đi của thời gian trong lòng sự vật. Một loại hình ảnh thiên nhiên hiện lên qua cảm thức thời gian: “Cơn gió xinh thì thào trong lá biếc”.
– Triết lí về sự vô hạn của thời gian và sự hữu hạn cùa một kiếp người bằng một giọng dồi hờn, bằng thủ pháp nghệ thuật đối lập:
Lòng tôi rộng – lượng trời chật
Xuân vẫn tuần hoàn – tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại
Còn trời đất – chẳng còn tôi
Và như thế vạn vật sẽ triệt tiêu, khắp sông núi than thầm tiễn biệt.
c. Nỗi buồn ấy không làm tê liệt ý chí sống, ngược lại kích thích lòng ham sống, khát sống, thèm sống, sống hết mình, sống “tha thiết, rạo rực”.
– Xuân Diệu nảy sinh ý muôn dường như ngông cuồng: tắt nắng, buộc gió, muốn tước đoạt quyền tạo hóa để điều khiển thiên nhiên cho thỏa khát vọng thèm muôn “vô biên”, “tuyệt đỉnh”, “tuyệt đỉnh”.
– Cuộc sống là sự vận động không ngừng nghỉ cho nên phải chạy đua với thời gian, phải chiến thắng thời gian mà sống trọn vẹn để tận hưởng cho kì hết những lạc thú của cuộc đời.
– Đoạn cuối có thể coi là cao trào cảm xúc, nhịp thơ sôi nổi, dồn dập như nhịp đập của một trái tim rộn ràng. Điệp ngữ Ta muốn kết hợp với những động từ gây cảm giác mạnh ôm riết say, thâu, cắn và những từ ngữ bình dị mà vô cùng tinh tế như mơn mởn, chuếnh choáng, đã đấy, no nê đã góp phần làm rõ tính cách của một hồn thơ, sống hết mình, yêu vồ vập, cuồng si của Xuân Diệu.
Lối sống này một thời bị phê phán nhưng thật ra đây là một lối sống tích cực, thấm nhuần tính nhân văn.
- Kết bài:
“Vội vàng” của Xuân Diệu là một bài thơ xuất sắc về bức tranh thiên nhiên, cuộc sống và tình yêu. Bài thơ thể hiện những khao khát thật mãnh liệt, có khi thật ngông cuồng về ước muốn tận hưởng trọn vẹn mùa xuân tươi đẹp, đó là mùa xuân thiên nhiên và cũng là mùa xuân của cuộc đời. Tác phẩm thể hiện rõ quan điểm thật sâu sắc về cuộc sống, về thời gian cũng được Xuân Diệu tinh tế lồng ghép thật khéo léo trong từng vần thơ của mình.
Làm sáng tỏ triết lý nhân sinh trong bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu