nghi-luan-ke-manh-khong-phai-la-ke-giam-len-vai-ke-khac-de-thoa-man-long-ich-ki-ke-manh-chinh-la-ke-giup-do-ke-khac-tren-doi-vai-minh-nam-cao

Nghị luận: Kẻ mạnh không phải là kẻ giẫm lên vai kẻ khác để thỏa mãn lòng ích kỉ. Kẻ mạnh chính là kẻ giúp đỡ kẻ khác trên đôi vai mình (“Đời thừa” – Nam Cao).

Trong truyện ngắn “Đời thừa”, nhà văn Nam Cao viết: “Kẻ mạnh không phải là kẻ giẫm lên vai kẻ khác để thỏa mãn lòng ích kỉ. Kẻ mạnh chính là kẻ giúp đỡ kẻ khác trên đôi vai mình”

Hãy trình bày suy nghĩ của anh/ chị về quan niệm trên.

Hướng dẫn làm bài:

1. Giải thích ý kiến:

– Quan niệm về “kẻ mạnh”; được diễn đạt qua cách nói hình ảnh :

+ Kẻ mạnh không phải là kẻ “giẫm lên vai kẻ khác”: sức mạnh của con người không chỉ đo bằng sức mạnh cơ bắp, ỷ vào sức mạnh cơ bắp mà lấn ép, chà đạp người khác.

+ Kẻ mạnh chính là kẻ “giúp đỡ kẻ khác trên đôi vai mình”: Sức mạnh con người được đo bằng chính tình yêu thương, bằng hành động cao đẹp của lòng vị tha.

– Ý nghĩa câu nói: theo Nam Cao, “kẻ mạnh” là người biết giúp đỡ người khác, nâng đỡ người khác vươn lên, luôn sống vì người khác… Đó là người có nhân cách đáng quý, đáng được trân trọng.

2. Phân tích và chứng minh:

a. Những biểu hiện của “kẻ mạnh” trong mối quan hệ với khách quan cuộc sống.

– Trong quan hệ gia đình: họ là người luôn biết yêu thương mọi người, sống có trách nhiệm, dám hy sinh.

* Dẫn chứng: Chị Dậu vì chống mà dũng cảm chống lại tên cai lệ và người nhà lý trưởng.

– Trong quan hệ với mọi người xung quanh: họ luôn sẵn lòng giúp đỡ người khác cùng tiến bộ, biết chia sẻ khó khăn. Họ luôn là điểm tựa tinh thần của người khác.

* Dẫn chứng: anh Tràng trong truyện ngắn “Vợ nhặt” sẵn sàng giúp đỡ người dàn bà một bữa no dù hoàn cảnh của anh cũng chẳng khấm khá gì hơn. Anh thanh niên trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” sẵn sàng  hi sinh tuổi thanh xuân lên làm việc ở nơi vắng lặng, buồn tẻ.

– Trong quan hệ xã hội: họ dũng cảm bênh vực kẻ yếu, giúp đỡ người hoạn nạn, hành động nghĩa hiệp chống cái ác…

* Dẫn chứng: những Lục Vân Tiên bắt cướp cứu người, những chiến sĩ công an quên mình vì dân, anh bộ đội cứu hàng chục dân giữa dòng lũ dữ cuối cùng đuối sức bì nước cuốn trôi…

b. “Kẻ mạnh” trong mối quan hệ chủ quan.

Với bản thân: dám đương đầu với khó khăn, thử thách, vượt lên nghịch cảnh…

* Dẫn chứng: nhân vật Pa-ven Cooc-sa-ghin (Thép đã tôi thế đấy)

3. Bình luận:

– Câu nói chứa đựng một quan niệm đúng đắn và sâu sắc về nhân cách, về lẽ sống; đặt ra vấn đề trách nhiệm của mỗi người đối với đồng loại, với cuộc sống.

– Đặt trong bối cảnh cuộc sống ngày nay, câu nói trên càng có ý nghĩa – khi mà nạn bạo hành trong gia đình, nạn bạo lực trong học đường, nạn côn đồ hoành hành … đang là những vấn đề bức xúc của xã hội.

– Phê phán lối sống ích kỉ, giẫm đạp lên cuộc sống người khác để thỏa mãn lòng ích kỉ, hiếu thắng của mình.

4. Bài học nhận thức và hành động:

– Biết yêu thương, giúp đỡ, cảm thông mọi người xung quanh; định hướng cho mình một quan niệm sống tốt đẹp.  Biết sống vì người khác mới là cuộc sống đáng quý.

– Có ý thức rèn luyện ý chí, nghị lực, sức mạnh… để bản thân có thể vượt qua những khó khăn thử thách trong cuộc sống.Từ đó, có thể hoàn thiện nhân cách, có khả năng giúp đỡ người khác, sẽ được mọi người yêu mến và tôn trọng.

Suy nghĩ về câu nói: Kẻ mạnh chưa hẳn là kẻ thắng, kẻ thắng mới là kẻ mạnh

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang