Nghị luận: “Ta hay chê rằng cuộc đời méo mó. Sao ta không tròn ngay tự trong tâm”
- Mở bài:
Cuộc sống vốn dĩ rất công bằng nhưng nó chẳng bao giờ bằng phẳng. Muốn đạt tới thành công và hạnh phúc, con người phải đạp bằng gian lao, tự hoàn thiện mình, học cách chấp nhận sự thật. Bàn về điều đó, có nhà thơ cho rằng: “Ta hay chê rằng cuộc đời méo mó. Sao ta không tròn ngay tự trong tâm”. Hai câu thơ là lời nhắc nhở về thái độ của con người trước cuộc sống này.
- Thân bài:
1. Giải thích ý kiến:
“Cuộc đời méo mó”: cuộc đời không bằng phẳng, không bình yên, chứa đựng nhiều ngang trái, trớ trêu, oái oăm, thậm chí là xấu xa, tồi tệ. Vì bản chất cuộc đời là không đơn giản, không bao giờ hoàn toàn chỉ là những điều tốt đẹp. Không nên đòi hỏi sự hoàn hảo.
–“Tâm”: là tấm lòng, là tình cảm chân thành. “Tròn tự trong tâm” là cần có cái nhìn lạc quan, suy nghĩ đúng đắn, tích cực, cần có ý chí nghị lực để vượt qua khó khăn, nghịch cảnh, hướng đến những điều tốt đẹp chứ không phải chỉ chê bai, oán trách.
⇒ Cuộc đời thường hay méo, nên con người cần tròn ngay từ trong tâm, tránh chỉ chê bai, oán trách. Phải biết tự hoàn thiện bản thân mình, đáp ứng được những yêu cầu mà cuộc sống cần có.
2. Tại sai ta không nên “chê rằng cuộc đời méo mó” mà nên “tròn ngay tự trong tâm”.?
Bản chất cuộc đời là không bao giờ bằng phẳng, tròn trơ mà thường là “méo mó”. Cuộc sống không bao giờ hoàn toàn là những điều tốt đẹp, thậm chí có vô vàn những điều “méo mó”, thử thách bản lĩnh, ý chí của con người. Những thứ méo mó ấy vốn dĩ được đặt ra để thử thách con người. Nếu vượt qua được, chiến thắng được, con người sẽ có được cái mình cần, đạt được mục đích mình mong muốn. Những thành quả do sức lao động tạo ra mới đáng trân trọng, đáng quý.
Thái độ “tròn tự trong tâm” là thái độ tích cực, chủ động trước hoàn cảnh. Không ai mang đến cho chúng ta cơ hội hay thành quả cuối cùng mà chính ta phải tự đạt lấy. Quá trình tìm kiếm và chinh phục ấy thật gian nan, đôi khi thất bại. Lúc ấy, ta khổ đau, thất vọng và trách “cuộc đời méo mó”. Tròn tự trong tâm” là chấp nhận thực tại mà vươn lên. Chỉ khi làm được như thế, con người mới có cơ hội thành công và toả sáng. Nếu mãi than vãn, oán trách, chúng ta chỉ có đau buồn và thất vọng, sớm bị cuộc đời vùi lấp.
Ở đời, con người thường hay chê bai, oán thán, cay cú, hậm hực khi cuộc sống không được như mong muốn. Chính cái “chê” tầm thường, cái nhìn tiêu cực ấy nhiều khi khiến cuộc đời trở nên “méo mó” hơn trước mắt chúng ta. Thái độ “tròn tự trong tâm” khẳng định tư thế chủ động trước hoàn cảnh. Đây là thái độ sống đúng, làm đúng, không gục ngã trước khó khăn, trước phi lý bất công. Thái độ này sẽ giúp ích nhiều cho cá nhân và xã hội.
Thái độ “tròn tự trong tâm” sẽ giúp ích nhiều cho cá nhân và xã hội. Thái độ, suy nghĩ của bản thân sẽ chi phối hành động, từ đó quyết định công việc ta làm. Cùng một hoàn cảnh có người chỉ ngồi than khóc còn người “tròn tự trong tâm” sẽ nỗ lực để đi qua thử thách đó và hướng đến thành công. Đây là thái độ sống tích cực, đúng đắn, làm đúng, không gục ngã trước khó khăn, trước phi lý bất công.
Con người hoàn toàn có thể thay đổi cuộc sống chỉ cần mỗi cá nhân chủ động, tích cực từ trong tâm. “Thiên đường” hay “địa ngục” đều do mình quyết định. Câu thơ như một lời nhắc nhở, nêu lên một phương châm sống cho mỗi người trước cuộc đời.
Phê phán:
Trong cuộc sống, vẫn còn có nhiều người dễ dàng buông xuôi trưốchafn cảnh. Họ sống với tâm lí cầu may, than vãn, oán trách, thiếu ý chí và nghị lực vươn lên, không tích cực suy nghĩ và hành động. Bởi thế, họ thường sống trong nỗi đau thương, trở nên tầm thường, kém cỏi. Những người như thế thật đáng chê trách.
4. Bài học nhận thức và hành động.
Con người hoàn toàn có thể thay đổi hoàn cảnh nhờ thái độ, suy nghĩ, hành động tích cực, chủ động. Muốn đạt đến thành công hãy dừng lại việc than vãn và bắt đầu làm việc. Đứng trước cái “méo mó” của nhân sinh, cần có cái nhìn lạc quan, hành động quyết đoán, tôi rèn nghị lực để chống chọi với hoàn cảnh, để cải tạo hoàn cảnh…để cuộc sống có ý nghĩa hơn.
Hãy luôn có cái nhìn lạc quan, hành động quyết đoán, tôi rèn nghị lực để cải tạo cuộc sống của chính mình. Con người hoàn toàn có thể thay đổi đời sống chỉ cần mỗi cá nhân chủ động, tích cực từ trong tâm. Câu thơ như một lời nhắc nhở, nêu lên một phương châm sống cho mỗi người trước cuộc đời
- Kết bài:
Khi sinh ra, tất xả chúng ta đều giống nhau. Chẳng qua, hoàn cảnh và điều kiện sống khiến chúng ta khác nhau nhưng cái lớn nhất làm nên điều khác biệt ở chúng ta chính là thái độ sống. Thật sai lầm khi thất bại mà đổ hết lỗi cho hoàn cảnh. Sẽ chẳng ai cảm thông cho bạn nếu bạn chỉ biết ngồi đó than vãn, oán giận và cầu may.
- Suy nghĩ về cách sống vội vàng và cách sống thong thả
- Nghị luận: Ý nghĩa thực sự ở cuộc sống là ở chỗ dám hành động
rư