Đề cương ôn tập Tiếng Việt Học kỳ 2, Ngữ văn 6.

de-cuong-on-tap-tieng-viet-hoc-ky-2-ngu-van-6

Đề cương ôn tập Tiếng Việt Học kỳ 2, Ngữ văn 6

1. Phó từ.

– Khái niệm:

– Phó từ là những từ chuyên đi kèm động từ, tính từ để bổ sung ý nghĩa cho động từ, tính từ.

Ví dụ : Dũng đang học bài .

– Các loại phó từ:

+ Phó từ đứng trước động từ, tính từ:  Có tác dụng bổ sung một số ý nghĩa về thời gian ( đã, đang, sẽ…), về mức độ (rất, hơi, quá…), sự tiếp diễn tương tự (cũng, vẫn, cứ, còn…), sự phủ định ( không, chưa, chẳng), sự cầu khiến (hãy, chớ, đừng) cho động từ, tính từ trung tâm.

+ Phó từ đứng sau động từ, tính từ:  Có tác dụng bổ sung một số ý nghĩa về mức độ ( quá, lắm…), về khả năng( được…), về khả năng ( ra, vào, đi…)

2. Các biện pháp tu từ trong câu.

a. So sánh.

– Khái niệm: Là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

Ví dụ: Mặt trăng tròn như cái đĩa bạc.

– Các kiểu so sánh thường gặp: 

* Có 2 kiểu so sánh:

+ So sánh ngang bằng. (Từ so sánh: như, giống như, tựa, y hệt, y như, như là…)

+ So sánh không ngang bằng. (Từ so sánh:hơn, thua, chẳng bằng,..

b. Nhân hóa.

– Khái niệm:  Là gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật… bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người, làm cho thế giới loài vật, cây cối, đồ vật trở nên gần gũi với con người, biểu thị những suy nghĩ tình cảm của con người.

Ví dụ: Từ trên cao, chị trăng nhìn em mỉm cười.

– Các kiểu nhan hóa thường gặp:

*  Có 3 kiểu nhân hóa :

+ Dùng những từ vốn gọi người để gọi vật.

+ Dùng những từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của vật.

+ Trò chuyện, xưng hô với vật như đối với người.

c. Ẩn dụ.

Khái niệm: Là gọi tên sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

Ví dụ: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. (ăn quả: hưởng thụ; trồng cây: người làm ra thành quả).

– Các kiểu ẩn dụ thường gặp: 

* Có 4 kiểu ẩn dụ:

+ Ẩn dụ hình thức.

+ Ẩn dụ cách thức.

+ Ẩn dụ phẩm chất.

+ Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác.

d. Hoán dụ.

– Khái niệm: Là gọi tên sự vật, hiện tượng,khái niệm bằng tên sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có nét quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

Ví dụ: Áo nâu liền với áo xanh / Nông thôn cùng với thị thành đứng lên.

– Các kiểu hoán dụ thường gặp:

* Có 4 kiểu hoán dụ:

– Lấy bộ phận để gọi toàn thể.

– Lấy cái cụ thể để gọi cái trìu tượng.

– Lấy dấu hiệu sự vật để gọi sự vật.

– Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng

3. Câu và cấu tạo câu :

a. Các thành phần chính của câu :

Phân biệt thành phần chính với thành phần phụ:

+ Thành phần chính của câu là những thành phần bắt buộc phải có mặt để câu có cấu tạo hoàn chỉnh và diễn đạt được một ý trọn vẹn.

+ Thành phần không bắt buộc có mặt được gọi là thành phần phụ.

Ví dụ: Trên sân trường, chúng em/ đang vui đùa.

– Chủ ngữ: 

+ Là thành phần chính của câu nêu tên sự vật, hiện tượng có hoạt động,đặc điểm, trạng thái,… được miêu tả ở vị ngữ. Chủ ngữ thường trả lời cho các câu hỏi: Ai?Con gì?…

+ Thường là danh từ, đại từ hoặc cụm danh từ. Trong những trường hợp nhất định, động từ, tính từ hoặc cụm động từ, cụm tính từ cũng có thể làm chủ ngữ.

+ Câu có thể có một hoặc nhiều chủ ngữ

– Vị ngữ:

+ Là thành phần chính của câu có khả năng kết hợp với các phó từ chỉ quan hệ thời gian và trả lời cho các câu hỏi làm gì?, làm sao? hoặc là gì ?

+ Thường là động từ hoặc cụm động từ, tính từ hoặc cụm tính từ, danh từ hoặc cụm danh từ.

+ Câu có thể có một hoặc nhiều vị ngữ.

b. Cấu tạo câu:

* Câu trần thuật đơn:

– Là loại câu do một cụm C-V tạo thành, dùng để giới thiệu, tả hoặc kể một sự việc, sự vật hay để nêu một ý kiến.

Ví dụ: Tôi đi về.

* Câu trần thuật đơn có từ là.

– Vị ngữ thường do từ kết hợp với danh từ ( cụm danh từ) tạo thành.Ngoài ra tổ hợp giữa từ là với động từ ( cụm động từ) hoặc tính từ( cụm tính từ)…cũng có thể làm vị ngữ.

– Khi biểu thị ý phủ định, nó kết hợp với các cụm từ không phải, chưa phải.

Ví dụ: Mèn trêu chị Cốc/ là dại.

* Câu trần thuật đơn không có từ là.

– Vị ngữ thường do động từ hoặc cụm động từ, tính từ hoặc cụm tính từ tạo thành.

– Khi vị ngữ biểu thị ý phủ định, nó kết hợp với các từ không, chưa.

+ Câu miêu tả : chủ ngữ đứng trước vị ngữ, dùng miêu tả hành động, trạng thái, đặc điểm…của sự vật nêu ở chủ ngữ.

+ Câu tồn tại : vị ngữ đứng trước chủ ngữ, dùng để thông báo sự xuất hiện, tồn tại hay tiêu biến của sự vật.

Ví dụ: Chúng tôi / đang vui đùa.

4. Chữa lỗi về chủ ngữ, vị ngữ:

– Câu thiếu chủ ngữ.

– Câu thiếu vị ngữ.

– Câu thiếu cả chủ ngữ lẫn vị ngữ.

– Câu sai về quan hệ ngữ nghĩa giữa các thành phần câu.

5. Dấu câu:

* Dấu kết thúc câu (đặt ở cuối câu )

Dấu chấm:

– Là dấu kết thúc câu, được đặt ở cuối câu trần thuật( đôi khi được đặt ở cuối câu cầu khiến)

– Ví dụ : Tôi đi học.

Dấu chấm hỏi.

– Là dấu kết thúc câu được đặt ở cuối câu nghi vấn .

– Ví dụ : Bạn làm bài toán chưa?

Dấu chấm than.

– Là dấu kết thúc câu, được đặt ở cuối câu cầu khiến hoặc câu cảm thán .

– Ví dụ : Hôm nay, trời đẹp quá !

* Dấu phân cách các bộ phận câu (đặt trong nội bộ câu):

– Là dấu dùng để phân cách các bộ phận câu, được đặt trong nội bộ câu (dấu phẩy, dấu chấm phẩy, dâu hai chấm, dấu gạch ngang,…).

Ví dụ:

+ Hôm nay, tôi đi học. (dấu phẩy ngăn cách trạng ngữ với nòng cốt câu )

+ Lớp 6a1, lớp 6a2/ vừa hát vừa múa đẹp quá. (dấu phẩy ngăn cách chủ ngữ với chủ ngữ).

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.