Nghị luận: Không có những khẩu hiệu được đóng khung trên tường – chúng tôi cố gắng tạo ra những khẩu hiệu từ chính các hành động của mình

nghi-luan-khong-co-nhung-khau-hieu-duoc-dong-khung-tren-tuong-chung-toi-co-gang-tao-ra-nhung-khau-hieu-tu-chinh-cac-hanh-dong-cua-minh

Nghị luận: “Không có những khẩu hiệu được đóng khung trên tường – chúng tôi cố gắng tạo ra những khẩu hiệu từ chính các hành động của mình”

1. Giải thích:

– Khẩu hiệu là những câu văn ngắn gọn, súc tích, thường tóm tắt một nhiệm vụ, một thái độ sống, một triết lý, phương châm hành động… nhằm mục đích định hướng, tuyên truyền, cổ vũ, phát động mọi người thực hiện việc làm nào đó.

– Ý kiến khẳng định: cách thức để tuyên truyền, cổ vũ mọi người cùng thực hiện một nhiệm vụ, hành động, phương châm sống đúng đắn không phải chỉ bằng những triết lý, lời nói suông mà quan trọng là phải bằng việc làm, hành động cụ thể, thiết thực.

2. Bàn luận:

– “Không có những khẩu hiệu được đóng khung trên tường” vì:

+ Khi ấy khẩu hiệu mới chỉ là lý thuyết, chưa được hiện thực hóa thành hành động và chưa được kiểm chứng trong thực tiễn. Nhiều lúc, nó chưa đủ sức mạnh tác động làm thay đổi nhận thức, hành động để mỗi người tự nguyện làm theo.

+ Khẩu hiệu được đóng khung bất biến, trong khi thực tiễn lại phong phú, sinh động, nảy sinh nhiều tình huống phức tạp. Vì vậy, trong một số hoàn cảnh cụ thể, nếu chỉ làm theo khẩu hiệu một cách cứng nhắc, máy móc thì hiệu quả công việc sẽ không cao.

– Phải “tạo ra những khẩu hiệu từ chính các hành động của mình” vì:

+ Bằng hành động thực tiễn thì những nhiệm vụ, yêu cầu đặt ra trong khẩu hiệu mới trở thành hiện thực. Và qua thực tế đời sống thì khẩu hiệu mới được kiểm chứng, từ đó sẽ khái quát được những triết lý, phương châm hành động đúng đắn.

+ Hành động đúng đắn có ý nghĩa thiết thực và hiệu quả trên thực tế. Vì vậy, nó có tác dụng nêu gương, khích lệ, thuyết phục, cổ vũ mọi người tạo thành phong trào hành động được nhân rộng trong xã hội.

+ So với khẩu hiệu được đóng khung, thì hành động trong thực tiễn có tính linh hoạt, từ đó có khả năng thay đổi, điều chỉnh để phù hợp với các hoàn cảnh cụ thể khác nhau của đời sống. Do đó, hiệu suất công việc sẽ cao hơn.

3. Mở rộng:

– Nhận định không đồng nghĩa với việc phủ định vai trò của các khẩu hiệu trong đời sống.

– Không phải bất cứ hành động nào cũng tạo nên “khẩu hiệu”. Chỉ có những hành động đúng đắn, tác động tích cực đến bản thân và cộng đồng mới có sức tuyên truyền, định hướng, cổ vũ mọi người làm theo.

– Rút ra bài học nhận thức và hành động đúng đắn, phù hợp.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.