Nghị luận: Hiện tượng vô cảm, căn bệnh vô cảm

nghi-luan-hien-tuong-vo-cam-can-benh-vo-cam

Hãy trình bày suy nghĩ của mình về hiện tượng vô cảm và “căn bệnh” vô cảm trong xã hội hiện nay.

  • Mở bài:

Có thể nói, xã hội càng phát triển, con người càng trở nên ích kỷ và vô cảm. Vô cảm không chỉ là một biểu hiện mà đã trở thành một “hiện tượng”, một “căn bệnh” phổ biến trong xã hội hiện nay.

  • Thân bài:

Vô cảm là gì?

Vô cảm là trạng thái tâm hồn không có tình yêu thương, sự đồng cảm, thấu hiểu và chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau. Người vô cảm luôn thờ ơ, lạnh lùng, bàng quan trước những khó khăn hay nỗi đau thương, mất mát của người khác. Họ không xúc động, sống ích kỷ, lạnh lùng, cho sự an toàn của bản thân mình là trên hết, làm ngơ trước những điều xấu xa, hoặc nỗi bất hạnh, không may của những người sống xung quanh mình.

Thực trạng của lối sống thờ ơ, vô cảm.

– Ngày càng có nhiều người rơi vào trạng thái vô cảm. Họ không muốn chia sẻ, giúp đỡ người khác. Họ tự cô lập mình trong thế giới nhỏ bé, không muốn giao tiếp với mọi người vì lo sợ phiền phức. Ví dụ: tình trạng cuộc sống ở các thành phố,…

– Nhiều người chỉ vì lợi ích của bản thân của mình mà sẵn sàng xúc phạm danh dự, xâm phạm đến lợi ích hoặc làm tổn thương người khác, bất chấp đạo đức, pháp luật. Ví dụ: thực phẩm nhiễm bẩn, làm hàng giả, hàng kém chất lượng, các xung đột vì lợi ích trong cuộc sống.

– Vô cảm, vô tâm, không quan tâm đến người khác hiện đang là một xu hướng của rất nhiều học sinh, thanh niên: sống ích kỉ, ham chơi, chỉ biết đòi hỏi, hưởng thụ không có trách nhiệm với gia đình, xã hội. Thậm chí có học sinh tìm đến cái chết chỉ vì cha mẹ không đáp ứng các yêu cầu của mình …

Nguyên nhân nào dẫn tới căn bệnh.

– Do nhiều người không tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất đạo đức, sống thiếu trách nhiệm. Họ không có tình yêu thương, tấm lòng nhân đạo, sống thờ ơ, lạnh nhạt với mọi người, ý thức tập thể, ý thức cộng đồng quá kém.

– Do xã hội phát triển nhanh chóng, các sản phẩm công nghệ với nhiều loại hình vui chơi giải trí hấp dẫn con người, từng bước làm thay đổi tình cảm của con người đối với thế giới xung quanh.

– Do nền kinh tế thị trường với quy luật cạnh tranh khốc liệt khiến con người coi trọng vật chất, sống thực dụng hơn.

– Do phụ huynh quá nuông chiều con cái, thiếu giáo dục tình cảm và ý thức cộng đồng…

– Do nhà trường, xã hội chưa có các biện pháp quản lí, giáo dục thích hợp.

Hậu quả.

– Bệnh vô cảm ảnh hưởng tới việc phát triển nhân cách, phát triển của xã hội … Nó có sức tàn phá rất ghê gớm.

– Vô cảm nguy hiểm với cả chính người bệnh lẫn cả người xung quanh. Ra đường nhiều người gặp cái tốt không ủng hộ, thấy cái xấu không lên án, không ít nơi cả phố, cả làng sợ tên ăn trộm, cả xã sợ thằng say rượu vì không muốn bị liên lụy… đang làm cho bệnh vô cảm vốn đã và đang có nguy cơ lan rộng, càng có điều kiện lây lan mạnh hơn.

– Bệnh vô cảm nếu không được giáo dục, không được ngăn chặn sẽ là tác nhân làm “lệch chuẩn” hay “loạn chuẩn” đạo đức, sẽ là nguyên nhân gây ra sự khủng hoảng kinh tế – xã hội, thậm chí làm sụp đổ một chế độ, làm tan nát một gia đình. Một xã hội vô cảm là một xã hội chết. Cần xây dựng một xã hội đồng cảm và chia sẻ ….

Giải pháp khắc phục.

– Mỗi cá nhân cần tu dưỡng đạo đức, tu dưỡng ý thức, sống có trách nhiệm đối với bản thân, gia đình và cộng đồng.

– Gia đình và nhà trường cùng chung tay xây dựng nhân cách cho thanh thiếu niên,…

– Xã hội cần đề cao lối sống văn hóa, lối sóng nghĩa tình thân thiện, khen ngợi, đề cao, tôn vinh những tấm gương sáng về lối sống, đạo đức; phê phán những người sống ích kỷ, thờ ơ, vô cảm trước nỗi đau thương, mất mắt của người khác, dẫm đạp lên tình người để thành công.

  • Kết bài:

– Nêu nhận xét của mình: Vo cảm là cái chết từ trong tâm hồn, là căn bệnh cần phải cứu chữa, là tai họa đối với cộng đồng.

– Bài học rút ra cho bản thân: sống có trách nhiệm với cộng đồng, biết yêu thương, chia sẻ, giúp đỡ người khác trong khó khăn, hoạn nạn, đề cao tình người.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.