nghi-luan-song-co-long-tu-trong

Nghị luận: Sống có lòng tự trọng

Nghị luận: Sống có lòng tự trọng.

  • Mở bài:

Không gì xây dựng lòng tự trọng và sự tự tin tốt hơn thành tựu. Cái gì không thuộc về mình thì đừng có lấy, đói quá thì đi xin. Đã làm người thì phải có lòng tự trọng. Đó chính là thể hiện nhân cách cao quý của con người, trước tự xử sự với minh, sau xử sự với người xung quanh.

  • Thân bài:

Lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, thời nào cũng đầy ắp lòng tự trọng đó. Ngày nay, với lòng tự hào dân tộc và tự trọng cá nhân, biết bao chiến sĩ vượt qua mọi khó khăn, ngày đêm bảo vệ vững chắc an ninh quốc gia; biết bao công nhân, nông dân vươn lên làm chủ công nghệ, kỹ thuật mới, để trụ vững, đi lên trong cạnh tranh kinh tế…

Nếu biết sống có lòng tự trọng, người ta sẽ không nghĩ ra mưu ma chước quỷ, dấn sâu vào con đường bán rẻ danh dự cá nhân, đục khoét của Nhà nước, của nhân dân để “vinh thân, phì gia”; sẽ không có chuyện khai man lý lịch, mua bán bằng cấp, để được đề bạt, lên lương…

Nếu sống có lòng tự trọng thì chắc ràng người thầy thuốc sẽ rất ngượng ngùng khi có tiền “lót tay” mới khám chu đáo và chăm sóc tận tình người bệnh; sẽ không có chuyện đang tâm ăn chặn tiền cứu trợ lũ lụt, tiền trợ cấp người nghèo, người có công, tiền chống dịch…

Nếu sống có lòng tự trọng, chắc rằng những người quyền cao chức trọng, khi không hoàn thành nhiệm vụ, thậm chí sai lầm, sẽ xin từ chức, xin miễn nhiệm, chứ không chờ đán tổ chức phải ra quyết định miễn nhiệm.

Người xem trọng và đề cao lòng tự trọng là không tự dối mình, dối trên lừa dưới, cái tốt phô ra, xấu xa đậy lại. Lòng tụ trọng của con người bình thường đã rất quan trọng, bởi đó là danh dự cá nhân. Nếu không có lòng tự trọng, người ta có thể làm bất cứ việc gì mà họ muốn miễn là có lợi cho mình, dù có hại người, thậm chí hại nước hại dân như đã và đang xảy ra hàng ngày xung quanh ta.

  • Kết bài:

Hãy luôn coi trọng vf phát huy những phẩm đức tốt đẹp của con người, mà lòng tự trọng của con người là một trong những phẩm đức quan trọng, cần được nhận thức đúng, cần được rèn luyện và hoàn thiện nó ở mỗi con người.


Tham khảo:

Sống có lòng tự trọng.

  • Mở bài:

Giá trị của con người không phải là được thể hiện ở ngoại hình, hay không chỉ đơn giản là trình độ học vấn, địa vị trong xã hội mà nó được thể hiện rõ nhất bằng lòng tự trọng của con người. Lòng tự trọng là coi trọng danh dự, phẩm chất, nhân cách của bản thân.

  • Thân bài:

Tự trọng là biết coi trọng và giữ gìn phẩm cách, biết điều chỉnh hành vi cá nhân của mình cho phù hợp với các chuẩn mực xã hội. Sống tự trọng là biết giữ gìn phẩm giá, nhân cách, dám bênh vực lẽ phải dù có ảnh hưởng đến quyền lợi bản thân.

Người có lòng tự trọn luôn cư xử đàng hoàng, đúng mực, cử chỉ, lời nói có văn hoá; nếp sống gọn gàng, sạch sẽ; tôn trọng người khác, biết giữ lời hứa; luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ, không để ai nhắc nhở hoặc chê trách. Họ luôn coi trọng và giữ gìn phẩm cách có nghĩa là coi trọng danh dự, giá trị con người mình; không làm điều xấu có hại đến danh dự bản thân, không chấp nhận sự xúc phạm cung như lòng thương hại của người khác.

Người có lòng tự trọng nhận thức rõ giá trị của bản thân mình và luôn biết giữ chứ “tín”. Họ biết mình là ai, có những gì, tự hào về điều gì và không để người khác xâm phạm đến những điều ấy và luôn sẵn sàng thực hienj lời hứa của mình. Lòng tự trọng đi liền với cái tôi cá nhân. Bởi mỗi người sẽ có những giá trị riêng của bản thân vì thế mà ai cũng có lòng tự trọng riêng ở mức độ nhất định.

Sống có lòng tự trọng, con người sẽ biết tôn trọng bản thân mình từ đó tôn trọng người khác. Sự tôn trọng thực sự cần thiết trong các mối quan hệ xã hội ngày nay. Người có lòng tự trọng không bao giờ coi thường người khác, họ đối xử lịch sự, nhã nhặn với mọi người, luôn tôn trọng những người xung quanh. Lòng tự trọng có vai trò và ý nghĩa vô cùng to lớn đối với cuộc sống của con người: Lòng tự trọng khiến cho bản thân người đó tốt đẹp hơn.

Sống biết tự trọng giúp con người có nghị lực để vượt qua khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ, có ý chí vươn lên để tự hoàn thiện mình, tránh được những việc làm xấu có hại cho bản thân, gia đình và xã hội. Người sống có lòng tự trọng thường là người có một tâm hồn đẹp, một lối sống cao đẹp, bởi thế họ luôn được mọi người quý trọng, tin tưởng và giúp đỡ.

Sống có lòng tự trọng cũng giúp con người ta hoạch định bản thân tốt hơn, biết việc nên và không nên làm, phên biệt được phải – trái, đúng – sai rõ ràng hơn. Tuy nhiên, trong cuộc sống vẫn còn có nhiều người sống không có lòng tự trọng, không chịu tôi luyện bản thân để nâng cao giá trị của mình. Họ luôn tự cao và tự phụ vào bản thân và luôn hạ thấp người khác. Lại có những người sẵn sàng vì tư lợi cá nhân mà gạt bỏ lòng tự trọng, mưu lợi cho riêng mình… Những người này thật đáng chỉ trích, phê phán.

Để bảo vệ được lòng tự trọng cũng như nhận thức rõ giá trị của bản thân, bạn không làm gì khác ngoài rèn luyện để giữ gìn và phát triển nhân cách trong sạch, đúng mực. Phải chú ý giữ gìn danh dự của mình, luôn trung thực với mọi người và với bản thân mình; phải tránh những thói xấu, thói gian dối.

Chúng ta phải học tập hàng ngày để hình thành nhân sinh quan đúng đắn cho bản thân mình. Có như vậy, chúng ta mới có khả năng đánh giá đúng đắn những hành động mà mình làm. Nghiêm khắc với chính bản thân mình là cách tốt nhất để rèn luyện.

Hãy rèn luyện sức khỏe, bản thân, học tập không ngừng, để giá trị con người ngày càng phát triển. Bổ sung kiến thức khoa học cũng như xã hội, giữ cho bản thân có một thái độ lạc quan và tích cực trong mọi tình huống, hòa nhã và tôn trọng người đối diện. Biết nhận lỗi và sửa sai lỗi lầm. Đừng để cái tôi cá nhân quá lớn lấn át lòng tự trọng.

Hãy cư xử một cách văn minh, lịch sự, hòa nhã và tôn trọng người khác bởi cuộc sống là cho đi rồi lại nhận về. Lòng tự trọng là thứ cơ bản và cần thiết đối với mỗi con người. Có lòng tự trọng, bạn mới có được sự tôn trọng của người khác đối với bản thân mình.

  • Kết bài:

Ngạn ngữ Tây Ban Nha có câu: “Ngay cả khi trong túi hết tiền, cái mũ trên đầu anh cũng phải đội cho ngay ngắn”. Dù hoàn cảnh có khó khăn đến mấy, chúng ta cần biết giữ gìn vẻ đẹp nhân cách của bản thân, đừng vì danh lợi mà đánh mất lòng tự trọng. Không một ai là hoàn hảo, nhưng khi ta biết tự trọng, hiểu được giá trị của bản thân và cố gắng hoàn thiện bản thân, vươn lên phía trước, chúng ta sẽ đạt được những thành quả xứng đáng với công sức bỏ ra.

Nghị luận về Lòng tự trọng

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang