Những đóng góp của nhà thơ Chế Lan Viên đối với nền văn học Việt Nam

gioi-thieu-nha-tho-che-lan-vien

Những đóng góp của nhà thơ Chế Lan Viên đối với nền văn học Việt Nam

Chế Lan Viên có đời người và đời thơ của gần như trùng khít với nhau, ông bước vào làng thơ với tuổi đời khá trẻ, hành trình đến với thơ ca của người là một hành trình lao động nghiêm túc, tận tâm, tận lực không một phút ngơi nghỉ. Ngoài những tiểu luận, phê bình nhà thơ đã để lại một gia tài đồ sộ. Chỉ riêng thơ, hơn 10 tập, đó là con số mà những người làm nghệ thuật điều ao ước: “Điêu tân”; “Gửi các anh”; “Anh sáng và phù sa”; “Hoa ngày thường – chim báo bạo”; “Những bài thơ đảnh giặc”; “Đỗi thoại mới”; “Hoa trước lăng Người”; “Dải đất vùng trời “Hải theo mùa “Hoa trên đả “Ta gửi cho mình và ba tập “Di cảo”.

Điều dễ nhận thấy trong tư duy nghệ thuật thơ ca của Chế Lan Viên là một đường tròn khép kín. Bởi thơ của ông đi từ cái tôi đến cái ta và cuối cùng lại quay về cái tôi, nhự một hành trình dài để tìm lại chính mình. Hành trình thơ ca của nhà thơ là hành trình của một nhà thơ lớn, đầy dam mê và trách nhiệm.

Hơn 10 tập thơ, mỗi tập có một giá trị độc đáo, mỗi tập thể hiện sâu sắc một tư duy nghệ thuật đậm chất suy tưởng triết lí của Chế Lan Viên.

Chế Lan Viên không phải là chủ soái của Trường thơ loạn, nhưng tập “Điêu tàn ” có vai trò vô cùng quan trọng đối với thệ giới nghệ thuật, bút pháp và ngôn ngữ của Trường thơ loạn, đồng thời những giá trị của tập thơ đã đóng góp không nhỏ vào sự phát triển của Thơ mới (1932 – 1945).
Năm 16 tuổi Chế Lan Viên khẳng định tên tuổi của mình trên thi đàn lúc bấy giờ bằng tập thơ “Điêu tàn ”, tập thơ ra đời mang hình ảnh của một tháp Chàm u huyền ngả bóng xuống miền đất thơ Bình Định nói riêng và Thơ mới nói chung. “Điêu tàn” có thể được xem là một trong những đỉnh cao chói lọi của phong trào Thơ mới. Ở đó người đọc bị lạc vào một không gian hoang tưởng với những hình ảnh kì dị, những bí mật, một thế giới địa ngục đầy đầu lâu, xương sọ và ma, quỷ… một thế giới với đầy những bí ẩn.

“Điêu tàn” nằm trong bối cảnh chung của Thơ mới, nhưng tập thơ vẫn mang một nét khác lạ. “Lẻ loi” và “bí mật” đó lả những nhận xét xác đáng về tập thơ của nhà phê bình văn học Hoài Thanh. Thể giới của “Điêu tàn ” là một thể giới đầy bóng tối, siêu hình làm cho người đọc bị rợn ngợp. “Điêu tàn ” chứa đựng những bí mật của nghệ thuật, mà việc tiếp cận và giải mã nó là vô cùng vô tận. Tập thơ còn thể hiện một cách sâu sắc về quan niệm về thơ của Chế Lan Viên, trong lời tựa nhà thơ viết: “Làm thơ là làm sự phi thường. Thi sĩ không phải là người. Nó là người Mơ, người Say, người Điên. Nó là Tiên, là Ma, là Quỷ, là Tịnh, là Yêu. Nó thoát hiện tại. Nỏ xối trộn dĩ vãng. Nó ôm trùm tương laì”. Như vậy Chế Lan Viên cùng Trường thơ loạn đã xác lập một thế giới quan nghệ thuật khác với phần còn lại của đương thời Thơ mới.

1. Phong cách cá nhân:

Trước Cách mạng tháng Tám, Chế Lan Viên xuất hiện mang đến cho nền thơ Việt Nam một thế giới đúng nghĩa “Trường thơ loạn”: “kinh dị, thần bỉ, bế tắc của thời Điêu tàn với xương, máu, sọ người, với những cảnh đổ nát, với tháp Chàm”. Cảnh những tháp Chàm “điêu tàn” tạo một nguồn cảm hứng lớn cho Chế Lan Viên. Trong thơ ông lúc bấy giờ, ta thấy ẩn hiện hình bóng của một vương quốc hùng mạnh thời vàng son, cùng với nỗi niềm hoài cổ của nhà thơ, qua những phế tích đổ nát và không kém phần kinh dị. Bắt đầu từ việc cho rằng “làm thơ tức là điên”, với những bài thơ về máu xương, về hồn ma bóng quỷ.

Trong thời kì Cách mạng tháng Tám, ông đã có bước đổi thay vĩ đại, biến thơ mình thành những bài thơ đánh giặc, thành một thứ vũ khí tinh thần lợi hại của giai cấp, của dân tộc, thì quả thật đó là một bước đổi thay vĩ đại, bước thay đổi đó đã đưa hồn thơ ông theo kịp thời đại lịch sử.

Nếu trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, hồn thơ Chế Lan Viên chưa thể hiện tư tưởng của giai cấp vô sản, chưa thể hiện nét đẹp của tinh thần yêu nước tích cực. Thì đến 1975 và sau này, năm 1985, với tư cách là một đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, Chế Lan Viên thấm nhuần tư tưởng của Đảng, hướng ngòi bút của mình về đại chúng về nhân dân. Ông là người nhờ chính trị mà làm thơ lại” (Chế Lan Viên Chân dung tự họa). Vì thế sau Cách mạng tháng Tám, thơ ông đã men theo con đường đến với cuộc sống nhân dân và đất nước, trong sáng tác của ông đã có những thay đổi rõ rệt. Trong thời kì 1960 – 1975, thơ Chế Lan Viên hướng tới khuynh hướng sử thi hào hùng, chất chính luận, đậm tính thời sự. Sau năm 1975, thơ của ông lại trở về đời sống thế sự và những trăn trở của cái “tôi” trong sự phức tạp, đa diện và trường tồn của đời sống.

Phong cách thơ Chế Lan Viên rất rõ nét và độc đáo. Thơ ông là sức mạnh trí tuệ được biểu hiện trong khuynh hướng suy tưởng – triết lí. Chất suy tưởng triết lí mang một vẻ đẹp trí tuệ và sự đa dạng, phong phú của hình ảnh thơ được sáng tạo bởi một ngòi bút tài hoa, thông minh. Phẩm chất triết học gắn liền với thơ của ông vì tư duy thơ của Chế Lan Viên thường chú trọng trong việc khai thác những yếu tố nghịch lí, mặt đối lập chứa nhiều mâu thuẫn nhưng cũng rất thống nhất trong các sự vật và hiện tượng, giữa nội dung và hình thức, giữa hiện tượng và bản chất, giữa cái xấu và cái đẹp, giữa thực và hư:..

2. Vai trò Chế Lan Viên trong công cuộc hiện đại hóa văn học dân tộc:

Chế Lan Viên là một trong những người sáng lập ra phong trào Thơ mới. Và ông cũng là người sớm đặt ra và lí giải những vấn đề triết học nhân sinh. Câu thơ của ông viết từ thuở “Điêu tàn”: “Ai bảo giùm: Ta có ta không?” là một câu hỏi mang ý nghĩa nhận thức luận rất lớn mà triểt học thời nào cũng quan tâm. Cũng câu hỏi này thời Phục hưng nhân vật Hamlet (trong vở kịch cùng tên của đại văn hào Sếchxpia) đã nhắc tới nhiều lần: To be or not to be” (Tồn tại hay không tồn tại) và đến thế kỉ XVII, Đêcactơ tưởng như đã tìm ra câu trả lời trong một mệnh đề triết học bất hủ “Je pense donc Je suis” (Tôi tư duy vậy là tôi tồn tại).

Thành công và hạn chế:

Thành công: Hơn nửa thế kỉ lảm thơ với bút lực dồi dào và thái độ lao động hăng say, Chế Lan Viên để lại cho đời sản phẩm thơ rất đồ sộ. Đến nay, chưa thể sưu tầm và thống kê hết toàn bộ những bài thơ do ông làm, tuy thế với số thơ đã đưa vào các tập từ “Điêu tàn” đến ba tập “Di cảo” là gần một ngàn bài. Đó là một con số thuộc hạng kỉ lục không chỉ của các nhà thơ hiện đại mà của nhiều thế kỉ thơ dân tộc. Chưa kể tới việc ông viết hàng ngàn trang lí luận, phê bình, văn xuôi như: “Vàng Sao” (1942), “Phê bình văn học” (1962), “Suy nghĩ và bình luận” (1972), “Những ngày nổi giận ” (1966), “Bay theo đường dân tộc đang bay” (1976).

Ông là một trong những nhà thơ hiếm thấy vì đã chiếm lĩnh được nhiều đỉnh cao nghê thuật ở các giai đoạn khác nhau: Giai đoạn Thơ mới với “Điêu tàn”,giai đoạn hòa bình với “Anh sảng và phù sa’\ giai đoạn chống Mĩ cứu nước với “Hoa ngày thường, chim báo bão”.

Thơ Chế Lan Viên để lại ấn tượng sâu sắc đối với người đọc là những bài thơ trong tập “Điêu tàn”, với những bài thơ gợ lên cái ghê rợn, ma quái, cái loạn, cái điên mà không nhà thơ nào có thể viết vào trong thơ mình được. Ông làm thơ trước cảnh tang thương dâu bể của kinh đô nước Chàm khi xưa tráng lệ, huy hoàng còn giờ đây đã thành chiến địa hoang tàn, oan hồn tử sĩ không thôi gào thét. Với những nỗi buồn của hiện tại:

“Chạnh lòng tưởng nhớ thân nô lệ
Mà hận thù chung trong rẻo sôi”

Tất cả những xúc cảm ấy làm cho “Điêu tàn ” khiến người đọc phải kinh ngạc vì tác giả đã gắn liền chúng với những: “cái sọ người”, “đầu rơi”, “xương vỡ máu trào”, “những nấm mồ”. Nhà thơ đã thành công trong việc thề hiện chủ trương nghệ thuật của mình, cố tình phơi bày những hình ảnh đau thương để tạo “cảm giác đế mê, tê liệt”. Chế Lan Viên đã gây cho Hoài Thanh cái cảm giác “đầu tôi choảng váng, không biết mình là người hay ma ”, sau khi đi vào cái thế giới “lạ lùng mà rùng rợn ” của “Điêu tàn”.

Đối với những bài thơ đánh giặc, Chế Lan Viên đã thành công khi tạo ra được loại thơ suy tưởng tổng hợp. “Thời sự hè 72 – Bình luận”, “Phản diện ca’’… là những bài thơ đặc sắc, tiêu biểu cho dạng thơ suy tưởng tổng hợp.

Sau Cách mạng tháng Tàm, ông đã là một đảng viên 40 năm tuổi Đảng, nhưng Chế Lan Viên không tự thu hẹp mình về phương diện quan niệm triết học. Ông đã tiếp thu được nhiều toại tư tưởng triết học khác nhau, từ khuynh hướng thần bí, bi quan (Mystique, Pessimiste), yêu tôn giáo (religion), siêu hình (meta-physique)…

Và từ những bài đầu tay đến những bài cuối đời của mình, Chế Lan Viên luôn bộc lộ một tinh thần vươn lên, bứt phá trong sáng tạo thi ca, nhằm vượt khỏi những gì tầm thường, những gì đơn điệu, tẻ nhạt. Thơ Chế Lan Viên thể hiện một khả năng liên tưởng rất đa dạng và linh hoạt, ông nối kết những sự vật, những hiện tượng xa cách nhau hay đối lập nhau để tạo nên những ý tưởng mới lạ, độc đáo:

“Em đì như chiểu đi
Gọi chim vườn bay hết ”

“Anh cách em như đất liền xa cách bể ’’

“Mặt kẻ thù ta là gương mặt hay cười ”

“ Thơ hay như gái đẹp
Ở đâu, đi đâu cũng lấy được chồng ”

“ Vị trí nhà thơ như rác đổ thùng

“Đảng trở thành nơi cắt rốp chôn rau”
“Phút khóc đầu tiên là phút Bác Hồ cười”

“Nước cộng hòa gắn huân chương lên ngực anh áo rách ”

“Tâm hồn anh là của đời một nửa ”
Một nửa kia cũng lại của đời ”

Sau Cách mạng tháng Tám, thơ Chế Lan Viên cũng vận động theo xu hướng, từ lãng mạn trở về hiện thực, từ cái tôi hướng đến cái ta. Nhưng trong số các nhà thơ theo phong trào Thơ mới lúc bấy giờ có lẽ ông là người quyết liệt hơn, dứt khoác hơm trong việc “đoạn tuyệt” với thơ trước Cách mạng tháng Tám. Chế Lan Viên gọi thời kì của mình là “thời chua cay”, quá khứ trước Cách mạng là “quá khứ buồn thương”. Ông đã tự liên hệ, tự kiểm điểm mình một cách sâu sắc trong nhiều bài thơ, tiêu biểu là trong tập “Ánh sáng và phù sa”:

Con gặp lại nhân dãn như nai về suối cũ
Cỏ đón giêng hai, chim én gặp mùa
Như đứa trẻ thơ đói lỏng gặp sữa
Chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa”

(Tiếng hát con tàu – Ánh sáng và phù sa).

Như một điều diệu kì, từ những vần thơ đầy tự hào, phấn khởi “Mỗi trang thơ đều dội tiếng ta cười”. Làm cho những ai đã từng “choáng váng”, “đê mê” về cái thế giới rùng rợn trong Điêu tàn, nay đọc vần thơ trong “Ánh sảng và phù sa ”, “Hoa ngày thường, chim báo bão” đều thấy cảm giác sáng khoái, nhẹ nhõm mang tinh thần thời đại mới.

Hạn chế: Trước cách mạng, Chế Lan Viên mang nỗi băn khoăn đau buồn của những người cùng thế hệ, đòi hỏi tự do, ước mơ hạnh phúc, tuy thế ông vẫn chưa tìm thấy lối thoát và nhiều khi rơi vào chán nản. Trong bài thơ “Những sợi tơ lòng”:

“Hãy cho tôi một tinh cầu giả lạnh
Một vì sao trơ trọi cuối trời xa
Để nơi ấy tháng ngày tôi lẩn trốn
Những ưu phiền đau khổ vởi buồn lo ”

Sau hòa bình, thơ ông vẫn nặng về triết lí, chính luận. Giọng thơ ông thâm trầm mà sắc sảo, ý tứ sâu xa. Thơ ông đặt vẩn đề nhận thức luận một cách rất cấp bách. Ông luôn trăn trở tìm hiểu, khám phá thực tại, ở những đề tài giàu tính trữ tình:

“Cứ mỗi bước đi lên dân tộc ta lại định nghĩa về Người từ bản chất
Đọc vào sự nghiệp núi sông, Di chúc của Người và hỏi: Bác là ai? ”

(Những bài thơ đành giặc)

Đến những năm cuối đời mình, Chế Lan Viên càng thể hiện nhu cầu nhận thức luận một cách khẩn khiết hơn, day dứt hơn. Và ở đâu ta cũng bắt gặp một sự trăn trở đến mức dày vò, một sự suy tư nặng nề căng thẳng trong hầu hết các bài thơ:

Nửa thế ki tôi loay hoay
Kề miệng vạc
Leo lên các đỉnh tinh thần
Chất ngất Theo các con đường ngoắt ngoéo chữ chi
Gẫy gập
Mà đâu được gì?
Khi tôi cười trên mây
Thì máu người rên dưới đất
Ôi !con đường không ra đường của kẻ thơ
Cái thơ không ra thơ của kẻ tìm đường
Đã gần hết thời gian của tôi ở trên trái đất ”

(Tìm đường – Di cảo)

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.