“Thuật hoài là lời tự nói với mình về ý thức trách nhiệm đối với Tổ quốc của tác giả. Đó là tình cảm, ý chí, khí phách người anh hùng thời Trần”.
Qua phân tích bài thơ Tỏ lòng (Thuật hoài) của Phạm Ngũ Lão, anh/chị hãy làm sáng tỏ nhận định trên.
Gợi ý làm bài
– Bài viết cần làm nổi bật hình ảnh người trai thời Trần đẹp đẽ, hùng dũng, cao cả.
+ Hành động: Cầm khí giới hiên ngang, sẵn sàng chiến đấu với quyết tâm giữ gìn giang sơn dọc theo năm tháng kháng chiến chống giặc ngoại xâm. Hình tượng có tính chất kỳ vĩ, có tầm vóc của đất trời, vừa chân thực vừa hoành tráng.
+ Nỗi lòng của một danh tướng Đại Việt thời Trần: Mượn tích Vũ Hầu để tỏ nỗi lòng:
- Quan niệm đồng thời là lí tưởng sống của trang nam nhi thời phong kiến mang tinh thần và tư tưởng tích cực: lập công, lập danh.
- Khát vọng, hoài bão lớn lao, ý thức trách nhiệm cao cả đối với non sông, đất nước: quyết tâm bảo vệ Tổ quốc
→ Nỗi thẹn thể hiện một nhân cách lớn.
→ Lời thơ giản dị, chân thật vì xuất phát từ tấm lòng của người con nước Việt mà ý chí bảo vệ Tổ quốc thường xuyên được tôi luyện vì vậy thể hiện được cảm hứng yêu nước nồng nàn, sâu sắc.
Đánh giá:
– Nghệ thuật: Là bài thơ Đường luật ngắn gọn, đạt tới độ súc tích cao.
– Nội dung: Bài thơ khắc họa được vẻ đẹp của con người có sức mạnh, có lí tưởng, nhân cách cao cả cùng khí thế hào hùng của thời đại.
⇒ Bài thơ mang hào khí Đông A, là tiếng nói cao cả của một thời đại oanh liệt
“Thuật hoài là lời tự nói với mình về ý thức trách nhiệm đối với Tổ quốc của tác giả. Qua đó là tình cảm, ý chí , khí phách người anh hùng thời Trần.”