Học từ những sai lầm, không ngừng hi vọng và kiên trì bước tiếp, đó là cách để chúng ta có được những kì tích.
Có một anh chàng than rằng Thượng Đế không bao giờ nói cho anh ta biết cái gì cả. Anh ta đi hỏi bạn bè: “Tại sao Thượng Đế không gửi cho tôi một thông điệp nào cả như từng gửi cho người khác?” Bạn thân của anh ta trả lời dứt khoát: “Thượng Đế làm như vậy với anh qua những sai lầm của anh đấy.”
Sai lầm là những thông tin phản hồi chúng ta mong nhận được và cần phải học hỏi từ chúng. Kẻ chiến thắng phạm sai lầm nhiều hơn kẻ thất bại. Đó là lý do họ chiến thắng. Họ sẽ nhận được nhiều thông tin phản hồi khi họ cố gắng thử nghiệm nhiều khả năng khác nhau. Vấn đề vướng mắc của những người thất bại là ở chỗ họ coi sai lầm là một gánh nặng mà không nhìn thấy những mặt tích cực của nó.
Chúng ta học hỏi nhiều điều lúc thất bại hơn là lúc thành công. Khi chúng ta thất bại, chúng ta suy ngẫm, phân tích, tập hợp lại và thảo ra một chiến lược mới. Khi chúng ta chiến thắng hay thành công, chúng ta chỉ đơn giản ăn mừng những gì ta đã làm vì thế chúng ta học hỏi được rất ít khi thành công. Đó là lý do nữa để chúng ta sẵn sàng vui vẻ đón nhận những sai lầm.
Câu chuyện về Thomas Edison là một hyền thoại. Có lần một người hỏi nhà phát minh cảm thấy thế nào sau nhiều sai lầm nỗ lực tạo ra bóng điện mà không thành. Nhà phát minh trả lời rằng ông không hề thất bại, mà ngược lại ông đã thành công khi phát hiện ra hàng ngàn cách không chế tạo được bóng đèn điện. Thái độ tích cực của ông với những sai lầm đó giúp Edison thành công và đóng góp được một sáng chế quan trọng cho thế giới mà bất kể ai cũng phải kính phục.
Werner Von Braum cũng biết rằng sai lầm là yếu tố cần thiết trong quá trình học hỏi và tìm tòi. Trong suốt thế chiến thứ II, ông phát triển một loại tên lửa mà người Đức hy vọng sẽ dùng để ném bom London. Cấp trên cho gọi ông lên hỏi sau một thời gian khá lâu khi ông đã làm không thành công 65. 121 lần. Họ hỏi ông “Anh sẽ sai lầm bao nhiêu lần nữa thì mới thành công?” Ông trả lời: “Tôi nghĩ khoảng 5000 lần nữa”. Ông nói: “Phải vấp khoảng 65.000 lần mới có đủ khả năng, kiến thức để chế tạo tên lửa. Có thể đến lúc này Nga đã mắc phải 30.000 sai lầm. Mỹ có khi không phạm sai lầm nào cả”.
Trong suốt nửa cuối của cuộc chiến, Đức làm kinh hoàng cả thế giới bằng tên lửa đạn đạo. Không có nước nào có loại tên lửa như vậy. Vài năm sau đó Von Braun đã trở thành bậc thầy, người đứng đầu chương trình không gian Hoa Kỳ, đã từng đưa người đến mặt trăng vào khoảng 1969.
Kính tráng thủy, lần đầu tiên được tạo ra một cách tình cờ, khi một miếng nhựa nhỏ bị kẹp giữa hai tấm thủy tinh. Thế là kỹ thuật tráng thủy đã tồn tại qua hàng ngàn năm nay. Sai lầm và tình cờ đều có mục đích của nó.
Sai lầm thực sự không phải là sai lầm. Chúng ta hãy xem xét và đón nhận những sai lầm và chấp nhận chúng như là một phần tất yếu để học hỏi. Ngược lại nếu chúng ta không nghiêm túc hay dễ dãi với chúng, chắc chắn chúng ta sẽ hối tiếc. Học từ những sai lầm, không ngừng hi vọng và kiên trì bước tiếp, đó là cách để chúng ta có được những kì tích. Thành công không có chỗ cho sự lười nhác.