Làm rõ tinh thần yêu nước, quyết chiến quyết thắng kẻ thù xâm lược qua một số tác phẩm văn học trung đại.
- Mở bài:
Từ thế kỷ 10 đến thế kỷ 15 nền lịch sử dân tộc đang trong tiến trình phục hưng xây dựng và phát triển bước đầu phát triển là văn học viết, văn học thời kỳ này phát triển mạnh quay quanh các cuộc chiến đấu chống ngoại xâm. Cuộc kháng chiến chống Tống thời tiền Lê, thời Lý xuất hiện Lý Thường Kiệt, cuộc kháng chiến chống Mông -Nguyên đời Trần xuất hiện Trần Quốc Tuấn, cuộc kháng chiến chống Minh có Nguyễn Trãi. Đó là những nhà quân sự, nhà thơ, nhà văn tiêu biểu nhất cho văn học chống ngoại xâm, trong đó nổi bậc là ba tác phẩm “Nam quốc sơn hà”, “Hịch tướng sĩ”, “Bình ngô đại cáo”. Ba tác phẩm viết trong ba cuộc kháng chiến khác nhau nhưng cùng chung một cảm hứng một lý tưởng, một tinh thần quyết chiến, quyết thắng để giữ gìn non sông đất nước.
- Thân bài:
Lý Thường Kiệt với bài “Nam quốc sơn hà” là lời khẳng định đanh thép về nền đọc lập của dân tộc và ý chí choogns giặc cứu nước. Tương truyền rằng tác giả viết bài thơ này vào năm 1076 khi giặc Tống tiến vào xâm lược nước ta. Với 4 câu thơ trang trọng, đanh thép hai mươi tám chữ vàng đã khẳng định sự tồn tại khách quan của nước Việt với tư cách là một quốc gia độc lập, có chủ quyền, có lãnh thổ riêng biệt. Bài thơ cũng vạch rõ tính chất phi nghĩa trong hành động xâm lược của nhà Tống, cảnh giác kẻ thù sẽ thất bại khi xâm phạm nước Việt, đồng thời biểu hiện niềm tin tưởng tuyệt đối vào chiến thắng của dân tộc. Bài thơ còn chống lại sự kỳ thị giữa vua Bắc với vua Nam, giữa sông núi nước Nam với sông núi phương Bắc… “Nam quốc sơn hà” có tính chiến đấu cao, xứng đáng xem là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước Việt tự chủ, tự cường và tin tưởng tuyệt đối vào chiến thắng của dân tộc.
Văn học đời Trần đã tiếp thu truyền thống cao đẹp thời Lý, người anh hùng dân tộc Trần Quốc Tuấn đã viết bài “Hịch tướng sĩ” phát biểu lên chủ nghĩa yêu nước lúc bấy giờ. Trước tình trạng kẻ thù phương Bắc đang lăm le bờ cõi, trong khi đó tướng sĩ lơ là, thiếu cảnh giác, mải mê với các thú vui tầm thường, với vai trò là chủ tướng, Trần Quốc Tuấn ra lời kêu gọi tướng sĩ noi gương nghĩa liệt, mài sắc ý chí, nêu cao danh dự và trách nhiệm, khẩn trương luyện tập quyết chiến, quyết thắng quân xâm lược. Nếu không làm những việc ấy, đất nước sẽ lâm nguy. Ông chỉ rõ cái được, cái mất, đề cao tinh thần giết giặc lập công và ý thức trách nhiệm đối với đất nước. Bài hịch có sức mạnh cảnh tỉnh lòng quân, làm nên sức mạnh chiến đấu, chiến thắng kẻ thù xâm lược. “Hịch tướng sĩ” xứng đáng là một kiệt tác văn chương chính luận, là một áng văn chương trữ tình, một bản thiên cổ hùng văn thể hiện tinh thần yêu nước cao đẹp nhất của thời đại.
Văn học yêu nước thời chống quân Minh xâm lược không những thu được truyền thống văn học yêu nước chống xâm lăng thời đại Lý – Trần mà còn được nuôi dưỡng trong phong trào dân tộc chống xâm lược cùng với không khí xây dựng đất nước thời bình, đã viết nên những tác phẩm hào hùng phản ánh, lý giải trung thực thuyết phục. Những vấn đề của đất nước của cuộc sống, của con người ý thức tự giác đem văn học phục vụ những mục đích chính trị xã hội cũng được thế hệ những nhà văn thời này nhận thức rõ ràng được thể hiện qua “Bình ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi. Tác giả đã sử dụng văn học như một vũ khí để chiến đấu cho lợi ích của dân tộc cho tư tưởng nhân nghĩa, cho hòa bình đó là nhận thức mới về vai trò mà tác dụng của văn học thời đại Lý – Trần chưa đạt đến:
Như nước Đại Việt ta từ trước,
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu,
Núi sông bờ cỏi đã chia,
Phong tục Bắc Nam cũng khác;
Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời xây nền độc lập
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên hùng cứ một phương;
Tuy mạnh yếu có lúc khác nhau,
Song hào kiệt thời nào cũng có.
Những tác phẩm này đã bổ xung cho nhau hoàn thiện một chủ nghĩa yêu nước đại việt trong giai đoạn lịch sử mới. Nhưng nước Đại Việt theo tác giả còn có một nền văn hóa lâu đời, có phong tục tập quán riêng, một lịch sử đấy những chiến công của anh hùng hào kiệt. Những nhân tố này hòa quyện vào nhau tạo thành một chỉnh thể quốc gia bền vững tồn tại đối sánh với các nước đế chế Trung Hoa. Nhận thức về một đất nước với những nhân tố hiển nhiên đích thực về lịch sử,về đại lý, về văn hóa xã hội như thế là một phát hiện vĩ đại của Nguyễn Trãi.
- Kết bài:
Qua phân tích ta thấy, văn học chính luận trung đại thường nói đến những vấn đề chính trị xã hội thời sự có ý nghĩa rộng lớn những vấn đề mà trong thời kỳ lịch sử này luôn luôn được cả vương triều và nhân dân chú ý. Văn chính luận thời kì này đã có tác dụng lớn trong việc nêu cao đường lối, chủ trương và hành động thực tế của sự nghiệp dựng nước và giữ nước đã góp phần lôi cuốn binh sĩ và nhân dân vào sự nghiệp lớn. Những tác phẩm văn hoc nổi tiếng như “Chiếu dời đô” (Thiên đô chiếu) của Lý Thái Tổ, “Văn lộ bố” của Lý Thường Kiệt, “Hịch tướng sĩ” của Trần Quốc Tuấn, “Bình ngô địa cáo” của Nguyễn Trãi… Thành công nổi bậc của văn chính luận thời kỳ này là nghệ thuật hùng biện kết hợp sự nghiệp lớn của dân tộc, thể hiện sâu sắc và đậm nét tinh thần yêu nước, quyết chiến quyết thắng kẻ thù xâm lược của dân tộc ra. Đây có thể nói là những tác phẩm chính luận vô giá mà văn học thời kỳ sau khó có thể đạt được.