huong-dan-cach-lam-bai-van-nghi-luan-chuan-xac-nhat

Hướng dẫn cách làm bài văn nghị luận xã hội ở trung hoc phổ thông chuẩn xác nhất

Hướng dẫn cách làm bài văn nghị luận xã hội chuẩn xác nhất

Dạng 1: Nghị luận về 2 vấn đề tương phản, đối lập nhau (tích cực và tiêu cực)

  • Mở bài.

Giới thiệu vấn đề.

  • Thân bài.

I. Giải thích:

– Vấn đề A (tốt) – Biểu hiện:
– Vấn đề B (xấu) – Biểu hiện:
– Đánh giá sơ lược về mối quan hệ giữa A và B.

II. Bàn luận:

Khẳng định tính đúng đắn của nhận định (Nếu đề có nhận định)

1. Bàn luận về vấn đề A (tích cực):

Vì sao cần có A?

Lí lẽ 1 – Dẫn chứng 1
Lí lẽ 2 – Dẫn chứng 2

2. Bàn luận về vấn đề B (tiêu cực):

a. Thực trạng/biểu hiện.
b. Tác hại/hậu quả.
c. Nguyên nhân gây ra.
d. Giải pháp khắc phục.

III. Phê phán/ ngợi ca.

– phê phán những biểu hiện tiêu cục. Ngợi ca những biểu hiện tích cực.

IV. Liên hệ bản thân.

  1. Bài học nhận thức: Bàn luận kĩ về mối quan hệ giữa A và B.
  2. Bài học hành động: cụ thể, khả thi
  • Kết bài:

Khẳng định ý nghĩa và tầm quan trọng của hành động.

Một vài đề minh họa:

Đề 1: Bí thư Nguyễn Bá Thanh đã dặn dò lãnh đạo thành phố Đà Nẵng: “Hãy khát vọng, đừng tham vọng”. Anh chị hãy bàn luận về ý kiến trên.
Đề 2: Ngưỡng mộ thần tượng là một nét đẹp văn hóa nhưng mê muội thần tượng là một thảm họa. Hãy viết bài văn ngắn trình bày suy nghĩ của anh/chị về vấn đề trên.
Đề 3: Như một thứ axit vô hình, thói vô trách nhiệm ở mỗi cá nhân có thể ăn mòn cả xã hội.
Từ ý kiến trên, anh/chị hãy viết một bài văn ngắn trình bày suy nghĩ của mình về tinh thần trách nhiệm và thói vô trách nhiệm trong cuộc sống hiện nay.
Đề 4: Mượn lời Dế mèn trong truyện “Dế mèn phiêu lưu kí”, nhà văn Tô Hoài đã nói lên khát khao của tuổi trẻ: “Hỡi ôi! Còn chi buồn bằng, tuổi thì trẻ, gân thì cứng, máu thì cuồn cuộn với trái tim và lòng thiết tha mà đành sống theo khuôn khổ bằng phẳng…” Hiện nay, một số bạn trẻ chọn lối sống khác khuôn khổ bằng phẳng bằng cách:ăn mặc lố lăng, hành xử đầy tính bạo lực, phát ngôn làm tổn thương người khác…
Vấn đề trên gợi cho anh/chị suy nghĩ gì?

Dạng 2: Nghị luận về hai vấn đề bổ sung cho nhau (2 khía cạnh của 1 vấn đề)

  • Mở bài:

Giới thiệu vấn đề.

  • Thân bài:

I. Giải thích:

– Vấn đề A – Biểu hiện:
– Vấn đề B – Biểu hiện:
– Đánh giá sơ lược mối quan hệ giữa A và B.

II. Bàn luận:

1. Vì sao cần có A? Lí lẽ – Dẫn chứng
2. Vì sao cần có B? Lí lẽ – Dẫn chứng
3. Mối quan hệ: Trong cuộc sống, A và B không tách rời mà luôn hỗ trợ, bổ sung cho nhau.
– Nếu có A mà không có B thì sao?
– Ngược lại, nếu có B mà không có A thì sao?
– A và B hỗ trợ cho nhau như thế nào?
– Có khi nào nhờ có B mà phát huy được A?
– Có khi nào nhờ có A mà phát huy được B?

4. Phê phán/Ngợi ca:

III. Liên hệ bản thân:

  1. Bài học nhận thức: Nêu nhận thức của bản thân về A và B.
  2. Các ý mở rộng, bổ sung để hoàn thiện vấn đề nghị luận cũng trình bày ở đây luôn.
  3. Bài học hành động: Cụ thể, khả thi
  • Kết bài:

Khẳng định ý nghĩa và tầm quan trọng của hành động.

Một vài đề bài minh họa:

Đề 1: Có ý kiến cho rằng việc rèn luyện kĩ năng sống cũng quan trọng như việc tích lũy kiến thức. Anh/chị hãy bàn luận về vấn đề trên.
Đề 2: Maxim Gorki, cánh chim báo bão của cách mạng Nga cho rằng: “Sách mở rộng ra trước mắt tôi những chân trời mới”. Nhưng tục ngữ ta lại có câu: “Đi một ngày đàng học một sàng khôn”. Anh/chị hãy bàn luận về vấn đề trên.
Đề 3: Bàn về mối quan hệ giữa danh và thực.
Đề 4: Ông bà ta có câu: “Tiên học lễ, hậu học văn”. Từ đó anh chị hãy bàn luận về mối quan hệ giữa “văn” và “lễ” trong cuộc sống.
Đề 5: Lí giải về nguyên nhân của sự thành đạt, có người cho rằng: thành đạt là do tài năng thiên bẩm; cũng có người cho rằng: thành đạt là do nỗ lực hết mình. Theo anh/chị mấu chốt của sự thành đạt là ở đâu? Hãy viết bài văn nghị luận để nêu quan điểm của mình.
Đề 6: Bàn về yêu thương, Elbert Hubbard đã từng nói: “Sự yêu thương mà chúng ta cho đi là sự yêu thương duy nhất mà chúng ta giữ được”. Zoe Kravitz lại cho rằng: “Một khi bạn yêu thương chính mình, đó là khi bạn xinh đẹp nhất”. Viết bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của em về hai ý kiến trên.
Đề 7: Ông bà ta có câu “không thầy đố mày làm nên”. Thế nhưng, Elbert Hubbard lại cho rằng: “Mục tiêu của việc dạy dỗ học trò là làm cho trò có khả năng thích nghi với việc không có người thầy”. Anh/chị hãy bàn luận về vấn đề trên.

Dạng 3: nghị luận về hai vấn đề vừa đối lập vừa bổ sung cho nhau (vấn đề có mặt đúng và mặt sai)

  • Mở bài:

Giới thiệu vấn đề.

  • Thân bài:

I. Giải thích

– Vấn đề A – Biểu hiện:
– Vấn đề B – Biểu hiện:
* Khái quát mối quan hệ của hai vấn đề.

II. Bàn luận

1. Vấn đề A:

a. Ưu điểm:
b. Nhược điểm:

2. Vấn đề B:

a. Ưu điểm:
b. Nhược điểm:

* Ở hai mục này kết hợp giữa lí lẽ và dẫn chứng.

3. Mối quan hệ: Trong cuộc sống, cần phải biết linh hoạt giữa hai cách sống A và B.

– Khi nào chỉ có thể chọn cách sống A mà không thể chọn cách sống B? (trình bày cụ thể)
– Khi nào chỉ có thể chọn cách sống B mà không thể chọn cách sống A?
– Làm thế nào/ Cần có những phẩm chất nào để biết khi nào thì chọn cách sống nào?

4. Phê phán:

III. Liên hệ bản thân:

1. Bài học nhận thức: Trình bày suy nghĩ của em về A và B. Nếu có ý mở rộng thì trình bày ở phần này.
2. Phương hướng hành động: Ở hoàn cảnh hiện tại, anh chị chọn cách sống A hay B, hay cả hai? Có những cách cụ thể nào giúp cách sống đó tích cực và có ích cho mọi người?

  • Kết bài:

Khẳng định ý nghĩa và tầm quan trọng của hành động.

Một vài đề bài minh họa:

Đề 1: Ngạn ngữ có câu: “Cuộc đời ngắn ngủi không cho phép ta ước vọng quá nhiều”. Thế nhưng, nhà văn Nga M.Prisvin lại cho rằng: “Phải ước mơ nhiều hơn nữa, phải ước mơ tha thiết hơn nữa để biến tương lai thành hiện tại”. Hãy viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) trình bày suy nhĩ của anh/chị về hai câu nói trên.
Đề 2: Ông bà ta có câu: “Lời nói chẳng mất tiền mua/ Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Nhưng đồng thời cũng tục ngữ cũng cho rằng: “Thuốc đắng dã tật, sự thật mất lòng”. Hãy trình bày suy nghĩ của anh/chị về vấn đề trên.
Đề 3: Xuân Diệu từng quan niệm: “Thà một phút huy hoàng rồi chợt tối/ Còn hơn buồn le loi suốt trăm năm”. Thế nhưng, Nguyễn Sĩ Đại lại nghĩ khác:
“Người vá trời lấp bể
Kẻ đắp lũy xây thành
Ta chỉ là chiếc lá
Việc của mình là xanh”
Trình bày suy nghĩ của anh/chị về hai cách sống trên.
Đề 5: Bạn có biết sự khác biệt giữa nhiệt kế và máy điều hòa nhiệt độ không? Cái nhiệt kế chỉ đơn giản cho chúng ta biết nhiệt độ của từng vùng riêng biệt. Ví dụ như cái nhiệt kế của bạn đang chỉ 350 C và bạn đem nó vào phòng lạnh 250 C thì nó sẽ thay đổi chỉ số của mình cho phù hợp với nhiệt độ của phòng là 250C. Cái nhiệt kế luôn điều chỉnh để hòa hợp với nhiệt độ xung quanh. Còn máy điều hòa hòa được cài đặt ở 200 C thì chẳng bao lâu nhiệt độ trong phòng là 200C phù hợp với chỉ số của máy điều hòa. Thế đấy, đời sống của các bạn hoặc là cái nhiệt kế hay là cái điều hòa nhiệt độ?. Bạn sẽ ảnh hưởng người khác hay bị người khác tác động? (Trích Bài học cuộc sống – NXB HCM). Anh chị chọn cách sống nào trong hai cách sống trên?

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang