»» Nội dung bài viết:
HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP TẬP LÀM VĂN ÔN THI HỌC KỲ 2
Đề bài 1: Giải thích và chứng minh rằng “Một mặt người bằng mười mặt của”.
Hướng dẫn làm bài:
I. Mở bài:
– Con người là tài sản quý giá nhất. Câu tục ngữ “Một mặt người bằng mười mặt của” đã làm sáng tỏ tư tưởng trên.
II. Thân bài:
1. Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ:
– “Một mặt người” là cách nói hoán dụ dùng bộ phận để chỉ toàn thể, có ý nghĩa tương đương như một người. Của là của cải, vật chất. “Mười mặt của” ý nói đến số của cải rất nhiều.
– Câu tục ngữ vừa dùng hình thức so sánh (bằng), vừa dùng hình thức đối lập giữa đơn vị chỉ số lượng ít và nhiều (một – mười) để khẳng định sự quý giá gấp bội của con người so với của cải.
– Không phải nhân dân không coi trọng của cải, nhưng nhân dân đặt con người lên trên mọi thứ của cải, coi con người là thứ của cải quý báu nhất, không vàng ngọc nào sánh được.
2. Chứng minh:
– Vật chất, của cải tuy quý giá nhưng đều do con người làm ra, không có con người không có của cải như “Người làm ra của, người sống đống vàng”.
– Giá trị vật chất, của cải do con người quyết định. Con người sử dụng của cải, vật chất để xây dựng cuộc sống hạnh phúc. Không có con người vật chất, của cải dù nhiều đến mấy cũng trở nên vô nghĩa.
– Của cải, vật chất khi mất đi, có thể lấy lại đực nhưng nhân cách của con người một khi đã mất đi rồi thì khó mà lấy lại được.
– Điều quý giá nhất trong cuộc sống là tình yêu thương giữa con người và con người chứ không phải là của cải, vật chất. Của cải có thể mua được còn nhân cách của con người không thể đánh đổi bằng của cải, vật chất.
– Câu tục ngữ khuyên mọi người hãy yêu quý, tôn trọng và bảo vệ con người, không để của cải che lấp con người. Đây là một tư tưởng hoàn toàn đúng đắn.
– Nếu chỉ coi trọng của cải, chúng ta sẽ dễ trở thành người cô độc, không người thân, bạn bè như: “Có vàng vàng chẳng hay phô/ Có con nó nói trầm trồ dễ nghe”.
3. Phê phán những trường hợp coi của hơn người.
– Trong cuộc sống, co nhiều người vì xem trọng của cải mà sẵn sàng làm điều sai trái. Những người như thế thật đáng lên án, phê phán.
4. Bài học nhận thức và hành động:
– Nhận thức: con người đáng quý trọng hơn mọi của cải, vật chất. Nhưng không vì đề cao giá trị con người mà hạ thấp vai trò của cảu cải, vật chất.
– Hành động: biết yêu thương mọi người, gìn giữ những nhân cách, nhân phẩm của bản thân và xây dựng những mối quan hệ tốt đẹp, đừng vì của cải, vật chất mà đố kỵ, xung đột lẫn nhau, đánh mất tình người.
III. Kết bài:
– Khẳng định lại giá trị câu tục ngữ: Câu tục ngữ chỉ rõ mối quan hệ giữa nhân cách con người và của cải vật chất. Con người đáng quý hơn mọi của cải, vật chất.
Đề bài 2: Giải thích và chứng minh ý nghĩa câu tục ngữ: “Có chí thì nên”
I. Mở bài:
Cuộc sống không dễ dàng với bất cứ ai. Muốn thành công, nhát định con người phải có đủ ý chí và nghị lực vượt qua khó khăn, trở ngại. Bàn về vai trò của ý chí, tục ngữ có câu: “Có chí thì nên”.
II. Thân bài:
1. Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ:
– “Chí” là ý chí, chí hướng, hoài bão, lý tưởng tốt đẹp, nghị lực, sự kiên trì, bền bỉ. Chí là điều cần thiết để con người vượt qua trở ngại.
– “Nên” là đạt được mục đích, sự thành công, thành đạt trong mọi việc.
⇒ Ý nghĩa: “Có chí thì nên” nghĩa là thế nào? Câu tục ngữ nhằm khẳng định vai trò, ý nghĩa to lớn của ý chí trong cuộc sống. Khi ta làm bất cứ một việc gì, nếu chúng ta có ý chí, nghị lực và sự kiên trì thì nhất định chúng ta sẽ vượt qua được mọi khó khăn, trở ngại để đi đến thành công.
2. Chứng minh vì sao có thể nói: “Có chí thì nên”:
– Có chí thì nên bởi vì không có việc gì dễ làm mà gặt hái được kết quả cao. Muốn thành công trong công việc, nhất định con người cần phải kiên trì, bền bỉ, nhẫn nại vựt qua khó khăn, trở ngại, từng bức hoàn thành mục tiêu. Có khi thành công đó lại được đúc rút kinh nghiệm từ thất bại này đến thất bại khác. Không chỉ qua một lần làm việc mà thành công, mà chính ý chí, nghị lực, lòng kiên trì mới là sức mạnh giúp ta đi đến thành công. Càng gian nan chịu đựng thử thách trong công việc thì sự thành công càng vinh quang, càng đáng tự hào.
– Nếu chỉ một lần thất bại mà vội nản lòng, nhụt chí thì khó đạt được mục đích. Anh Nguyễn Ngọc Kí bị liệt cả hai tay, phải tập viết bằng chân và đã tốt nghiệp trường đại học và đã trở thành một nhà giáo mẫu mực được mọi người kính trọng. Các vận động viên khuyết tật điều khiển xe lăn bằng tay mà đạt huy chương vàng.
– Ý chí kiên định, nghị lực vươn lên chiến thắng hoàn cảnh giúp ta có thêm sức mạnh, khiến ta lạc quan, tin tưởng, quên đi mọi khó khăn, trắc trở, giúp ta có thêm động lực, thúc đẩy tinh thần ta vươn tới thành công. Khi có ý chí, không việc gì là không làm được.
– Sống có ý chí mạnh mẽ giúp ta tạo lập tính tự lập ngay từ lúc còn bé và rèn ta trở thành một người luôn biết cách để hoàn thành công việc .
3. Phê phán:
Trong cuộc sống, vẫn còn có nhiều người không có ý chí. Trước khó khăn, trở ngại dã vội đầu hàng, bỏ cuộc. Họ thường lảng tránh khó khăn trng công việc, sống dựa dẫm vào ngừi khác. Những người như thế thât đáng chê trách.
4. Cách rèn luyện tính kiên trì.
– Phải đặt ra mục đích ban đầu, việc đặt ra mục đích cũng giống như một vạch đích để một con ngựa giỏi lao thẳng tới, nếu thiếu nó, ta sẽ bị lạc lối và cố gắng một cách vô ích
– Phải sắp xếp công việc phù hợp với giờ giấc, tự nhắc nhở bản thân thực hiện nghiêm chỉnh các mục đích, tìm đọc thêm tư liệu để đọc, học mỗi khi rảnh.
– Hãy nhắc nhở bản thân “đứng lên” sau mỗi lần thất bại
III. Kết bài:
Khẳng định giá trị kinh nghiệm của câu tục ngữ đối với đời sống thực tiễn, khẳng định giá trị bền vững của câu tục ngữ đối với mọi người: Có chí thì nên là một lời nhắc nhở, khuyên dạy mỗi chúng ta về con đường đi đến thành công và tiến tới tương lai. Nếu bạn có ước mơ, hoài bão, mục đích trong cuộc sống rất đáng quý mà ai cũng nên có nhưng nếu có thêm cả niềm tin, nghị lực và sự kiên trì đến cùng đó là yếu tố làm nên sự thành công của con người.
Đề bài 3: Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ: “Đói cho sạch, rách cho thơm”.
Hướng dẫn làm bài:
I. Mở bài:
Dẫn dắt, giới thiệu câu tục ngữ “Đói cho sạch, rách cho thơm”. Khái quát ý kiến, nhận định về câu tục ngữ trên (ý nghĩa, gửi gắm đạo lý,…).
II. Thân bài:
1. Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ:
– “Đói cho sạch, rách cho thơm” mang ý nghĩa: dù đói rách, cùng khổ hay gặp khó khăn vất vả cũng phải biết gìn giữ nhân cách và phẩm chất tốt đẹp, sống ngay thẳng, trong sạch.
– Ý ngĩa của câu tục ngữ: Là đạo lý giáo hóa, khuyên răn sâu sắc giúp con người gìn giữ nhân phẩm và đạo đức.
2. Vì sao phải sống “Đói cho sạch, rách cho thơm”?
– Cái đáng quý nhất ở con người là nhân cách, nhân phẩm tốt đẹp, cao quý. Của cải, vật chất tuy quý giá nhưng chỉ là phương tiện của con người, do con người tạo ra.
– Sống với ý chí mạnh mẽ, lương tâm trong sáng, phẩm chất cao đẹp là cuộc sống đáng trân trọng. Con người có lối sống đẹp sẽ được mọi người tôn trọng, yêu quý. Khuất phục trước sự túng quẫn, đói rách mà làm điều sai trái sẽ dần khiến con người đánh mất nhân phẩm và ngày càng lún sâu vào tăm tối, khó quay đầu lại.
– Không vì nghèo khó, túng quẫn mà làm điều sai trái. Mượn cớ khốn cùng, vất vả để sống lầm lạc, buông thả, làm điều bất nhân cuối cùng cũng sẽ phải nhận lãnh hậu quả xứng đáng.
– Giữ vững tâm hồn trước mọi gian khổ, khó khăn giúp con người nâng cao phẩm cách và sở hữu một ý chí dẻo dai, kiên cường.
– Kiên trì sống trong sạch, ngay thẳng giúp con người rèn luyện bản lĩnh và chiến thắng mọi gian lao, thử thách .
– Mỗi con người biết sống tốt trước mọi khó khăn đều mang lại sự vui sướng và thanh thảng cho bản thân đồng thời góp phần làm xã hội hài hòa, tốt đẹp hơn.
3. Phê phán:
Trong cuộc sống, vẫn còn có nhiều người vì vật chất mà đánh mất nhân cách, nhân phẩm, đánh mất lương tâm, làm điều sai trái gây tổn hại đối với người khác. Những người như thế thật đáng chê trách.
4. Bài học nhận thức và hành động:
+ “Đói cho sạch, rách cho thơm” là một quan niệm sống tốt đẹp.
+ Mỗi con người cần phải tự khẳng định phẩm giá và nhân cách con người, phải biết vươn lên hoàn cảnh, không bị hoàn cảnh làm tha hóa nhân cách.
III. Kết bài:
Khẳng định lại suy nghĩ về câu tục ngữ: Câu tục ngữ “Đói cho sạch, rách cho thơm” dù ở thời đại nào vẫn giữ nguyên giá trị, có thể nói câu tục ngữ như đại diện cho nhân cách con người Việt Nam, giống như những bông hoa sen vẫn đẹp rạng rỡ thanh cao và ngát hương giữa bùn lầy.
Đề bài 4: Tục ngữ có câu “Không thầy đố mày làm nên”. Mặt khác lại nói: “Học thầy không tày học bạn”. Em có suy nghĩ gì về ý nghĩa hai câu tục ngữ trên.
Hướng dẫn làm bài:
I. Mở bài:
– Dẫn dắt vấn đề cần nghị luận
II. Thân bài:
1. Giải thích ý nghĩa hai câu tục ngữ:
– “Không thầy đố mày làm nên”: không có người thầy chỉ dạy sẽ không thể làm nên việc gì lớn lao, không thể trưởng thành và thành công.
– “Học thầy không tày học bạn”: học ở người thầy không dễ dàng và sâu sắc bằng học ở bạ bè quanh ta.
2. Mối quan hệ ý nghĩa giữa hai câu tục ngữ.
– “Không thầy đố mày làm nên”: Tuyệt đối hóa vai trò và tác dụng của người thầy đối với học sinh
⇒ Quá đề cao vai trò của thầy, tuyệt đối hóa vai trò và tác dụng của người thầy trong sự trưởng thành, lập nghiệp của học sinh.
+ Mặc dù trong công tác đào tạo con người, người thầy có vai trò to lớn, nhưng cho rằng “không thầy đố mày làm nên” là không thỏa đáng. Vì:
+ Con người trưởng thành, lập nên sự nghiệp là một phần nhờ công ơn dạy bảo của nhà trường, của người thầy, nhưng một phần do bản thân người học phát huy nỗ lực, tự thân vận động để tiếp thu cái mới, phát minh, sáng chế, sáng tạo.
+ Ngoài tác động của thầy giáo, học sinh còn chịu ảnh hưởng của môi trường xung quanh, của những yếu tố khác như gia đình, bạn bè, xã hội…
– “Học thầy không tày học bạn”: Đề cao vai trò của việc học bạn, học hỏi những người chung quanh.
⇒ Hạ thấp vai trò và tác dụng của người thầy, đề cao quá mức vai trò của bạn bè trong việc học tập.
+ Trong giáo dục, người thầy có vai trò to lớn, bạn bè chỉ có vai trò hỗ trợ.
3. Phê phán:
Trong cuộc sống, vẫn còn có nhiều học sinh quá phụ thuộc vào thầy cô giáo, không chịu tự lực phát huy tính năng động và sáng tạo, kết quả học tập tuy cao nhưng hiểu biết sáo rỗng. Những người như thế thật đáng chê trách.
4. Bài học nhận thức và hành động:
– Học ở thầy và học ở bạn đều rát quan trọng. Học ở thầy là chủ yếu, kết hợp với sự nỗ lực, sáng tạo của người học. Tuy nhiên, phải mở rộng sự học hỏi: học ở bạn, học ở những người chung quanh, học trong thực tế.
III. Kết bài
– Khái quát lại vấn đề: cả hai câu tục ngữ cùng bổ sung ý nghĩa cho nhau, cùng có chung mục đích là nhắc nhở mọi người cố công học tập để “làm nên” sự nghiệp cho cuộc đời mình. Cho dù học với thầy hay học với bạn, chúng ta cũng phải học tốt. Chúng ta kính yêu và biết ơn thầy, cô đã khổ công truyền bá tư tưởng đạo đức, kiến thức cho ta. Chúng ta phải khiêm tốn, tương trợ, giúp đỡ bạn để cùng học tập, cùng tiến bộ.
Đề bài 5: Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ: “Thương người như thể thương thân”.
Hướng dẫn làm bài:
I. Mở bài:
– Trên đời này, không có gì đáng quý bằng tình yêu thương giữa con ngừi với con người. Bàn về ý nghĩa của tin yêu thương lẫn nhau, tục ngữ từng khuyên: “Thương người như thể thương thân”.
II. Thân bài:
1. Giải thích câu tục ngữ.
– “Thương người” nghĩa là chúng ta phải luôn luôn mở rộng tấm lòng của mình để quan tâm, lo lắng cho những người xung quanh còn nhiều vất vả, khó khăn.
– “Thương thân” nghĩa là yêu thương chính bản thân chúng ta. Chúng ta luôn trân trọng, chăm lo đến bản thân rất nhiều và đó là điều tất yếu.
– Ý nghĩa câu tục ngữ: Thương người như thể thương thân mang đến cho chúng ta suy nghĩ rằng: chúng ta yêu thương, trân trọng, chăm sóc bản thân mình như thế nào thì hãy mở rộng tấm lòng của mình yêu thương những người xung quanh mình như thế đó.
2. Suy nghĩ về ý nghĩa câu tục ngữ:
– Không ai có thể sống đơn độc, lẻ loi mà cần phải có sự hòa nhập cộng đồng.
– Nhiều người có hoàn cảnh đáng thương cần sự chung tay giúp đỡ của người khác, của cộng đồng để có thêm sức mạnh vươn lên trong cuộc sống.
– Mọi người cùng tiến bộ, phát triển thì xã hội, đất nước cũng sẽ phát triển tốt đẹp hơn.
– Lòng thương người không chỉ là yêu thương người thân ruột thịt, bạn bè làng xóm, đồng bào quê hương, mà rộng ra là yêu thương toàn nhân loại trên thế giới.
– Lòng thương người, tương thân tương ai chính là gốc rễ của tình thân ái, của lòng nhân nghĩa. Đây là truyền thống quý báu của dân tộc ta từ xưa đến nay.
– Tình yêu thương, san sẻ với những mảnh đời bất hạnh xung quanh ta còn được nhân dân tôn vinh trong nhiều truyền thuyết xa xưa như: “Con rồng cháu tiên”, “Quả bầu mẹ”,..
– Trong ca dao, dân ca cũng có một số câu thể hiện tình yêu thương như: “Lá lành đùm lá rách”, “Bầu ơi thương lấy bí cùng/ Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”,…
– Trong cuộc sống hằng ngày, ta dễ dàng bắt gặp những con người có lối sống đẹp như một con người luôn sống lành mạnh, chan hòa với cuộc sống, luôn tự vươn lên khi gặp khó khăn, vất vả. Hay những thanh niên, đoàn viên làm các công tác xã hội, những việc mà người dân cần như quét dọn sạch sẽ đường phố, nạo vét các kênh rạch bị nghẹt, tham gia các hoạt động tình nguyện Mùa hè xanh,… Đó chính là một trong những biểu hiện của “sống đẹp”.
3. Phê phán:
– Trong cuộc sống, có nhiều người chỉ biết sống cho bản thân, vô tâm, vô cảm trước khó khăn, nghịch cảnh của người khác. Những người như thế thật đáng lên án, phê phán.
4. Bài học nhận thức và hành động:
– Tình yêu thương con người là tin cảm co quý nhất cần xây dựng, gìn giữ và phát huy trong cuộc sống.
– Biết yêu thương, giúp đỡ người khác khi khó khăn, hoạn nạn. Cần lên án, phê phán những người có lối sống ích kỉ, hẹp hòi…
III. Kết bài:
Câu tục ngữ đã cho ta một bài học về đạo lí làm người. Mỗi chúng ta cần giữ gìn và phát huy truyền thống “lá lành đùm lá rách” của dân tộc để xây dựng một cuộc sống tươi đẹp, văn minh. Phát huy được truyền thống tốt đẹp của ông cha là chúng là vừa thể hiện nhân cách làm người vừa góp phần xây dựng một đất nước phồn vinh, thịnh vượng..
Đề bài 6: Từ ý nghĩa câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” hãy suy nghĩ về lòng biết ơn trong cuộc sống.
Hướng dẫn làm bài:
I. Mở bài:
– Lòng biết ơn là một truyền thống đạo đức cao đẹp. Truyền thống ấy đã được đúc kết qua câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn”; “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.
II. Thân bài:
1. Giải thích nội dung 2 câu tục ngữ:
* “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”:
+ Nghĩa đen: ăn quả phải nhớ tới công lao vun xới, chăm bón của người trồng cây cho ta ăn quả.
+ Nghĩa bóng: người được hưởng thành quả lao động (về mọi mặt) phải nhớ ơn người đã mất bao công lao để tạo ra những thành quả đó.
* “Uống nước nhớ nguồn”:
+ Nghĩa đen: Khi uống nước cần phải nhớ tới nơi xuất phát dòng nước, nguồn gốc mà chúng đã được tạo ra.
+ Nghĩa bóng: Khi chúng ta được hưởng bất cứ thành quả nào đó dù to lớn hay nhỏ bé thì chúng ta phải biết nhớ ơn những thế hệ đi trước, những người đã tạo ra thành quả đó.
⇒ Ý nghĩa hai câu tục ngữ: Nhắc nhở con người phải có lòng biết ơn, có nhớ đến người đã giúp đỡ ta trong lúc khó khăn hoạn nạn.
2. Chứng minh tính đúng đắn của 2 câu tục ngữ:
– Tại sao phải “nhớ kẻ trồng cây”, “nhớ nguồn”?
+ Trong thiên nhiên và xã hội, không có một sự vật, một thành quả nào mà không có nguồn gốc, không do công sức lao động tạo nên.
+ Của cải vật chất các thứ do bàn tay người lao động làm ra. Đất nước giàu đẹp do cha ông gây dựng, gìn giữ tiếp truyền. Con cái là do các bậc cha mẹ sinh thành dưỡng dục. Vì thế, nhớ nguồn là đạo lí tất yếu.
+ Thái độ sống biết ơn đó là thái độ sống gần gũi của con người với con người, là truyền thống đạo đức của dân tộc
+ Lòng biết ơn là tình cảm đẹp xuất phát từ lòng trân trọng công lao những người “trồng cây” phục vụ cho biết bao người “ăn trái”.
+ Khi bưng bát cơm đầy, ta phải biết trân trọng, nhớ ơn những ai đã một nắng hai sương, muôn phần cay đắng để làm nên hạt gạo.
+ Sống biết ơn, ta mới biết trân trọng những gì mình đang có, và có ý thức phát triển dựa trên những gì đã có
+ Được thừa hưởng cuộc sống tự do, thanh bình, no ấm hiện nay là bởi công lao các anh hùng liệt sĩ đã chiến đấu hi sinh anh dũng bảo vệ đất nước
+ Uống nước nhớ nguồn là nền tảng vững chắc tạo nên một xã hội nhân ái đoàn kết.
– Những biểu hiện của lòng biết ơn trong nhân dân từ xưa đến nay:
+ Truyền thống thờ cúng tổ tiên, ông bà, cha mẹ, lễ tết, lễ hội văn hoá.
+ Tưởng niệm và tri ân công ơn mở nước và dựng nước của các vua Hùng: ngày Giỗ tổ Hùng Vương.
+ Tri ân công ơn dạy dỗ của thầy cô giáo: ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.
+ Tưởng niệm và tri ân các vị anh hùng củ dân tộc: ngày 27/7 tỏ lòng biết ơn thương binh liệt sĩ…
Sống xứng đáng với truyền thống vẻ vang của cha ông.
+ Giúp đỡ gia đình có công, tạo điều kiện về công việc, xây nhà tình nghĩa, thăm hỏi…
3. Phê phán:
Bên cạnh đó, có những người chỉ biết hưởng thụ, vong ơn, bội nghĩa, cần phải nghiêm khắc lên án.
4. Bài học nhận thức và hành động:
– Xây dựng lối sống biết ơn, biết đền ơn đáp nghĩa khi nhận đực sự giúp đỡ của người khác. Ra sức bảo vệ và tích cực học tập, lao động góp phần xây dựng đất nước.
+ Tự hào với lịch sử anh hùng và truyền thống văn hóa vẻ vang của dân tộc, tích cực học tập, lao động góp phần xây dựng đất nước. Có ý thức gìn giữ bản sắc, tinh hoa của dân tộc Việt Nam mình
+ Luôn luôn nhớ ơn người đã giúp đỡ mình và nếu có thể hãy sống nghĩa tình: đền đáp công ơn của họ trong phạm vi và khả năng của bản thân mình.
+ Có ý thức tiết kiệm, chống lãng phí khi sử dụng thành quả lao động của mọi người.
III. Kết bài:
– Khẳng định hai câu tục ngữ là lời khuyên răn đúng đắn, có ý nghĩa sâu sắc: Đây là truyền thống cao đẹp của dân tộc Việt Nam, cần giữ gìn và phát huy trong thời đại mới.
– Rút ra bài học cho bản thân: Cần học tập, rèn luyện…
Đề bài 7: Suy nghĩ về sức manh của tinh thần đoàn kết qua câu tục ngữ: “Một cây làm chẳng nên non / Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”.
Hướng dẫn làm bài:
I. Mở bài:
– Dẫn dắt vấn đề: Ca dao, tục ngữ là những bài học quý báu của ông cha ta, được tích lũy qua từng năm, từng tháng.
– Nêu vấn đề, khái quát giá trị của câu tục ngữ: Câu tục ngữ “Một cây…” khuyên chúng ta về sự đoàn kết sẽ tạo nên sức mạnh to lớn.
II. Thân bài:
1. Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ:
– Nghĩa đen: Nếu chỉ có một cây đơn độc thì không thể tạo thành ngọn núi to mà cần phải có thật nhiều cây chụm lại thì mới tạo thành ngọn núi.
– Nghĩa bóng: Nếu chỉ có một người đơn phương làm việc thì không thể thành công bằng một tập thể người cùng nhau đoàn kết.
2. Suy nghĩ về sức mạnh của tinh thần đoàn kết qua ý nghĩa câu tục ngữ:
– Câu tục ngữ là lời răn dạy của ông cha ta về sức mạnh của đoàn kết.
– Con người không ai là hoàn hảo, không ai tốt về mọi mặt, có thể có lợi thế về công việc này nhưng lại yếu về công việc kia. Đó chính là lí do chúng ta cần có sự hợp tác, đoàn kết chung tay làm việc. Khi có sự đoàn kết, chúng ta sẽ có thể hỗ trợ nhau, bù trừ những khuyết điểm cho nhau, từ đó giúp cho công việc được thực hiện một cách thuận lợi và hiệu quả hơn.
– Đoàn kết không chỉ giúp ta khắc phục khuyết điểm cho nhau mà nó còn giúp gia tăng thêm về sức mạnh, trí óc, kĩ năng… từ đó làm cho tập thể đó ngày càng vững mạnh và phát triển.
– Nếu trong tập thể không có sự đoàn kết thì sự kết nối giữa các thành viên sẽ rời rạc, không nhất quán trong quan điểm từ đó khiến cho công việc thêm khó khăn và xác suất thành công rất thấp. Cũng như vậy, nếu ta chủ quan, ích kỉ, cứng nhắc, chỉ thích làm việc một mình thì khó khăn sẽ tăng lên gấp bội và chất lượng cũng như thời gian hoàn thành công việc không hiệu quả.
– Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công.” Trong lịch sử, nhân dân ta đã đoàn kết chiến đấu và chiến thắng nhiều giặc ngoại xâm, dù chúng mạnh hơn ta rất nhiều. Trong đời sống hằng ngày, nhân dân ta đoàn kết trong lao động sàn xuất, cùng nhau góp sức đắp đê ngăn nước lũ để bảo vệ mùa màng…
3. Phê phán:
– Phê phán lối sống ích kỉ, chủ quan, cứng nhắc. Những người phá hoại tinh thần đoàn kết của tập thể, cộng đồng cần bị lên án, phê phán.
4. Bài học nhận thức và hành động:
– Đoàn kết mang lại sức mạnh to lớn.
– Trong bất kì công việc nào, chúng ta đều cần phải chú ý đến sự kết nối, tình đoàn kết giữa các thành viên, luôn đồng cảm, hỗ trợ và nhường nhịn nhau trong mọi trường hợp,…
– Tuy nhiên, đoàn kết không có nghĩa là kết bề kéo cánh, tụ tập đám đông để thực hiện những hành vi tiêu cực, ảnh hưởng đến xã hội
III. Kết bài:
Câu tục ngữ còn nguyên giá trị cho đến ngày nay. Đoàn kết chính là truyền thống đạo đức, là một lối sống đẹp của người dân Việt Nam. Chúng ta cần biết giữ gìn và phát huy những truyền thống quý báu này.