Kể về một lần em mắc lỗi khiến cha mẹ buồn lòng

ke-ve-mot-lan-em-mac-loi-khien-cha-me-buon-long

Kể về một lần em mắc lỗi khiến cha mẹ buồn lòng.

  • Mở bài:

Tôi vốn là một cô bé bướng bỉnh. Điều gì tôi muốn là nhất quyết bắt mẹ phải làm đực cho tôi. Chỉ vì cái tính ngang ngạnh ấy mà có lần tôi đã làm cho mẹ buồn lòng. Bây giờ nghĩ đến, tôi còn thấy hối hận lắm.

  • Thân bài:

Hôm ấy, trời Sài Gòn lại mưa. Những cơn mưa kéo dài thật buồn. Sáng sớm mẹ đưa tôi đến trường, chiếc áo che mưa hơi ngắn ở phía sau làm tôi ướt một vạt áo, tôi tỏ ra khó chịu. Mẹ biết tôi giận liền bảo để mẹ mua cái áo mới dài hơn. Tôi vẫn còn giận, lẳng lặng đi vào lớp vẻ mặt bực tức.

Vệt áo ướt khiến tôi cứ rùng mình. Trời sắp mùa đông nên cũng khá lạnh. Lại thêm trong lớp học bật đến 4 cái quạt lại càng thêm lạnh. Tôi muốn tắt bớt một cái nhưng lớp trưởng bảo để cho thông thoáng không khí nên tôi thôi. Hôm ấy về tôi bị cảm sổ mũi. Cảm giác sụt sịt trong mũi thật khó chịu, thỉnh thoảng còn hắt hơi vài cái thật to.

Những ngày đông tràn đến. Sài Gòn không lạnh lắm nhưng cũng đủ làm tôi thấy rét. Vốn quen với nệm ấm, chăn bông nên tôi chịu lạnh kém lắm. Đầu tuần, tôi đòi mặc áo ấm đi học. Tôi muốn mặc cái áo len bông mà bác Ba đã tặng cho tôi từ mấy năm trước. Mẹ tỏ ra bối rối. Mẹ vào nhà và lấy ra cho tôi cái áo khoát dạ nâu và bảo tôi mặc tạm. Sắp trễ giờ học nên tôi lưỡng lự chấp nhận mặc vào rồi vội vã đến trường. Hôm sau, mẹ lại mang cho tôi cái áo ấy chứ không phải là cái len bông mà tôi thích. Tôi tỏ ra gay gắt, không chịu mặc. Mẹ có khuyên bảo gì tôi cũng không mặc, tôi thích cái len bông cơ. Cuối cùng, mẹ mới nói ra rằng mẹ đã mang cái len bông cho cái Hoa, con cô Gấm ở cuối con hẻm.

Cô Gấm khó khăn, không thể mua cho Hoa cái áo ấm. Hàng ngày, Hoa phải đến trường với chiếc sơ mi mỏng manh đã phai màu. Thương tình, mẹ tìm trong đóng áo của tôi cái nào cũ mẹ đem cho Hoa mặc. Cái len bông cũng không còn mới nhưng tôi rất thích mặc nó. Tôi giãy nãy lên, đòi mẹ lấy lại cái áo cho tôi rồi nhất quyết không chịu đi học. Mẹ lúng túng, không biết làm thế nào. Giờ chẳng thể sang nhà Hoa đòi lại chiếc áo? Mẹ không làm thế. Mẹ hứa sẽ mua cho tôi cái len bông khác nhưng tôi cũng không nghe.

Hôm ấy tôi nghỉ học, nửa đêm lại lên cơn sốt vì khóc nhiều gây viêm họng. Cơn sốt hừng hực ập đến khiến tôi mê man bất tỉnh, đầu đau như búa bổ. Rồi lại nôn ói nhiều lần khiến tôi rệu rã cả người. Đêm ấy, mẹ thức suốt đêm để chăm tôi. Cứ một lúc mẹ lại chườm khăn nước cho tôi đỡ nóng. Đến sáng hôm sau, khi cơn sốt của tôi đã vơi, tôi trở mình ngồi dậy, mẹ vẫn ngồi bên tôi, đầu tựa lên thành giường, tay vẫn còn cầm cái khăn. Chắc mẹ mệt lắm.

Nhìn mẹ ngủ, làn da mẹ xanh xao, đôi mắt trũng sâu, bỗng nhiên nước mắt tôi lăn trên má nóng hổi. Mím chặt môi, tôi có ngăn tiếng khóc. Chỉ tại cái tính bướng bỉnh, cố chấp của mình mà đã khiến tôi lên sốt, làm mẹ phải thức thâu đêm chăm sóc. Tôi ôm lấy mẹ, thì thầm vào tai mẹ rằng sẽ không đòi lại cái áo ấy nữa. Mẹ tỉnh giấc, sờ lên trán tôi rồi ôm tôi vào lòng. Hơi ấm từ tay mẹ lan tỏa khắp người tôi thật êm ái.

Mấy hôm sau, khi khỏe hẳn, mẹ lại đưa tôi đi học. Bây giờ tôi lại thích mặc cái dạ nâu rồi. Tôi cũng nói với mẹ không cần mua áo mới nữa bởi cái dạ nâu cũng đủ ấm rồi. Với lại, bác Ba bảo tết này bác lại về thăm nhà, bác còn hứa sẽ mua tặng tôi một cái len bông thật đẹp.

  • Kết bài:

Có những lúc, chỉ vì cố chấp và ích kỉ, chúng ta có thể gây ra biết bao phiền phức cho người khác, khiến me buồn lòng. Tôi đã quá ích kỉ khi chỉ nghĩ đến bản thân mình mà không hề nghĩ đến mẹ và mọi người xung quanh. Điều đó khiến tôi thấy xấu hổ lắm. Kể từ lần đó, tôi không còn cứng đầu nữa, biết yêu thương, chia sẻ và nghe lời mẹ hơn.


Bài làm 2:

  • Mở bài:

Tôi chưa hẳn đã là đứa con ngoan của mẹ. Bởi cái tính ngang ngạnh của mình mà nhiều lúc tôi đã khiến mẹ buồn lòng nhiều lắm. Mỗi khi nghĩ lại, tôi vẫn hình dung thật rõ hình ảnh của mẹ lúc ấy.

  • Thân bài:

Đó là một ngày cuối năm học lớp bốn của tôi. Do sự rủ rê của bạn bè mà tôi thường dối mẹ, trôn học bỏ đi chơi. Nhiều lần như thế lặp đi lặp lại. Kết quả học tập của tôi sút đi trông thây-. Hình như cô giáo đã trao đổi với mẹ. Trưa hôm ấy, khi tôi đi học về đã thấy mẹ đợi sẵn ở nhà từ bao giờ. Mọi hôm, mẹ thường đi làm về muộn hơn tôi. Biết có chuyện, tôi định lỉnh ngay ra sau nhà. Nhưng mẹ đã gọi lại. Mẹ hỏi chuyện học của tôi ở lớp. Lẽ dĩ nhiên là tôi đã trả lời trơn tru. Khi mẹ yêu cầu tôi đưa bài vở của mình cho mẹ xem, tôi gắt lên: “Mẹ không có quyền xem sách vở của con!”.

Đang cầm chiếc cặp của tôi trên tay, mẹ sững lại. Trong đôi mắt mẹ thoảng qua một chút ngạc nhiên. Một chút bôi rối. Một chút đau đớn và bực bội. Cái cặp rơi xuống, sổ tung ra. Những bài kiểm tra 3 điểm, 4 điểm, những trang vở ghi nguệch ngoạc… như phơi ra. Tôi thuỗn mặt, không còn chối cãi vào đâu nữa. Mẹ im lặng đi vào buồng trong khiến tôi đứng như trời trồng giữa nhà.

Buổi trưa hôm ấy trôi qua khiến tôi thật nặng nề. Bô” và chị về thăm ông bà nội, chỉ còn tôi và mẹ trong căn nhà rộng thênh. Mẹ lặng lẽ soạn sửa cho bữa cơm trưa. Chỉ một mình, không cần tôi trợ giúp như mọi hôm. Len lén đứng ở cửa bếp nhìn vào, tôi thây rõ nỗi buồn trên gương mặt mẹ. Đôi tay mẹ cứ làm nhưng ánh mắt của mẹ dường như vô cảm. Có lúc đang nhặt rau, mẹ ngồi thần ra. Có lúc lại bỏ nhầm những cọng rau vào rổ rau đã nhặt sạch. Thái độ của mẹ làm tôi thấy sợ quá.

Thường ngày mẹ rất vui tính, lại hay nói hài hước khiến cho cả nhà cùng cười. Thế mà hôm nay, chưa bao giờ tôi có dịp nhìn kĩ mẹ đến vậy. Nước da của mẹ đã xạm lại. Gương mặt nghiêm nghị đã đầy những nếp nhăn và vết chân chim. Mấy sợi gân xanh nổi lên trên vầng trán rộng. Khuôn miệng không còn tươi thắm như trước. Tuổi già đã đến với mẹ rồi ư? Tôi chợt muôn òa khóc. Suốt bữa cơm, mẹ im lặng. Thỉnh thoảng mẹ vẫn gắp thức ăn bỏ vào bát cho tôi. Nhưng tôi làm sao có thể ãn nổi. Tôi chỉ muốn nói lên một lời: “Con xin lỗi…”. Nhưng cái tính ngang ngạnh hay nỗi sợ hãi đã làm cho lưỡi tôi cứng đơ, không thốt ra được.

Chỉ ăn hết lưng cơm rồi mẹ đặt bát xuống. Hình như mẹ đang nén tiếng thở dài. Chưa kịp nghỉ ngơi, mẹ dã lại vội vã đi làm ca chiều, để tôi một mình ở nhà với một tâm trạng lo buồn. Lũ bạn í ới gọi ngoài ngõ nhưng tôi làm sao có thể đi chơi cùng chúng được. Những điểm 3, điểm 4 trong trang giây kiểm tra bị sổ tung rơi xuống nền nhà hồi trưa. Ánh mắt thẫn thờ của mẹ. Chưa bao giờ tôi thấy mình tệ như vậy. Và tôi biết mẹ buồn vì sự sa sút trong học tập của tôi thì ít, còn mẹ đau đớn vì thái độ hỗn láo, ngang ngạnh của tôi thì nhiều, vắng tiếng cười vui và những câu nói đùa của mẹ, tự nhiên tôi thấy mình đơn độc. Nước mắt cứ thế trào ra.

Tôi hôm ấy, mẹ đi nằm sớm, mặt quay vào vách tường, lặng lẽ. Ngập ngừng mãi nơi cửa buồng, tôi’ mới dám len lén bước vào, ghé xuống nằm bên cạnh mẹ, không nhúc nhích. Nhắm mắt vờ ngủ, nhưng tôi vẫn cảm nhận được tiếng thở dài khe khẽ của mẹ. Hình như mẹ trở mình. Tôi biết mẹ đang rất buồn. “Con xin lỗi mẹ, mẹ ơi!”. Tôi thầm kêu lên trong lòng như vậy. Nước mắt đầm đìa chảy tràn trên má, rơi xuống gối. Tôi thèm được mẹ vuốt ve mái tóc. Tôi thèm được mẹ ôm vào lòng… Bỗng tôi cảm thấy hơi thở ấm áp của mẹ rất gần. Rồi bàn tay thô ráp của mẹ áp vào má tôi, lau những giọt nước mắt cho tôi. Mẹ ôm tôi vào lòng thì thầm: “Ôi con gái yêu của mẹ! Con ngủ mê rồi đây này!”. Chao ôi! Buồn lòng đến vậy nhưng mẹ vẫn thương tôi vô cùng. Mẹ không hề giận tôi nữa ư? Mẹ đã tha thứ cho tôi rồi ư! Tôi nằm im không nhúc nhích, cứ sợ rằng đó chỉ là giấc mơ…

  • Kết bài:

Thời gian cứ trôi qua, tôi dần lớn khôn. Nhưng tôi biết rằng hình ảnh mẹ trong cái lần tôi phạm lỗi ấy sẽ đi theo tôi suốt đời, sẽ nhắc nhở tôi sống tốt hơn, sống đẹp hơn. Nhất định con không bao giờ làm điều sai tría khiến mẹ buồn lòng một lần nữa.


Bài làm 3:

Con xin lỗi mẹ

  • Mở bài:

Đọc sách, tôi rất thích một câu nói của nhà văn người Úc: “Không có gì là hoàn hảo, có chăng chỉ là sự đề cao mà thôi”. Đúng, thử hỏi trong chúng ta có ai dám tự nói mình chưa một lần mắc lỗi không? Tôi cũng vậy, có lẽ tôi không thể quên lỗi lầm mình gây ra hôm đó đã khiến mẹ buồn lòng rất nhiều.

  • Thân bài:

Hôm ấy, đất dát vàng ánh nắng, trời mát dịu, gió khẽ hôn lên má những người đi đường. Nhưng nó sẽ là ngày tuyệt đẹp, nếu tôi không có bài kiểm tra môn Khoa học tệ hại đến như vậy, hậu quả của việc không chịu ôn bài. về nhà, tôi bước nhẹ lên cầu thang mà chân nặng trĩu. Tôi buồn và lo vô cùng, nhất là khi gặp mẹ, người tôi nói rất chắc chắn vào tôi qua: “Con học bài kĩ lắm rồi”.

Mẹ đâu biết khi mẹ lên nhà ông bà, ba đi công tác, tôi chỉ ngồi vào bàn máy tính chứ nào có ngồi vào bàn học, bởi tôi đinh ninh rằng cô sẽ không kiểm tra miệng, vì tôi đã được mười điểm bài trước, nào ngờ cô lại cho cả lớp làm bài kiểm tra mười lăm phút. Chả lẽ bây giờ tôi lại nói vói mẹ: “Con chưa học bài hôm qua sao? Không, nhất định không.”

Đứng trước cửa, tôi bỗng nảy ra một ý: “Mình thử nói dôi mẹ xem sao?”. Nghĩ như vậy, tôi mở cửa bước vào nhà. Mẹ tôi từ trong bếp chạy ra. Nhìn mẹ, tôi chào lí nhí: “Con chào mẹ”. Như đoán biết được phần nào, mẹ tôi hỏi: “Có việc gì thế con?” Tôi đưa mẹ bài kiểm tra, nói ra vẻ ấm ức: “Con bị đau tay, không tập trung làm bài được nên viết không kịp”… Mẹ tôi nhìn, tôi cố tránh hướng khác. Bỗng mẹ thở dài, đôi mắt đượm buồn: “Con thay quần áo rồi tắm rửa đi!”.

Tôi khẽ “dạ” rồi đi nhanh vào phòng tắm và nghĩ thầm: “Ổn rồi, mọi việc thế là xong”. Tôi tưởng chuyện như thế là kết thúc, nhưng tôi đã lầm. Sau ngày hôm đó, mẹ tôi cứ như người mất hồn, có lúc mẹ rửa bát chưa sạch, lại còn quên cắm nồi cơm điện. Thậm chí mẹ còn quên tắt đèn điện, điều mà lúc nào mẹ cũng nhắc tôi. Mẹ tôi ít cười và nói chuyện hơn. Đến đêm, mẹ cứ trở mình không ngủ được.

Bỗng dưng, tôi cảm thấy như mẹ đã biết tôi nói dôi. Tôi hối hận khi nói dối mẹ. Nhưng tôi vẫn chưa đủ can đảm để xin lỗi mẹ. Tôi vẫn chưa dũng cảm thừa nhận lỗi lầm của mình.

Sáng một hôm, tôi dậy rất sớm, sớm đến nỗi ở ngoài cửa sổ sương đêm vẫn đang rơi “tí tách” trên kẽ lá. Tôi nhìn mẹ, mẹ vẫn đang ngủ say. Nhưng tôi đoán là mẹ chỉ mới ngu được đây thôi. Tôi nghĩ: “Mình chưa đọc quyển Truyện về con người, giờ lấy ra đọc thử xem”. Nghĩ vậy, tôi lấy cuôn sách đó và giở trang đầu ra đọc. Phải chăng ông trời đã giúp tôi lấy cuốn sách đó để đọc được câu chuyện về “lỗi lầm” chăng!…

Khi Thượng đế tạo ra con người, Ngài đã gắn cho họ hai cái túi vô hình, một túi deo trước ngực chứa lỗi lầm của mọi người, còn cái túi kia đeo ở sau lưng chứa lỗi lầm của mình, nên con người thường không nhìn thấy lỗi của mình. Tôi suy ngẫm: “Mình không thấy lỗi lầm của mình sao?” Tôi nghĩ rất lâu, bất chợt mẹ tôi mở mắt, rời giường. Nhìn mẹ, tự nhiên tôi quyết định đợi mẹ vào phòng tắm, rồi lấy một mảnh giấy nắn nót đề vài chữ.

Mẹ tôi bước ra, tôi để mảnh giấy trên bàn rồi chạy ù vào phòng tắm. Tôi đánh răng rửa mặt xong, đi ra để… ăn bữa sáng ngon lành do mẹ chuẩn bị. Và thật lạ, mảnh giấy ghi chữ: “Con xin lỗi mẹ” đã biến đâu mất, thay vào đó là một chiếc khăn thơm tình mẹ và cốc nước cam. Tôi cười, nụ cười mãn nguyện vì mẹ đã chấp nhận lời xin lỗi của tôi.

  • Kết bài:

Đến bây giờ đã ba năm trôi qua, mảnh giấy đó vẫn nằm yên trong tủ đồ của mẹ. Tôi yêu mẹ vô cùng, và tự nhủ sẽ không bao giờ để mẹ buồn lòng một nữa. Tôi cũng rút ra được bài học quý báu: Khi bạn biết xin lỗi bố mẹ, bạn bè có nhiều hơn một thứ bạn vẫn đang có, đó là tình thương.

Kể lại một việc làm ý nghĩa mà em từng chứng kiến

1 bình luận

7 Trackbacks / Pingbacks

  1. Hãy kể về người mẹ của em - Theki.vn
  2. Viết bài văn tôi thấy mình đã khôn lớn - Theki.vn
  3. Kể về một người bạn thân thiết nhất của em - Theki.vn
  4. Viết bài văn biểu cảm về vẻ đẹp của thiên nhiên trong khoảnh khắc giao mùa - Theki.vn
  5. Kể chuyện biểu cảm về mẹ - Theki.vn
  6. Biểu cảm về người mà em luôn yêu quý - Theki.vn
  7. Cách viết bài văn kể lại một trải nghiêm (một trải nghiệm buồn, tiếc nuối hoặc một trải nghiệm bản thân khiến em thay đổi, trưởng thành) - Theki.vn

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.