Nghị luận: “Lời nói hay làm người ấm hơn vải lụa, lời nói xằng bậy hại người hơn gươm dao” (Tuân Tử)
- Mở bài:
Tuân Tử từng nói răng: “Lời nói hay làm người ấm hơn vải lục, lời nói xằng bậy hại người hơn gươm dao“. Xưa nay, lời nói luôn là một chuẩn mực dùng để đánh giá con người. Thông qua lời nói mà ta có thể biết rõ được tính cách, nhân phẩm của một ai đó. Quả thực, lời nói tuy vô hình nhưng có sức mạnh thật đáng sợ.
- Thân bài:
Ở trong mỗi con người chúng ta luôn tiềm ẩn một thứ sức mạnh khủng khiếp mà ít ai biết, ít ai quan tâm đó chính là lời nói. Lời nói là hành động giúp con người có thể giao tiếp và hiểu nhau nhiều hơn.
Lời nói chính là ngôn ngữ giao tiếp trong xã hội, lời nói cũng chính là hành động để bộc lộ tâm lí và cảm xúc như: vui, buồn,mừng… của người nói. Lời nói chính là công cụ giúp chúng ta dễ dàng hòa nhập với thế giới. Sức mạnh của lời nói là một dạng sức mạnh mà con người chúng ta không thể nhìn thấy được. Sức mạnh của lời nói được thể hiện qua sức mạnh của tâm hồn.
Bởi vì, nếu như con người chúng ta có một tâm hồn tinh khiết thì họ có thể nói ra những lời nói làm vừa lòng người khác,cũng có thể khiến người khác hạnh phúc,nếu như con người chúng ta có một tâm hồn đen tối thì họ sẽ nói ra những lời nói khiến người khác cảm thấy đau khổ và tuyệt vọng. trong cuộc sống Lời nói không chỉ là bạn mà còn là kẻ thù đối với chúng ta.
- Giải thích: “Lời nói gói vàng”; “Lời nói chẳng mất tiền mua“
- Lời nói tuy vô hình nhưng có sức mạnh vô cùng mạnh mẽ
Nếu như chúng ta biết cách sự dụng lời nói đúng nơi đúng lúc thì lời nói sẽ trở thành bạn của chúng ta,là một người bạn sẽ giúp chúng ta hòa nhập với thế giới, còn nếu như chúng ta không biết cách sự dụng lời nói đúng nơi đúng lúc thì lời nói sẽ trở thành kẻ thù của chúng ta, là một thứ sẽ luôn mang tới cho ta nhiều điều xui xẻo và sẽ bị mọi người khinh thường.
Lời nói chính là chiếc chìa khóa giúp ta dễ dàng hòa nhập với cộng đồng quốc tế và công việc cho tương lai,giúp chúng ta dễ dàng làm bạn với đồng nghiệp trong công ty, từ đó chúng ta sẽ dễ dàng hướng tới thành công trong công việc. Trong học tập cũng như trong công việc,thường thường thì lời nói rất quan trọng trong những việc như: thuyết trình về một thứ gì đó thì ta cần phải có một lời nói hay,lời nói dễ dàng thuyết phục người nghe
Trên thế giới có nhiều người họ đã phát huy thành công sức mạnh của lời nói, ở đây ta có thể hiểu rằng họ đã biết sự dụng lời nói của mình đúng lúc và đúng thời điểm như: tổng thống donal trump, trong cuộc bầu cử tổng thống tại Mỹ giữa ông với bà Hillary Clinton vào ngày 19/12/2017. Do lời nói của ông đủ để thuyết phục các đại cử tri nên khi trình bày quan điểm của mình, ông được nhiều số phiếu hơn bà Hillary Clinton.
Qua sự việc trên,lý do mà bà Hillary Clinton không được bầu là lời nói của bà không đủ tính thuyết phục các đại cử tri bầu cho mình chính vì thế số phiếu mà đại cử tri bầu cho bà ít hơn ông donal trump. Trong sự việc trên muốn thắng một ai đó hoặc muốn ai đó phải nghe theo mình trước hết lời nói của mình phải thuyết phục người nghe(ở đây người nghe chính là các đại cử tri). Lời nói của mình khi nói lên thì phải thực hiện được,nếu không thì lời nói của mình sẽ trở nên vô dụng.
Không những sức mạnh của lời nói còn được thể hiện qua sự việc trên mà còn thể hiện qua câu chuyện như sau: câu chuyện kể về hai cậu bé tuy sống cạnh nhà nhau, một người thì thông minh lanh lợi nhưng hơi nghịch ngợm khiến mẹ cậu vô cùng khổ sở, mỗi lần cậu mắc sai lầm mẹ cậu lại chửi mắng đánh đập cậu khiến cậu cảm thấy vô cùng chán nản, người còn lại thì khá khờ khạo khiến mẹ cậu vô cùng lo lắng cho tương lai của cậu.
Mỗi khi cậu mắc sai lầm,người mẹ luôn ở bên cạnh nhắc nhở,khuyên bảo và động viên khiến cậu không ngừng nỗ lực phấn đấu vươn lên. Lớn lên cậu bé mà hay bị mẹ mắng đã trở nên hư hỏng ngang tàng và bướng bĩnh, thường xuyên vi phạm pháp luật,tương lai mù mịt. Còn cậu bé thường xuyên được mẹ khuyên bảo và động viên thì đã trở thành một doanh nhân thành đạt và tương lai mở rộng.
Qua câu chuyện trên, chúng ta đã có đủ bằng chứng chứng minh rằng lời nói ẩn chứa một sức mạnh khủng khiếp đủ để giết chết hy vọng và tương lai của con người như cậu bé hay thường xuyên bị mẹ đánh đập mỗi khi mắc sai lầm trong câu chuyện trên, và cũng có thể mang lại cho con người một tương lai rộng mở như cậu bé thường được mẹ khuyên bảo và động viên trong câu chuyện trên.
Qua câu chuyện trên,nếu muốn giáo dục lại đứa con của mình bằng lời nói thì trước hết cần phải biết lựa lời để nói,tránh nói nặng lời và tránh dùng tới hành động. Lời nói thì không thiếu chỉ có là chúng ta không biết cách vận dụng nó. Khi một ai đó mắc sai lầm, biện pháp tốt nhất là chúng ta nên đưa cho họ những lời khuyên tốt đẹp và động viên họ khi họ làm một việc gì đó thất bại.
Những lợi ích của việc nói những lời tốt đẹp chính là: làm cho người khác cảm thấy hạnh phúc,từ đó ta có thể với tới tình yêu thương mà mọi người xung quanh như: hàng xóm,bè bạn, thầy cô….dành cho ta. Muốn phát huy sức mạnh của nó ta cần phải lựa lời để nói, làm sao cho mọi người cảm thấy hạnh phúc. Đừng bao giờ dùng lời nói để lừa dối một ai khác vì người mà ta đã lừa dối sẽ mãi mãi không coi trọng ta. Điều đó cũng đòng nghĩa với việc là họ sẽ đánh mất niềm tin ở ta.
Những tác hại của việc sự dụng lời nói không đúng cách là sẽ bị mọi người khinh thường, ruồng bỏ và sẽ bị cả xã hội xa lánh. Sự dụng lời nói không đúng cách gây tổn thương rất nhiều về thể chất,tinh thần và sức khỏe. Lời nói không chỉ gây tổn thương cho người khác mà còn gây tổn thương cho chính bản thân và gia đình.
Bởi vì lời nói được hình thành từ tâm hồn và nhân cách, tuy nhiên tâm hôn và nhân cách thì được giáo dục và rèn luyện bởi nhà trường và gia đình. Nếu như tâm hôn và nhân cách không được rèn luyện kĩ càng thì dẫn tới chúng ta không biết thế nào là sự dụng lời nói đúng cách mà chúng ta không biết sự dụng lời nói đúng cách sẽ dẫn tới hiện trạng nói bậy,nói không có văn hóa,nói tục chửi thề,đó gọi là bị suy thoái nhân cách.
Từ xưa dân tộc ta có câu “lời nói chẳng mất tiền mua lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Câu tục ngữ này nói lên sự chọn lựa lời nói trước khi nói để làm hài lòng nhau, lời nói không bao giờ là phí cả khi mà ta biết vận dụng nó, còn khi mà ta không biết vận dụng nó thì lúc đó ta đã phí phạm lời nói. Lời nói hay thì không thể dùng tiền để mua mà ta phải rèn luyện nó từng ngày.
Dùng từ ngữ để động viên người nào đó khi họ thất bại hoặc mắc sai lầm nào đó trong cuộc sống chính là hành động giúp cho những người đó cảm thấy đỡ tủi thân khi họ thất bại hoặc mắc sai lầm. Trong cuộc sống đã có nhiều tấm gương tiêu biểu về việc sự dụng lời nói để khuyên bảo hoặc động viên người khác điển hình như câu truyện trên, người mẹ của đứa bé khá khờ khạo đã đưa ra được những lời khuyên tốt đẹp cho con mình.
Lời nói cũng chính là trình độ văn hóa ứng xử trong giao tiếp của chúng ta, con người hơn nhau không phải về cái đầu mà là hơn nhau ở lời nói, nếu như chúng ta không biết sự dụng lời nói hay, ý nghĩ đẹp thì những người xung quanh họ cũng coi chúng ta là đồ bỏ. Câu ca dao “chim khôn kêu tiếng rảnh rang, người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe’’. Câu ca dao này nói về việc lựa chọn từ ngữ phù hợp trong giao tiếp.
Người khôn thì họ biết lựa lời mà nói,tránh các trường hợp nói lạc chủ đề. Câu ca dao trên cho ta biết được rằng những người khôn thì họ thường nói lời dễ nghe và ngọt ngào. Lời nói có lúc thì cũng rất khó nghe, nhưng đôi lúc thì rất dễ nghe. Lời nói đôi lúc Cũng giống như một miếng thức ăn để lâu ngày bị hư thì nó rất khó nhai tượng trưng cho lời nói rất khó nghe, có một số trường hợp thức ăn rất ngon và củng rất dễ nhai tượng trưng cho lời nói dễ nghe và ngọt ngào.
- Kết bài:
Trong cuộc sống xung quanh ta, không có niềm vui nào vui hơn khi chúng ta luôn được nghe những lời nói đẹp, những lời nói hay sâu sắc, dễ dàng gắn kết con người lại với nhau hơn trong cuộc sống. Cái đẹp của lời nói thì ít được ai sự dụng tới còn cái xấu của lời nói thì ai nấy đều sự dụng. Lời nói trong cuộc sống cứ như một con dao hai lưỡi, một lưỡi nghiêng về cái tốt, lưỡi còn lại thì nghiêng về cái xấu.