Đọc hiểu văn bản “Đò lèn” (Nguyễn Duy)

do-len-nguyen-duy-12713-2

Đọc – hiểu văn bản:

Đò lèn
(Nguyễn Duy)

I. Tìm hiểu chung.

1. Tác giả: Nguyễn Duy.

Nguyễn Duy là một trong những nhà thơ nổi bậc của nền văn học kháng chiến chống Mĩ cứu nước và văn học đương đại.  Thơ Nguyễn Duy nhiều bài có cái ngang tàng nhưng vẫn trầm tĩnh và giàu chiêm nghiệm vì thế cứ ngấm vào người đọc và trong cái đà ngấm ấy có lúc khiến người ta phải giật mình suy nghĩ. Đò lèn được viết 1983, trong một dịp nhà thơ trở về quê hương, sống với hồi ức đan xen nhiều buồn vui thời thơ ấu.

2. Tác phẩm: Đò lèn.

– Bố cục 2 phần

+ Phần 1 (5 khổ thơ đầu): Nhà thơ nhớ lại hình ảnh lam lũ, tần tảo giữa cuộc sống thường nhật của người bà bên cạnh sự vô tư đến vô tâm của mình.

+ Phần 2 (còn lại): Sự thức tỉnh của người cháu trước quy luật đơn giản mà nghiệt ngã của cõi đời, để càng đau đớn, xót xa vì thương bà.

– Chủ đề: Bài thơ giúp ta nhận thức sâu sắc: Mỗi cá nhân hãy hướng về nguồn cội của mình; nhìn thẳng vào sự thật nhiều khi nghiệt ngã để rút ra chân lí của cuộc đời.

– Nội dung: Nhân vật trữ tình hồi tưởng cuộc sống lam lũ, tần tảo của người bà và sự vô tư đến vô tâm của mình: tuổi thơ của người cháu sống trong thế giới của truyện cổ tích và sự bình yên của cuộc sống lam lũ đời thường, người cháu không thấy được nỗi vất vả, cực nhọc của bà, thành ra vô tâm, yêu bà nhưng không biết thương bà.

II. Đọc hiểu văn bản.

1. Tuổi thơ của Nguyễn Duy.

– Say mê với trò chơi con trẻ

“Thủa nhỏ tôi ra cống Na câu cá
………………………………
Và đôi khi ăn trộm nhãn chùa Trần”

– Gợi lại nhiều kỉ niệm của tuổi thơ. Mỗi kỉ niệm gắn với một cái tên rất cụ thể: cống Na, Bình Lâm, chùa Trần. Đó là những cảm xúc chân thực, gây ngạc nhiên cho người đọc bởi những thú nhận thành thật: đó là một chú bé hiếu động, từng trải qua tất cả những trò tinh nghịch của một đứa trẻ vùng nông thôn nghèo đã sống những ngày tháng hồn nhiên,có phần bản năng và chẳng được rèn giũa nhiều. Đây chính là nét quen thuộc trong cách nhìn của tác giả về chính mình thời tuổi thơ là ở thái dộ thẳng thắn, tôn trọng dĩ vãng, khước từ sự thi vị hoá. Chính vì thế mà đem lại một cách nhìn mới về quá khứ

– Thích: “Chơi đền Cây Thị
……………………
điệu hát văn lảo đảo bóng cô đồng”

→ Tất cả đều để lại ấn tượng về cuộc sống ở một làng quê yên bình

–  “Tôi trong suốt giữa hai bờ hư – thực
    Giữa bà tôi và Tiên, Phật, thánh , thần.

→ Không phân biệt được thực – hư. Vì thế cậu không nhận ra nỗi vất vả của người bà nên thành ra kẻ vô tâm: “Tôi đâu biết bà tôi cơ cực thế”

– Khi lớn lên, trưởng thành về nhận thức:

“ Bom Mĩ dội, nhà bà tôi bay mất
……………………………….
Bà tôi đi bán trứng ở ga Lèn.

+ Các từ :“bay, bay tuốt, rủ nhau” gợi ra cả một hiện thực phủ phàng của chiến tranh, phơi bày một sự thật cay đắng, nó đập vỡ mọi điều mơ mộng, hão huyền và thấm thía một bài học: hãy tỉnh táo, không thể ngây thơ: “Tôi đi lính ……nấm cỏ thôi”

+  Bộc lộ nhận thức của một người đã trải nghiệm thực tiễn:“Khi tôi biết thương bà thì đã muộn/ Bà chỉ còn là một nấm cỏ thôi”. Nhà thơ nuối tiếc đến xót xa, cũng là lúc đánh dấu bước trưởng thành của người cháu

Ý thức cá nhân bộc lộ vừa chân thành, tha thiết vừa là sợi dây vô hình nói quá khứ với hiện tại, nối con người đang sống hôm nay với người đã khuất, nối cá nhân với nguồn cội của mình

2. Tình cảm của tác giả đối với bà.

– Hình ảnh người bà được miêu tả:

“Bà mò cua xúc tép
Bà đi gánh chè xanh Ba Trại
Quán Cháo, đồng Giao thập thững những đêm hàn”

+ Cuộc đời lam lũ, tảo tần, lầm mò kiếm ăn – ‘thập thững: có giá trị tạo hình, diễn tả sự khó nhọc, bước di không tự chủ

Hình ảnh người bà âm thầm chịu đựng, muôn nghìn vất vả để nuôi dạy đứa cháu mồ côi hiếu động nghịch ngợm sống lại trong kí ức thể hiện nỗi ân hận, xót xa trong lòng tác giả đối với bà khi mình đã trưởng thành. Đó là tình thương chân thành và sâu sắc nhưng đã muộn. Phần lớn con người ta biết yêu thương thật sự khi cơ hội đền đáp đã  không còn. Điều này có một giá trị thức tỉnh bất ngờ.

3. Nét đặc biệt trong cách thể hiện tình thương của tác giả đối với bà.

– Tác giả thể hiện bằng giọng thơ ngậm ngùi, xót xa, xen lẫn chút cay đắng

(So sánh với bài Bếp lửa của Bằng Việt)

III. Tổng kết.

1. Giá trị nghệ thuật.

Bài thơ sử dụng nhiều hình ảnh mang tính biểu tượng, từ ngữ giản dị mà tinh tế, tâm trạng của nhân vật trữ tình được thể hiện sâu sắc.

2. Ý nghĩa văn bản.

Bài thơ giúp ta nhận thức sâu sắc: mỗi cá nhân hãy hướng về nguồn cội của mình; nhìn thẳng vào sự thật nhiều khi nghiệt ngã để rút ra chân lí của cuộc đời.

Cảm nhận hình ảnh người bà tảo tần qua bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt và Đò lèn của Nguyễn Duy

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.