Nghị luận: Thế giới chẻ làm đôi / Vết nứt xuyên qua trái tim nhà thơ (Heiner)

Nhà thơ Đức H. Heiner đã từng viết:Thế giới chẻ làm đôi / Vết nứt xuyên qua trái tim nhà thơ”.
Bằng những hiểu biết về văn học, anh/ chị hãy bình luận ý kiến trên.

1. Giải thích.

– Thế giới chẻ làm đôi: nhân loại trải qua những biến động dữ dội.

– Vết nứt xuyên qua trái tim nhà thơ: những dâu bể của cuộc đời, nỗi đau của con người tác động mạnh mẽ vào tâm hồn, tình cảm của người nghệ sĩ.

→ Ý kiến bàn đến một chân lí trong sáng tạo nghệ thuật: người nghệ sĩ cần trải nghiệm những buồn vui, sướng khổ của con người như của chính bản thân mình; thu vào lòng mình mọi nỗi bất hạnh của nhân gian. Đó là cội nguồn cảm hứng trong sáng tạo nghệ thuật và cũng là yêu cầu đối với những người nghệ sỹ chân chính.

2. Lí giải.

– Văn học bắt nguồn từ hiện thực cuộc sống. Song đó không phải là hiện thực sơ cứng mà đã được phản chiếu qua lăng kính, được chưng cất từ những trải nghiệm của người nghệ sĩ, là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan. Sáng tác nghệ thuật chính là mảnh đất để người nghệ sĩ kí thác những gì là tâm huyết, gan ruột nhất; những suy tư, trăn trở, day dứt nhất trước những vấn đề của con người, cuộc sống… Như vậy, hiện thực trong tác phẩm phải là hiện thực đã đi xuyên qua trái tim của người nghệ sĩ, tạo thành nguồn cảm hứng mãnh liệt, thôi thúc người nghệ sĩ sáng tác nhằm tố cáo, bênh vực hay dự báo một điều gì đó cho toàn bộ xã hội.

– Người nghệ sĩ khi sáng tác nghệ thuật không chỉ bộc lộ những tâm sự, những nỗi đau của riêng mình. Muốn có những tác phẩm giá trị, người nghệ sĩ cần “đứng trong lao khổ mà đón lấy những vang động của đời”, cần đồng vọng với những nỗi đau của con người, vì con người mà lên tiếng. Khi đau “nỗi đau nhân loại”, lòng yêu ghét được viết ra trong tác phẩm mới có thể dữ dội, chạm tới tình cảm của nhiều người, lôi cuốn người đọc mạnh mẽ.

– Người đọc khi đến với văn chương không chỉ đồng cảm với người nghệ sĩ, mà còn như bắt gặp những cảnh ngộ, những nỗi lòng của riêng mình; người đọc mong muốn được an ủi, được xoa dịu nỗi đau và tìm thấy niềm tin vào cuộc sống.

3. Phân tích, chứng minh.

– Hiện thực dữ dội nào được phản ánh trong tác phẩm?

– Hiện thực đó đã tác động đến trái tim – đến tư tưởng, tình cảm của tác giả như thế nào?

4. Bình luận.

– Ý kiến nhắc nhở mỗi người nghệ sĩ về trách nhiệm của người cầm bút trong quá trình sáng tạo. Người nghệ sĩ cần phải sống sâu sắc với những buồn vui, đau khổ, hạnh phúc của con người thì mới mong tìm được tiếng lòng tri âm tri kỉ của bạn đọc.

– Đồng thời, người đọc cần phát huy vai trò chủ động, tích cực của mình trong việc tiếp nhận những giá trị nội dung, nghệ thuật của một tác phẩm văn chương, từ đó có thể đồng cảm sâu sắc với tác giả, để thấy mỗi tác phẩm văn học như là tiếng ca cất lên từ lòng mình, như là của mình vậy (Tố Hữu).

Bài văn tham khảo:

Tâm hồn con người là cả một thế giới phong phú. Thơ là sản phẩm của tâm hồn, nên nó mang lắm điều kì diệu. Sáng tác thơ là một công việc đặc biệt, ở mỗi bài thơ, vai trò cá nhân người thi sĩ rất lớn. Làm thơ, đòi hỏi nhà thơ phải xác định cho được cái tôi của mình. Nhà thơ Đức H.Heiner từng viết: thế giới chẻ làm đôi, vết nứt xuyên qua trái tim nhà thơ”.

Thơ là sản phẩm của tâm hồn. Nói cho cụ thể hơn, thơ là con đỏ của “những trạng thái tâm hồn”. Ngay điều đó so với quá trình tạo ra các sản phẩm khác, nó đã đặc biệt lắm rồi. Mỗi tâm hồn là một vương quốc riêng, đầy bí ẩn, tuy giữa những tâm hồn có những tàn sóng giao thoa nhau. Chính vì thế nên thơ không thể là sự “cộng tác” của những tâm hồn, cho dù là “những tâm hồn đồng điệu”. Nó là “một việc do cá nhân thi sĩ làm”. Có thể trong một phút rung động, một trạng thái khác thường, tràn đầy cảm xúc của thi sĩ, thế là thơ ca ra đời. Phút rung động ấy ở nhà thơ này không giống nhà thơ khác. Nếu nhà thơ để giây phút ấy qua đi, thì khó có thể tìm thấy nó ở những thời điểm khác.

Trong lĩnh vực văn học nghệ thuật nói chung và thơ ca nói riêng, cá nhân người nghệ sĩ có vai trò Trong tác phẩm nghệ thuật nói chung và nhất là trong thơ ca nói riêng, dấu ấn cá nhân được thể hiện trên nhiều phương diện. Nó có thể được người đọc nhận thấy ở cả nội dung lẫn hình thức, ở trong cách cảm, cách nghĩ… của nhà thơ.

Người đọc luôn tìm thấy ở nhà thơ những quan điểm riêng trước cuộc sống, tìm ở nhà thơ một cách nói mới mẻ, độc đáo… Nhưng thơ không chỉ nói cái gì riêng của nhà thơ mà phải thông qua cái riêng ấy để nói lên những lo toan chung, sướng khổ chung của cuộc sống và của mọi người, của mọi thế hệ. Đọc Truyện Kiều, nhiều thế hệ thấy nét rất riêng của cụ Nguyễn Tiên Điền, đồng thời cũng tiếp nhận được một điều gì đó lần gũi, hữu ích cho mình, cho cuộc sống hôm nay.

Đúng là nhà thơ “phải đi sâu vào tâm hồn cá biệt” của mình “để nói cái to tát của xã hội, cái tốt đẹp của chế độ”: nói cách khác là để nói những cái đó một cách riêng, ghi dấu ấn cá nhân. Trong khi nói “cái to tát của xã hội”, “cái tốt đẹp của chế độ”, nhà thơ phải tạo ra được những tâm trạng điển hình. Đó là một đòi hỏi, một phẩm chất của thơ ca. Nhà thơ phải có cá tính, có sự độc đáo. Những phẩm chất đó sẽ khắc chạm thơ anh vào tâm trí người đọc, khẳng định sự tồn lại của tác phẩm nghệ thuật.

Thơ vốn cần có cá tính, cá tính này có giá trị thẩm mĩ, để thông qua tâm hồn nhà thơ nói lên những điều mọi người cùng trăn trở, lo toan. Lời tâm sự của Xuân Diệu thật đúng đắn cả về lí luận cũng như trên thực tế sáng tác. Lời tâm sự ấy rút ra từ chính cuộc đời làm thơ, sống hết mình với thơ của Xuân Diệu và nhớ đến những vần thơ bỏng cháy yêu thương rất Xuân Diệu: Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi! Hãy đập vào tim anh. Thiên tài là ở đó. Khi ấy những bài thơ của riêng anh sẽ ra đời. Đó cũng chính là bài thơ của mọi người, bài thơ thơ nhất.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang