nghi-luan-tien-bac-co-mua-duoc-hanh-phuc-khong

Nghị luận Tiền bạc có mua được hạnh phúc không?


Tiền bạc có mua được hạnh phúc không?

  • Mở bài:

Có thể nói, tiền bạc là giá trị lớn nhất chi phối nhiều nhất đến các hoạt động sống của con người. Con người cật lực học tập và làm việc để kiếm nhiều tiền nuôi sống bản thân và gia đình. Vì tiền, con người không quan ngại gian lao. Cũng vì tiền mà con người sẵn sàng bán rẻ lương tâm, làm điều tàn ác. Thật khó xây dựng một hạnh phúc trọn vẹn trong sự nghèo khó. Và ngược lại, có thật nhiều tiền chưa hẳn đã có được hành phúc.

  • Thân bài:

1. Giải thích:

“Tiền bạc”: là của cải vật chất, là vật để trao đổi buôn bán, tiền bạc tồn tại ở mọi nơi, rất cần thiết trong cuộc sống

“Hạnh phúc”: là cảm giác vui vẻ, thoải mái, sung sướng, thỏa mãn những khát khao, ước vọng …

→ Tiền rất cần thiết để có được hạnh phúc, nhưng tiền không thể mua được hạnh phúc.

2: Bàn luận:

– Tiền bạc rất cần cho việc tạo dựng hạnh phúc:

+ Tiền bạc là thước đo cho những nỗ lực phấn đấu của chúng ta, chứng minh ta đã làm việc chăm chỉ.

+ Tiền bạc giúp ta đáp ứng được những nhu cầu thiết yếu của cuộc sống. Tiền bạc có thể giúp chúng ta thỏa mãn những niềm vui, khát khao, mong ước.

+ Có nhiều tiền bạc, ta sẽ có cơ hội giúp đỡ gia đình người thân và những người khó khăn trong xã hội. Có tiền bạc, ta sẽ làm được nhiều tốt đẹp cho những người quanh ta.

Tiền không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại ..

– Thế nhưng, tiền bạc có thể giúp ta được hạnh phúc nhưng không thể mua được hạnh phúc:

+ Khi đồng tiền trở thành mục đích sống của con người thì sẽ dẫn đến sự tha hóa về nhân cách, các giá trị đạo đức truyền thống sẽ xa lạ, lạc lõng,… ta còn không có thời gian cho bản thân, gia đình …

+ Con người dễ trở nên mù quáng, ảo tưởng về bản thân, thậm chí gây nguy hại cho xã hội. thói hư tật xấu … chỉ vì tham tiền.

+ Những giá trị ảo sẽ lên ngôi, tạo điều kiện cho cái ác, cái xấu hoành hành … Lúc đó ta không những không hạnh phúc mà còn đau khổ.

+ Tiền bạc chỉ là một phương tiện giúp ta có được hạnh phúc chứ không phải là mục đích chúng ta hướng tới, cũng không phải là hạnh phúc.

– Chúng ta cần thể hiện thái độ: Phê phán, lên án, đấu tranh chống lại những con người quá đề cao đồng tiền. Cần tự ý thức và dũng cảm đối diện với sự thật. Ca ngợi, trân trọng, đề cao những người biết sử dụng đồng tiền phù hợp, để rồi học tập và rèn luyện theo những tấm gương ấy.

  • Kết bài:

Đối với học sinh còn ngồi trên ghế nhà trường, điều quan trọng nhất là phải nhận thức rõ đúng sai, những điều tích cực tiêu cực, những lối sống lành mạnh để học tập và rèn luyện. Biết sống tốt đẹp sẽ giúp ta luôn tiến bộ và vươn lên. Nhận thức rõ giá trị của đồng tiền để có cách ứng xử tốt hơn, đúng đắn hơn.

Suy nghĩ về mối quan hệ giữa tiền bạc và hạnh phúc

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang