Nghị luận về tính cả nể

nghi-luan-ve-tinh-ca-ne

Nghị luận về tính cả nể.

  • Mở bài:

Chân thành quá mức là một cái tội. Tin người quá vội là một cái ngu. Ở đời mà cứ ngại ngùng, cả nể mãi thì chẳng thể nào tiến bộ được. Đừng để cho những cách ứng xử của người khác phá hủy sự bình yên trong tâm hồn bạn. Hãy mạnh mẽ vượt qua cả nể để sống chân thực với chính mình.

  • Thân bài:

1. Tính cả nể là gì?

“Cả nể” là nể nang, không muốn làm phật ý người khác, cả nể còn gần với bao che, nhận trách nhiệm, công việc của mình.

– “Người có tính cả nể” là người thường xuyên làm cho người khác những việc họ né tránh phải làm cho chính mình, để người khác lấn lướt những ranh giới họ đã đặt ra và họ cũng không lên tiếng về điều này. Người cả nể thường tự coi sự bất mãn của người khác là vấn đề của mình và tự làm tổn thương chính mình để người khác được vui vẻ. Bởi thế, người cả nễ dễ bị kẻ khác lợi dụng

2. Tác hại của tính cả nể:

Nếu cả nể, ta có thể giữ được tình cảm, nhưng quá cả nể sẽ dễ dẫn tới việc không công bằng, thiếu thẳng thắn trong giao tiếp, nể người này mà không nể người kia, dẫn tới mất lòng mọi người, sẽ bị mọi người coi thường là hèn nhát.Trong cuộc sống, cả nể thì ta thường bị thiệt, nhưng được cái sẽ dễ dĩ hòa vi quý, ba phải. Dù sao thì cuộc sống vốn rất công bằng, ta thiệt trước, ắt sau này có sự đền bù. Thế nên, nếu cả nể trong cuộc sống đời thường mà khiến mọi chuyện hòa thuận, yên ổn, thì vẫn là nên. Những người cả nể thường chịu thiệt thòi về mình, nên có thể được bạn bè yêu quý.

Vì cả nể nên thường nhận mọi công việc, trách nhiệm về mình nhưng không đủ năng lực để thực hiện, sẽ dẫn tới ảnh hưởng tới mọi người, tới công việc chung.

VD: Vì nể nang mà tha cho tội phạm …

Nếu không cả nể, sống trung thực, thẳng thắn với mọi người, dù mất lòng trước nhưng được lòng sau, tình cảm, kỷ cương vẫn được giữ vững. Trong cả cuộc sống lẫn kinh doanh, càng thẳng thắn, minh bạch càng dễ thấu hiểu nhau. Cân bằng được giữa lợi ích của bản thân và lợi ích của mọi người.

– Không có tính cả nể, ta sẽ không bị áp lực vì phải nhận trách nhiệm và công việc quá sức mình, ta san sẻ được với bạn bè, ta có thể hoàn thành tốt công việc của mình, tâm lý sẽ thoải mái hơn. Không cả nể mà thẳng thắn nên sẽ được bạn bè yêu quý, nể trọng vì sự công bằng và chính trực.

– Lòng tốt của người cả nể không đến từ sự yếu mềm hay sự công nhận, không vì tâm cơ sâu sa mà vì họ quá lương thiện. Những người như vậy họ nghĩ chỉ cần mình tốt bụng, dịu dàng và dễ tính thì sẽ nhận được tình yêu và sự chấp nhận từ người khác. Họ ít khi lên án hành vi tồi tệ của ai đó bất kể bản thân cảm thấy khó chịu đến đâu với ý nghĩ nếu mình đủ tử tế với họ, sẽ có một ngày sống tốt hơn. Nhưng ngược lại, cả nể để người khác vui, còn bạn thì luôn đắm chìm trong căng thẳng, áp lực.

3. Bài học nhận thức và hành động:

– Không được dùng cả nể để bào chữa cho những hành động sai trái của mình. Nhưng cũng không được dùng sự thẳng thắn, không cả nể để chối bỏ trách nhiệm mà mình phải làm.

– Đôi khi chúng ta phải cân bằng giữa hai tính cách, tùy vào từng trường hợp cụ thể. Đừng sống cả nể. Hãy nói không khi cần.

  • Kết bài:

Biết sống vì người khác là một lối sống tốt đẹp nhưng nếu cả nể quá lại thành ra sai trái. Hãy sống mạnh mẽ và tỉnh táo, đừng vì cả nể mà tự mình làm hại mình, để cho kẻ khác lợi dụng lòng tót của mình vì những mục đích xấu xa. Đôi khi bạn phải học cách làm người vô tâm để có thể sống mà không cảm thấy mệt mỏi.

Nghị luận: Người ta chỉ xấu xa trước đôi mắt ráo hoảnh của phường ích kỉ

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.