»» Nội dung bài viết:
M.Gorki nói: “Sách mở rộng trước mắt tôi những chân trời mới”. Tục ngữ Việt Nam lại đúc kết một kinh nghiệm: “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”
Hãy suy nghĩa về vai trò của sách và ý nghĩa của sự trải nghiệm thực tế trong cuộc sống mỗi con người qua hai ý kiến trên.
Hướng dẫn làm bài:
1. Giới thiệu vấn đề nghị luận:
+ Vai trò của sách và ý nghĩa của sự trải nghiệm thực tế trong cuộc sống mỗi con người.
2. Giải thích hai ý kiến:
– Câu nói của M.Gorki khẳng định vai trò của sách trong việc mở rộng, nâng cao khả năng nhận thức cho con người; còn câu tục ngữ khẳng định vai trò của sự trải nghiệm thực tế đời sống giúp con người trưởng thành, khôn lớn.
– Khái quát nội dung ý nghĩa của hai câu: Đọc sách và trải nghiệm thực tế là hai con đường giúp con người nâng cao tri thức, hiểu biết và trưởng thành.
3. Bàn về vai trò của sách và ý nghĩa của trải nghiệm thực tế::
– Về câu nói của M. Gorki:
+ Khẳng định vai trò của sách (đối với ngườ đọc): sách giúp chúng ta mở rộng kiến thức, nâng cao tầm hiểu biết về mọi mặt; sách còn có tác dụng trong việc giáo dục tư tưởng, tình cảm cho con người hướng tới Chân – Thiện – Mỹ;
+ Thái độc cần có của người đọc: chăm chỉ đọc sách, biết lựa chọn sách tốt để đọc, có phương pháp đọc sách đúng đắn; biết tích lũy kiến thức để nâng cao vốn hiểu biết.
– Về câu tục ngữ:
+ Đề cao vai trò của sự trải nghiệm: thực tế đời sống là cơ sở thực tiễn để kiểm chứng và đánh giá kết quả đọc sách; thế giới được phản ánh trong sách không thể phong phú bằng thực tế đời sống. Vì thế để đạt được thành công, chúng ta không thể không trải nghiệm thực tế.
+ Câu tục ngữ có ý nghĩa như một lời khuyên: hãy gắn bó với thực tế đời sống. Đó là cơ hội trải nghiệm để tự đánh giá năng lực thực tế của mình, biết xử lí, ứng phó trước các tình huống xảy ra; đó cũng là con đường để nâng cao kiến thức và bản lĩnh của mình.
4. Bình luận hai ý kiến:
– Cả 2 câu đều khẳng định: con người muốn nâng cao nhận thức phải biết gắn kiến thức sách vở và kiến thức thực tế, gắn lí thuyết với thực tiễn, học đi đôi với hành. Nếu tuyệt đối hóa lí thuyết hoặc thực tế sẽ khó đã đến thành công.
– Mỗi phương pháp nhận thức đều có những lợi thế và hạn chế riêng. Vì thế phải kết hợp tốt cả hai nhằm pháp huy lợi thế của từng phương pháp để hoàn thiện trình độ và kinh nghiệm thực tế của mình của mình.
– Phê phán sự lệch lạc trong việc lựa chọn con đường nhận thức của một số người: coi trọng sách vở, xa rời lí thuyết, hoặc lười đọc sách, không chọn đúng sách để đọc,…
5. Nhận thức và hành động của bản thân:
– Nhận thức đúng vai trò của sách và sự trải nghiệm thực tế để nâng cao hiểu biết, đi tới thành công.
– Liên hệ trách nhiệm của bản thân.