Giải thích Lời nói gói vàng; Lời nói chẳng mất tiền mua

giai-thich-loi-noi-goi-vang-loi-noi-chang-mat-tien-mua

Giải thích “Lời nói gói vàng”; “Lời nói chẳng mất tiền mua”

  • Mở bài:

Lời nói là một phương tiện giao tiếp chính yếu của con người trong đời sống xã hội. Lời nói tuy vô hình nhưng có giá trị vô cùng lớn nếu ta biết nói lời đúng mực: lời nói gói vàng. Thế nhưng, lời nói chẳng mất tiền mua. Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.

  • Thân bài:

Giải thích ý nghĩa của hai câu tục ngữ:

Nghĩa đen:

+ Lời nói gói vàng: Lời nói có giá trị lớn, quý giá như gói vàng.
+ Lời nói chẳng mất tiền mua. Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau: Lời nói là thứ không mất tiền mua, không mất nhiều công sức, tiền bạc cũng có được nên cần lựa lời để nói làm vừa lòng nhau (vừa lòng: đẹp lòng, hài lòng, có ấn tượng tốt…)

Nghĩa bóng:

+ Lời nói là thứ rất quý giá, cần được coi trọng đúng mức.
+ Lời nói rất quý giá nhưng cũng là phương tiện giao tiếp, sinh hoạt hằng ngày, ai cũng có thể sử dụng được nên cần được sử dụng đúng với nội dung và hoàn cảnh để tạo nên hiệu quả giao tiếp tốt nhất (chọn lựa, tổ chức lời nói cho phù hợp với người nghe).

Ý nghĩa của lời nói:

+ Để giao tiếp trong cuộc sống hằng ngày; là phương tiện để trao đổi những tin tức, tâm tư, tình cảm,…
+ Lời nói cũng thể hiện nhân cách của mỗi người. Người khôn ngoan thường nói lời dễ nghe. Kẻ kiêu ngạo thường tỏ ra hống hách. Người có nhân cách lớn thường ăn nói nhỏ nhẹ. Kẻ kém cỏi thường ăn nói hàm hồ, sốc nổi.
+ Lời nói điềm tĩnh, nhẹ nhàng, ngôn ngữ trong sáng thường thể hiện một con người lịch sự, văn minh, có học thức, có văn hóa…
+ Lời nói cộc căn, thô lỗ… thường thể hiện một con người thiếu vãn hóa, thô thiển,…

Câu tục ngữ và ca dao trên khẳng định vai trò của lời nói và cách thức nói năng trong cuộc sống.

Làm như thế nào để sử dụng lời nói đúng mực, hiệu quả?

Trong giao tiếp phải bình tĩnh, cởi mở, suy nghĩ kĩ trước khi nói: cần phải nói gì, nói như thế nào để vừa đạt được mục đích nói vừa làm người nghe dễ tiếp thu. Phải hiểu các nguyên tắc ứng xử dể sử dụng lời nói cho đúng mực và đạt hiệu quả giao tiếp.

  • Kết bài:

Hai câu tục ngữ hể hiện nhận thức đúng đắn của dân gian về ý nghĩa và vai trò của lời nói. Mỗi chúng ta, để có thể thành công trong giao tiếp, cần hiểu rõ vai trò quan trọng của lời nói và biết cách sử dụng lời nói một cách hiệu quả.


Bài văn mẫu:

  • Mở bài:

Trong cuộc sống hằng ngày, lời nói luôn là phương tiện để con người trao đổi tư tưởng, tình cảm và kinh nghiệm với nhau. Vì thế nó có giá trị đặc biệt quan trọng. để khẳng định giá trị quý báu của lời nói và khuyên mọi người cách nói năng sao cho đạt hiệu quả cao nhất trong giao tiếp, dân gian đã có câu: “Lời nói gói vàng” và lời khuyên; “Lời nói chẳng mất tiền mua. Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”.

  • Thân bài:

Trước hết, khi gói gọn những kinh nghiệm sống bao đời qua câu: “Lời nói gói vàng”, đó là cách nói so sánh để tôn vinh đề cao giá trị của lời nói. Lời nói như một vật quý giá “gói vàng”. Với câu nói ngắn gọn nhưng ai cũng có thể suy ra được giá trị quý báu của lời nói hằng ngày đáng giá như thế nào.

Chính vì lời nói quý báu như vậy nên dân gian lại có câu khuyên ta: “Lời nói chẳng mất tiền mua- Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Người xưa đã thật sâu sắc. Họ đã khẳng định được sự tự nhiên, vốn có của lời nói đối với con người, để nhắc nhở chúng ta muốn giao tiếp có kết quả tốt thì phải biết chọn lọc cách nói; phải nói năng lễ độ, hòa nhã để tạo ra sự đoàn kết, thông cảm giữa những người giao tiếp.

“Lời nói chẳng mất tiền mua” nhưng trong cuộc sống chúng ta phải lựa lời mà nói. Vì sao vây? Lời nói thể hiện những suy nghĩ, tình cảm của con người. Lời nói không phải mua bán mới có được. Điều đó không có nghĩa là hạ thấp giá trị của lời nói mà giá trị của nó là sự phản ánh trình độ văn hoá, thước đo phẩm giá của mỗi người.

Vì vậy trong quá trình giao tiếp ta phải chọn lời hay ý đẹp, phải “lựa lời mà nói”. Những lời lẽ lịch sự, lễ độ, hoà nhã bao giờ cũng khiến người nghe vui lòng. Việc khéo léo lựa chọn từ ngữ, lựa chọn cách diễn đạt phù hợp với đối tượng giao tiếp sẽ khiến người nghe dễ dàng tiếp thu ý kiến của mình, cho dù đó có là lời phê bình, góp ý.

Ai cũng ứng xử đúng mực, nói năng lịch thiệp thì xã hội sẽ trở nên tốt đẹp, văn minh, mối quan hệ giữa người với người sẽ gắn bó khăng khít. Trái lại, chẳng ai có thể lọt tai những lời nói thô tục, thiếu thiện chí. ăn nói xấc xược là nguyên nhân dẫn đến mất đoàn kết, mất lòng tin, bị người khác coi thường…

Lời nói là phương tiện giao tiếp bằng ngôn ngữ, một công cụ giúp ích cho con người chúng ta trong cuộc sống hằng ngày. Mỗi người đều có thể nói ra điều mình muốn, nhưng phải là những lời nói lễ phép tốt đẹp. Lựa lời là chọn lọc những từ ngữ không nên nói tục chửi thề, chúng ta nên nói ra những lời nói lễ phép, lịch sự.

Hai câu nói trên muốn khẳng định rằng nếu biết chỉnh chu lời nói tôn trọng, yêu mến đạt được tình cảm khi giao tiếp. Sở dĩ, ta phải ăn nói thật cẩn thận như thế là vì tương lai của chúng ta. Chúng ta không nên dính vào con đường nói tục chửi thề, vì đó là một thói hư tật xấu nhất của con người. Nếu biết lựa chọn đúng những từ ngữ khéo léo chúng ta sẽ thu được sự đồng tình, tình cảm, sự tôn trọng của mọi người xung quanh.

Ngược lại, nếu chúng ta ăn nói không lịch sự chúng ta sẽ không có được sự đồng tình của mọi người xung quanh của chúng ta. Nếu ăn nói quá thô lỗ thì chúng ta sẽ làm mất lòng mọi người, gây ra hiểu lầm cho những người xung quanh. Thế mới biết, lời nói quả là lời nói lịch sự vừa có thể có sức mạnh hơn cả thời gian vừa có thể như con dao làm tồn thương đến những người xung quanh. Ngược lại, chỉ vì những xích mích vô lễ trong lời nói mà có thể dẫn tới những mối quan hệ ngày càng gay gắt.

Mặt khác, ở đời sẽ có những lời nói khó nghe, mất lòng người khác nhưng nếu chúng ta chúng ta biết sai có ý tốt muốn sửa lỗi thấy được lỗi lầm của mình. Tuy thế, có những lời ngọt ngào, êm tai, lịch sự có thể xu nịnh, không hề tạo cho ta một điều tốt đẹp nào cả, đấy là những “lời thật mất lòng”. Để đạt được những tình cảm trong lời ăn tiếng nói lịch sự kiềm chế những cảm xúc tiêu cực như nóng giận, quát mắng với những người khác.

  • Kết bài:

Chúng ta nên ăn nói những lời nói lịch sự, lễ phép để chúng ta có thể lấy được lòng của những người tốt xung quanh chúng ta. Vì thế, chúng ta nên nói những lời ăn tiếng nói lịch sự để sau này chúng ta sẽ có một tương lau tươi sáng.

1 Trackbacks / Pingbacks

  1. Nghị luận: "Lời nói hay làm người ấm hơn vải lụa, lời nói xằng bậy hại người hơn gươm dao" (Tuân Tử) - Thế Kỉ

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.