ke-chuyen-khu-pho-toi

Kể chuyện về khu phố nơi em đang ở

Kể chuyện về khu phố nơi em đang ở

Buổi sáng ở Sài Gòn nhộn nhịp hơn hẳn các thành phố khác. Mới 5h, mọi người nơi khu phố nơi em đang ở thức dậy tập thể thao, người thì chuẩn bị bữa sáng cho gia đình. Đến 5h50 phút, lần lượt những cửa hàng mở bán đồ ăn sáng cho người nào không có thời gian chuẩn bị buổi sáng.

Vào sáu giờ rưỡi đường phố bắt đầu xe cộ chạy tấp nập. Bà Oanh người bán bánh ướt, tuy 70 tuổi nhưng tay nghề làm bánh ướt vẫn còn ngon, nên tiệm bánh ướt đã hoạt động trong 48 năm qua. Anh Mạnh thì là người chủ tiệm cơm “Nụ cười” bán cơm cho người nghèo khó có thu nhập ít tầm khoảng 3000 đến 5000 đồng. Chú Bình là chủ xe nước mía “Nước mía Hai Lúa” nước mía ở đây rất ngon ngọt khiến người nào đã từng uống cũng phải mua ít nhất là 3 ly. Mỗi ly giá 6000 đồng, cái giá đó không quá đắt khiến mọi người có thể dễ dàng mua vì giá đúng với vị ngọt của ly nước mía. Bà Nga là chủ tiệm hủ tiếu ở khu phố, luôn phục vụ chu đáo cho khách.

Một buổi sáng như bao ngày, tôi có thói quen đứng ở ban công hóng mát, cảm nhận cuộc sống thật yên bình. Đứng từ trên đây tôi có thể nhìn bao trùm cả khu phố, một khu phố hiện đại. Sự hiện đại đó không làm tôi cảm thấy quá ấn tượng. Đôi khi một khu phố bình dân, một khu phố êm đềm lại làm người ta nhớ mãi, không thể nào quên.

Như thường lệ sau khi vệ sinh cá nhân, thay quần áo, tôi sẽ phải ra ngoài mua thức ăn. Bước ra khỏi nhà, bà Năm hàng xóm bán hủ tiếu bắt chuyện với tôi. Tôi cũng có hỏi thăm về tình hình buôn bán của bà. Ở khu phố này tiệm hủ tiếu của bà Năm là “số một”.

Tuy tôi không thích ăn món nước vào buổi sáng nhưng cũng rất yêu thích hương vị của nó. Cửa hàng tạp hóa của cô Quyên cách đó không quá xa. Cứ mỗi sáng công nhân đi làm, đều tấp qua mua đồ nhà cô, nên từ sáng, cô Quyên đã rất bận rộn. Tôi đi ngang qua không dám làm phiền cô bán hàng, nhìn thấy cô nở một nụ cười là được rồi. Cô Quyên là người rất tốt, cô luôn là người tiên phong trong việc làm từ thiện ở các bệnh viện, các cô nhi lận cận.

Đi đến một đoạn là tiệm sửa xe của chú Hậu. Gia đình tôi và chú cũng có thể gọi là thân nhau. Tôi thường xuyên qua đây xem chú sửa xe, nghe chú kể chuyện trong khu phố, đôi khi còn ở lại ăn bát cơm với chú. Nghề sửa xe này lợi nhuận thu về không hề cao nên chú sống tiết kiệm. Tuy tiết kiệm nhưng chú không hề keo kiệt. Giúp được ai chú sẽ sẵn sàng giúp, không bao giờ nè hà việc gì. Phía đối diện là quầy cá của dì Hoa. Cá của dì Hoa phải nói là “thượng ngư tuyệt đỉnh, chất lượng hảo hạng”. Nói có vẻ hơi phóng đại to tát quá nhưng quả thực, cá của dì rất tươi và ngon, được lấy từ những người dân chài đánh bắt mỗi đêm và không cần phải ướp lạnh như cá ở ngoài chợ hay trong siêu thị. Tuy bày bán như thế nhưng cá vẫn tươi, vẫn đảm bảo vệ sinh thực phẩm. Cứ thấy tôi, dì lại đùa bảo tôi mua cho dì ấy vài cân. Tôi mỉm cười lắc lắc cái đầu. Dì cười.

Ghé quán cơm tấm của bác Tư lấy vội hộp cơm đến trường. Tôi mang hộp cơm trên tay, thong thả đi về, đi được một đoạn thì có ai đó kéo áo tôi. Thì ra là cậu bé bán vé số đó. Ngày nào nó cũng thích buôn bán ở đây. Tuy bán không đắt nhưng người dân ở đây hòa nhã với nó. Có lần, tôi thấy nó bán cả ngày được vài tờ, xót lắm. Tôi bảo nó sao không qua nơi khác bán, Nó bảo ở đây vui lắm, không ai xua đuổi nó. Ai thương đều mua giúp nó. Có bán ế cũng không sao. Nghe câu nói của cậu bé mười một tuổi, tôi ấm lòng.

Và cứ thế, thời gian trôi một cách vội vã. Vẫn là bà Năm, cô Quyên, chú Hậu, dì Hoa,.. với tiếng rao quen thuộc mỗi ngày. Lại cơm tấm bác Tư mỗi sáng, gặp thằng vé số trên đường đi học, sự hòa nhã nơi đây tạo cho tôi một thói qua lạ thường.

Một ngày mùa đông, từ cơm tấm bác Tư, tôi bước ra đường, thấy thiếu thiếu một cái gì đó quen thuộc. “À! Thằng nhóc bán vé số đó đâu rồi nhỉ?” – tôi thầm nhớ ra. Tôi nghĩ chắc nó bán ế ẩm quá nên đổi nơi buôn bán, thế là lại mỉm cười ra về. Mấy ngày sau tôi hay tin nó bị tai nạn trong lúc băng qua đường, trên tay còn cầm mười tờ vé số ế. Tôi thất thần, đứng lặng như trời trồng, nước mắt rưng rưng chảy xuống hai gò má. Những ngày sau đó, khu phố mất hẳn một tiếng rao, một bóng hình còm cõi nhưng vui vẻ và hiền lành.

Và rồi, ba mẹ tôi ly dị, tôi phải đi lên thành phố ở với ngoại.Khu phố hòa nhã, một khu phố yên bình đã đi vào quá khứ tôi. Giờ đây xung quanh tôi là các hộ dân hiện đại, giàu có, quán hủ tiếu năm xưa, tiệm tạp hóa, tiệm sửa xe được thay bằng những cửa hiệu sang trọng. Kí ức tôi đã để lại ở đó mãi mãi, một khu phố đầy ắp tiếng cười và những tiếng rao.

Xem thêm:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang