»» Nội dung bài viết:
Hướng dẫn đọc thêm:
Tiếng hát con tàu
(Chế lan Viên)
I. Tìm hiểu chung.
1. Tác giả:
2.Tác phẩm:
– Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ lấy cảm hứng từ một sự kiện kinh tế – xã hội ở miền Bắc. Đó là cuộc vận động nhân dân miền xuôi đi khai hoang và phát triển kinh tế ở Tây Bắc những năm 1958 – 1960. Bài thơ trích “Ánh sáng và phù sa” (55-60)
– Bố cục: gồm 3 phần:
– Phần 1: Lời mời gọi lên đường(2 khổ đầu)
– Phần 2: Niềm hạnh phúc và khát vọng về với nhân dân, gợi lại những kỷ niệm sâu nặng đầy tình nghĩa vời Tây Bắc (9 khổ giữa)
– Phần 3: Khúc hát lên đường sôi nổi, tin tưởng và say mê(còn lại)
→ bố cục này thể hiện sự vận động tâm trạng của nhân vật trữ tình: đoạn đầu là lời giục giã với những câu hỏi dồn dập, tăng tiến; đoạn 2 là lời bày tỏ trực tiếp tình cảm dòng hoài niệm đầy ân tình về nhân dân trong những năm kháng chiến. Xen vào dó là những chiêm nghiệm đời sống được đúc kết trong giọng thơ trầm lắng. đoạn cuối mang âm hưởng của khúc hát lên đường vừa dồn dập, lôi cuốn, vừa bay bổng , say mê
II. Đọc hiểu văn bản:
1. Ý nghĩa của nhan đề và bốn câu đề từ:
“Tây Bắc ư ? Có gì riêng Tây Bắc
Khi lòng ta đã hoá những con tàu
Khi Tổ quốc bốn bề lên tiếng hát
Tâm hồn ta là Tây Bắc, chứ còn đâu…”
– Hình ảnh “con tàu” là biểu tượng cho khát vọng lên đường, vượt ra khỏi cuộc sống chất hẹp, quẩn quanh để đến với cuộc đời rộng lớn; là tâm hồn nhà thơ rộng mở với ngọn nguồn sáng tạo nghệ thuật
– “Tây Bắc” ngoài ý nghĩa cụ thể chỉ địa danh một vùng đất xa xôi, đây còn là một biểu tượng cho những miền xa xôi của Tổ quốc, cho nhân dân, đất nước, nơi có cuộc sống gian lao nhưng nặng nghĩa tình và ngọn nguồn cảm hứng sáng tạo thơ ca.
– Tiếng hát con tàu là tiếng hát của một hồn thơ hăm hở, sôi nổi của tuổi trẻ đã tìm thấy chân trời nghệ thuật của mình trong đời sống của nhân dân, đất nước.
– Bốn câu đề từ: cuộc hóa thân kì diệu trong tâm hồn nhà thờ, nói lên được sự gắn bó máu thịt giữa thi nhân với đất nước và cuộc đời
→ Chế Lan Viên hành trình đến với nhân dân, đến với cuộc đời rộng lớn, cũng là sự trở về với chính tâm hồn mình. Đó là sự diễn đạt thông minh, sắc sảo để thể hiện sự hòa nhập tư tưởng, tình cảm, tâm hồn của người nghệ sĩ với cuộc đời rộng lớn của nhân dân, đất nước.
2. Niềm khao khát mãnh liệt và niềm hạnh phúc lớn lao của nhà thơ khi trở về với nhân dân.
“ Con gặp lại nhân dân khi nai về suối cũ
………………………………………….
Chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa”.
– Hình ảnh so sánh sinh động, thân thuộc:
+ Gặp lại nhân dân như nai về suối cũ, cỏ đón giêng hai.
+ Trẻ thơ gặp sữa.
+ Chiếc nôi gặp cánh tay đưa.
→ Sử dụng nhiều hình ảnh so sánh vừa đẹp, vừa thơ mộng, mượt mà, vừa có sự hoà hợp giữa nhu cầu của bản thân với hiện thực “trẻ thơ đói lòng gặp sữa; nôi ngừng gặp cách tay đưa” đã nhấn mạnh niềm hạnh phúc tột độ và ý nghĩa sâu xa của việc trở vè của nhan dân, không chỉ là niềm vui, niềm khao khát mà còn là một lẽ tự nhiên. Về với nhân dân là về với ngọn nguồn bất tận của sự sống, về với ngọn nguồn của sự sáng tạo nghệ thuật, về với những gì thân thiết, sâu nặng nhất của lòng mình
3. Hình ảnh nhân dân trong kỉ niệm của nhà thơ:
“ Con nhớ anh con, người anh du kích
……………………………………………
Con nhớ em con, thằng em liên lạc
………………………………………..
Con nhớ mế ! Lửa hồng soi tóc bạc
………………………………………..
Nhưng trọn đời con nhớ mãi ơn nuôi”.
– Nhân dân Tây Bắc hiện lên trong hồi ức của nhà thơ qua hình ảnh những con người cụ thể một lòng một dạ chiến đấu, hi sinh cho cuộc kháng chiến.
+ Người anh du kích: chiếc áo nâu rách, cởi lại cho con → tạo ấn tượng mạnh mẽ, xúc động về sự hi sinh cao cả.
+ “Thằng em liên lạc” (xưng hô thân tình, ruột thịt ) đã xông xáo vào rừng thưa, rừng rậm, từ bản Na qua bản Bắc hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ giao liên suốt 19 năm ròng rã.
+ Hình ảnh người mẹ nuôi quân: thức mùa dài, nuôi dưỡng bộ đội như con- tấm lòng người dân Tây Bắc đối với Cách mạng.
→ Tình yêu thương đằm thắm, sâu nặng với mảnh đất mình đã qua, những câu thơ thể hiện tình cảm đậm sâu với những mảnh đất đã đi qua. Từ những cảm xúc suy tư về sự chuyển hóa kì diệu của tâm hồn đúc kết thành triết lí, đó là nét độc đáo trong phong cách thơ Chế Lan Viên.
→Với những điệp ngữ “con nhớ” … bài thơ như chồng chất, ăm ắp những kỉ niệm được gợi ra từ niềm hoài niệm về nhân dân của nhà thơ. Cách xưng hô của chủ thể trữ tình bộc lộ một tình cảm thân tình, ruột thịt với những con người đã từng gắn bó mật thiết với mình trong những năm kháng chiến. Qua đó ta thấy được những rung dộng sâu sắc, tha thiết, vừa say mê, mãnh liệt của một hồn thơ trong những giây phút giác ngộ một chan lí đời sống và cũng là chân lí của nghệ thuật
4. Những câu thơ thể hiện chất suy tưởng và triết lí của nhà thơ:
+ Từ những kỉ niệm, những hoài niệm về nhân dân, tác giả nâng lên thành những suy ngẫm, những chiêm nghiệm giàu sức khái quát, những chân lí được trải nghiệm của chính mình:
“Nhớ bản sương giăng, nhớ đèo mây phủ
…………………………………………
Khi ta đi đất đã hoá tâm hồn”
→ Từ những chi tiết, hình ảnh cụ trên: (bản làng, núi đèo ẩn hiện qua sương mờ, mây phủ), dẫn tới những suy ngẫm, triết luận: gợi lên biết bao những miền đất chúng ta đã từng qua, làm sống dậy trong lòng vô vàn những kỉ niệm. Chính những kỉ niệm ấy đã bồi đắp, nuôi dưỡng và làm phong phú tâm hồn ta:
“ Anh bỗng nhớ em như đông về nhớ rét
………………………………………………
Tình yêu làm đất lạ hoá quê hương”
→ Tình yêu lấp lánh, rực rỡ những màu sắc, bồi hồi, xốn xang những xúc động. Tác giả đã diễn tả một cách hóm hỉnh và sâu sắc mối quan hệ khăng khít, sự gắn bó chặt chẽ giữa những người đang yêu. Tình yêu ở đây không chỉ giới hạn trong tình yêu lứa đôi mà còn là sự kết tinh của những tình cảm sâu nặng đối với quê hương, đất nước
=> Những câu thơ cô đúc như một châm ngôn chứa đựng những phát hiện sâu sắc về quy luật của tình cảm này không xuất phát, không lấy điểm tựa từ trí tuệ mà chủ yếu được kiến tạo trên cái nền của những xúc động trong tâm hồn mình, lắng nghe tiếng lòng của tâm hồn mình mà chiêm nghiệm ra một chân lí phổ quát của đời sống tình cảm con người. Chính vì thế triết lí được rút ra từ tình cảm, chân thành nên không khô khan mà vẫn tự nhiên, dung dị
5. Sáng tạo hình ảnh là nét đặc sắc của bài thơ.
– Những hình ảnh do quan sát được: (bản ương giăng, đèo mây phủ, chim rừng lông trở biếc) , có những hình ảnh được miêu tả cụ thể đến chi tiết: (Chiếc áo nâu suốt một đời vá rách); những hình ảnh thực nhưng lại giàu sức gợi: (Con nhớ mế ! Lửa hồng soi tóc bạc); những hình ảnh xây dựng thành những hình ảnh biểu tượng: con tàu, vầng trăng, suối lớn mùa xuân) → đó là những sáng tạo độc đáo, mới lạ, xâu chuỗi, liên kết với nhau bằng những liên tưởng bất ngờ, có chiều sâu trí tuệ
– Các phép tu từ: ẩn dụ, so sánh được sử dụng rộng rãi, đa dạng.
– Hình ảnh đa dạng, phong phú, hình ảnh thực đi với những chi tiết cụ thể. Hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng. Hình ảnh được sắp xếp theo chuỗi, có tính suy tưởng, triết lí.
Hướng dẫn đọc thêm:
Đò lèn
(Nguyễn Duy)
I. Tìm hiểu chung.
1. Tác giả: (sgk)
2. Tác phẩm :
– Hoàn cảnh sáng tác: Đò lèn được viết 1983, trong một dịp nhà thơ trở về quê hương, sống với hồi ức đan xen nhiều buồn vui thời thơ ấu.
– Thể loại: thơ
– Nội dung: Bài thơ giúp ta nhận thức sâu sắc: mỗi cá nhân hãy hướng về nguồn cội của mình; nhìn thẳng vào sự thật nhiều khi nghiệt ngã để rút ra chân lí của cuộc đời.
– Bố cục: 2 phần
– P1: 5 khổ thơ đầu: Nhà thơ nhớ lại hình ảnh lam lũ, tần tảo giữa cuộc sống thường nhật của người bà bên cạnh sự vô tư đến vô tâm của mình
– P2: còn lại: Sự thức tỉnh của người cháu trước quy luật đơn giản mà nghiệt ngã của cõi đời, để càng đau đớn, xót xa vì thương bà
II. Đọc – hiểu văn bản
1. Kí ức tuổi thơ của Nguyễn Duy:
Kí ức tuổi thơ sống dậy trong tâm tưởng nhà thơ, vừa sinh động, vừa hồn nhiên đầy suy tư, day dứt. + Kí ức hiện lên trong sự tương phản, ngầm thể hiện sự ân hận, day dứt của nhân vật trong quá trình nhận thức
“Thủa nhỏ tôi ra cống Na câu cá
………………………………..
Và đôi khi ăn trộm nhãn chùa Trần”.
→ Gợi lại nhiều kỉ niệm của tuổi thơ. Mỗi kỉ niệm gắn với một cái tên rất cụ thể: cống Na, Bình Lâm, chùa Trần. Đó là những cảm xúc chân thực, gây ngạc nhiên cho người đọc bởi những thú nhận thành thật: đó là một chú bé hiếu động, từng trải qua tất cả những trò tinh nghịch của một đứa trẻ vùng nông thôn nghèo đã sống những ngày tháng hồn nhiên,có phần bản năng và chẳng được rèn giũa nhiều. Đây chính là nét quen thuộc trong cách nhìn của tác giả về chính mình thời tuổi thơ là ở thái dộ thẳng thắn, tôn trọng dĩ vãng, khước từ sự thi vị hoá. Chính vì thế mà đem lại một cách nhìn mới về quá khứ
+ Thích: “Chơi đền Cây Thị
…………………….
điệu hát văn lảo đảo bóng cô đồng”
→ Tất cả đều để lại ấn tượng về cuộc sống ở một làng quê yên bình
– “Tôi trong suốt giữa hai bờ hư – thực
Giữa bà tôi và Tiên, Phật, thánh, thần.
→ không phân biệt được thực – hư. Vì thế cậu không nhận ra nỗi vất vả của người bà nên thành ra kẻ vô tâm: “Tôi đâu biết bà tôi cơ cực thế”
+ Khi lớn lên, trưởng thành về nhận thức
“Bom Mĩ dội, nhà bà tôi bay mất
……………………………….
Bà tôi đi bán trứng ở ga Lèn.”
→ Các từ :“ bay, bay tuốt, rủ nhau” gợi ra cả một hiện thực phủ phàng của chiến tranh, phơi bày một sự thật cay đắng, nó đập vỡ mọi điều mơ mộng, hão huyền và thấm thía một bài học: hãy tỉnh táo, không thể ngây thơ
– “Tôi đi lính ……nấm cỏ thôi”
→ bộc lộ nhận thức của một người đã trải nghiệm thực tiễn:“Khi tôi biết thương bà thì đã muộn/ Bà chỉ còn là một nấm cỏ thôi”. Nhà thơ nuối tiếc đến xót xa, cũng là lúc đánh dấu bước trưởng thành của người cháu
⇒ Ý thức cá nhân bộc lộ vừa chân thành, tha thiết vừa là sợi dây vô hình nói quá khứ với hiện tại, nối con người đang sống hôm nay với người đã khuất, nối cá nhân với nguồn cội của mình.
– Hình ảnh thuở nhỏ của tác giả:
+ Tuổi thơ tác giả phải nếm trả những nghèo đói, cơ cực do chiến tranh
+ Sự hồn nhiên, vô tư, nghịch ngợm: ra cống Na câu cá, bắt chim sẻ, ăn trộm nhãn chùa Trần
+ Niềm say mê thế giới hư ảo của thánh thần: hơi đền Cây Thị, xem lễ đền Sòng, ngây ngất trước mùi hương trầm, hoa huệ, điệu hát văn…
– Nét quen thuộc: kỉ niệm tuổi thơ chân thực, cảm động
– Nét mới: những kỉ niệm không đẹp cũng được bày tỏ → tác giả dám nhìn nhận thẳng, thật nói ra sự thật từ góc nhìn nhiều chiều
2. Tình cảm của tác giả đối với bà.
– Hình ảnh người bà được miêu tả:
+ “Bà mò cua xúc tép
Bà đi gánh chè xanh Ba Trại
Quán Cháo, đồng Giao thập thững những đêm hàn”.
– Hình ảnh bà tảo tần: mò cua xúc tép, gánh chè xanh những đêm lạnh, bán trứng gà ga Lèn ngày bom Mỹ dội, năm đói củ dong riềng luộc sượng → Cuộc đời lam lũ, tảo tần, lầm mò kiếm ăn – ‘thập thững: có giá trị tạo hình, diễn tả sự khó nhọc, bước di không tự chủ.
– Tác giả thấu hiểu những nỗi cơ cực và tình yêu thương của bà: thể hiện lòng yêu thương, tôn kính bà ngoại. Sự ân hận, xót xa khi muộn màng:
“Khi tôi biết thương bà thì đã muộn
Bà chỉ còn một nấm cỏ thôi”
⇒ Hình ảnh người bà âm thầm chịu đựng, muôn nghìn vất vả để nuôi dạy đứa cháu mồ côi hiếu động nghịch ngợm sống lại trong kí ức thể hiện nỗi ân hận, xót xa trong lòng tác giả đối với bà khi mình đã trưởng thành. Đó là tình thương chân thành và sâu sắc nhưng đã muộn. Phần lớn con người ta biết yêu thương thật sự khi cơ hội đền đáp đã không còn. Điều này có một giá trị thức tỉnh bất ngờ
3. Nét đặc biệt trong cách thể hiện tình thương của tác giả đối với bà.
– Tình cảm thiêng liêng của Bằng Việt được thể hiện thông qua tình cảm dành cho bà. Thông qua việc tái hiện tiếng tu hú tha thiết, hình ảnh bếp lửa thiêng liêng, cảm động.
– Với Nguyễn Du, tình bà cháu được thể hiện trực tiếp, những kí ức dạt dào, chân thành, thẳng thắn.
– Nhà thơ bày tỏ tình cảm đối với bà bằng những lời thơ tự trách mình, như ăn năn hối lối khi nhớ tới thời trẻ dại đã qua.
– Tác giả thể hiện bằng giọng thơ ngậm ngùi, xót xa, xen lẫn chút cay đắng.
Hướng dẫn đọc thêm:
Bác ơi
(Tố Hữu)
I. Đọc – hiểu chú thích.
1. Tác giả: (sgk)
2. Tác phẩm:
Bài thơ Bác ơi! là điếu văn bi hùng thể hiện niềm tiếc thương vô hạn, đồng thời đúc kết những suy nghĩ, chiêm nghiệm sâu sắc về con người và cuộc đời Chủ tịch Hồ Chí Minh.
II. Đọc – hiểu văn bản.
1. Nỗi đau xót lớn lao trước sự kiện Bác Hồ qua đời được diễn tả: (4 khổ đầu)
– “Đời tuôn nước mắt, trời tuôn mưa”→ không gian thiên nhiên như hoà điệu với tâm trạng con người, biểu hiện một nỗi đau đớn, xót xa, tiếc thương vô hạn
– “Con lại lần theo lối sỏi quen”→ nhà thơ không đi mà lần từng bước đau đớn, bàng hoàng đến thẫn thờ, ngơ ngác không thể tin là Bác đã mất. Nỗi đau như tê dại con người
– “Ướt lạnh vườn rau, mấy gốc dừa”→ cảnh vật xung quanh cũng vắng lạnh
– “Phòng lặng,/ rèm buông,/ tắt/ ánh đèn ! → nhịp thơ như chẻ nát ra như tấm lòng của con người: nát tan, đau đớn
– Không còn dáng Người đứng bên thang gác. Không còn bóng Người đi hôm sớm quanh hồ
→ tất cả như thừa ra, trở nên cô đơn, côi cút ; cũng thừa ra cả hương thơm của đoá nhài, vị ngọt, sắc vàng của trái bưởi
– Tang tóc lớn lao quá đến mức gần như là không thật, không thể tin được nên phải tự hỏi: “Bác đã đi rồi sao, Bác ơi !”
– “Mùa thu đang đẹp, nắng xanh trời
…………………………………
Rước Bác vào thăm, thấy Bác cười”
→ Cảnh vật tươi đẹp , tin chiến thắng không thể làm dịu nỗi đau đớn này
⇒ Cuộc đời càng đẹp đẽ, hấp dẫn thì sự ra ñi của Bác càng gợi bao đau xót, nhức nhối tâm con mỗi con người
2. Hình tượng Bác Hồ (6 khổ tiếp theo)
+ Bác chưa bao giờ được thảnh thời: vì lúc nào cũng sâu nặng “nỗi thương đời”→ mà cội nguoàn là từ một trái tim mênh mông: “Ôm cả non sông, mọi kiếp người”
→ Đó là tình cảm yêu nước, nỗi lo lắng cho vận mệnh của đất nước, là tình thương người , trước hết là thương xót, cảm thông với những người đau khổ, bất hạnh như Bác đã từng nói: “Góp nối đau khổ của mỗi người , của mỗi gia đình lại thì thành nỗi đau khổ của riêng tôi”. Nỗi đau khổ và lo lắng của Bác đã vượt lên trên khuôn khổ đời thường
+ Tình thương của Bác gắn liền với lí tưởng và lẽ sống: “ Tự do cho mỗi người nô lệ
Sữa để em thơ , lụa tặng già
→ Bác quan tâm, chăm sóc đến từng cá nhân, từng con người cụ thể
– “ Bác nghe từng bước trên tiền tuyến
Lắng mỗi tin mừng, tiếng súng xa
→ quan tâm tới mảnh đất phương Nam đau thương, anh dũng – một phần máu thịt của ñaát nước
– “ Vui mỗi mầm non, trái chín cành
Vui tiếng ca chung hoà bốn biển”
→ niềm vui của Bác cũng đi từ những cái nhỏ bé, bình thường đến những cái lớn lao, cao cả, từ sự sống của từng sự vật đến cuộc sống chung, hạnh phúc của cả loài người
cả cuộc đời này Bác hi sinh, phấn đấu để đất nước được độc lập, đồng bào có tự do
– “Nâng niu tất cả chỉ quên mình” → sự vĩ đại của Bác là ở lẽ sống
+ Bác vĩ đại mà giản dị, gần gũi, khiêm nhường
– ‘Bác để tình thương cho chúng con
…………………………………..
Hơn tượng đồng phơi những lối mòn”
→tấm lòng quên mình vì dân, vì đất nước, cùng với cuộc sống giản dị không hề phô trương, không màng danh lợi, khiến cho Bác sống mãi trong lòng nhân dân.Hơn cả một anh hùng, Bác là một người hiền – hiểu theo nghĩa một nhân cách kết tinh toàn bộ những phẩm chất tốt đẹp của bản tình con người
3. Cảm nghĩ của mọi người Việt nam trước sự ra đi của Bác (3 khổ cuối)
– Buổi hoàng hôn chia li – thời gian hiện thực của bài thơ, khi nhà thơ về khu vườn ướt lạnh tìm dấu những kỉ niệm về Bác, đến đây đã nâng lên thành thời gian lịch sử, thành buổi chiều đau xót “nghìn thu”
“Ôi Bác Hồ ơi: những xế chiều
………………………………
Nghĩa nặng lòng không dám khóc nhiều
→ nén đau thương để tiếp tục đánh giặc
– Bác đã nhập vào hàng ngũ của những người bất tử: “Bác đã lên ……tiến lên”
– Khẳng định quyết tâm, trọn đời đi theo con đường của Bác đã vạch cho dân tộc “ Yêu Bác ………. Trường Sơn”.