Hướng dẫn làm bài văn cảm nghĩ về một quang cảnh
- Mở bài:
– Giới thiệu vai trò, ý nghĩa của quang cảnh/cảnh đẹp đối với con người (mỗi cảnh đẹp giúp chúng ta thư giãn tâm hồn, mang đến cho chúng ta niềm vui, tình yêu cuộc sống).
– Giới thiệu quang cảnh/cảnh đẹp mà em yêu thích (một ngọn núi cao lẫm liệt, một thác nước hùng vĩ, một dòng sông thơ mộng, một buổi chiều trên cánh đồng lúa quê hương,…)
– Cảm nghĩ chung về quang cảnh/cảnh đẹp: đó là quang cảnh để lại trong em nhiều ấn tượng.
- Thân bài:
a) Miêu tả và cảm nghĩ về vẻ đẹp của quang cảnh:
– Vẻ đẹp toàn cảnh: hùng vĩ (thác nước, ngọn núi,…), bao la, rộng lớn, xanh tươi (cánh đồng, biển,…), dịu dàng, thơ mộng (dòng sông xanh, buổi chiều,…).
– Vẻ đẹp chi tiết các sự vật: cây cỏ, ánh sáng, âm thanh, hoạt động của con người,…
Ví dụ:
+ Thác nước: dòng nước khổng lồ đổ xuống vực sâu, lòng sông như sôi lên sùng sục, bọt nước tung toé,… Bên bờ, đàn voọc chuyền từ cành nọ sang cành kia, tiếng chim ríu rít hoà trong tiếng nước chảy, …
+ Cánh đồng lúa: Buổi sáng sớm, không khí trong lành, mát mẻ. Mùi lúa chín thơm ngào ngạt làm tôi sảng khoái hẳn lên. Lúa trải dài mênh mông như tấm lụa vàng… Những thửa ruộng nối tiếp nhau. Giữa cánh đồng là những con kênh dẫn nước, lúa chín vàng, hạt nào hạt nấy căng tròn, mình chắc mẩy….
+ Ngọn núi: dáng núi uy nghiêm như dũng sĩ áng ngự một phương trời. Chân núi to rộng đổ dài cho tới tận bờ sông. Ở lưng chừng núi, một con thác nhỏ đổ nước xuống suốt ngày đêm tạo thành một vệt màu trắng giữa ngàn xanh,…
b) Cảm nghĩ về sự gắn kết giữa con người và cảnh vật.
– Thiên nhiên mang đến cho con người nhiều lợi ích, làm đẹp tâm hồn.
– Con người luôn tôn trọng và sống hoà hợp với thiên nhiên.
c) Ấn tượng sâu sắc nhất của em về cảnh đẹp:
– Đó là vẻ đẹp tuyệt vời nhất, lần đầu tiên được chứng kiến.
– Là tài sản vô giá của thiên nhiên ban tặng cho con người.
- Kết bài:
– Khẳng định ý nghĩa của cảnh đẹp đối với tâm hồn em: Vẻ đẹp của quang cảnh khơi dậy tình yêu đối với thiên nhiên, cuộc sống và ý thức trách nhiệm của bản thân đối với cảnh quan đất nước.
– Hứa hẹn: nếu có dịp sẽ trở lại một lần nữa.
* Lưu ý: để làm tăng tính biểu cảm của bài văn, học sinh cần:
+ Sử dụng hiệu quả các biện pháp tu từ: so sánh, nhân hoá, cường điệu,…
+ Sử dụng tính từ miêu tả.
+ Bày tỏ cảm xúc trực tiếp bằng thán từ: chao ôi, … hoặc gián tiếp qua việc miêu tả.