nghi-luan-y-thuc-ton-trong-nguoi-khac-11987-2

Nghị luận ý thức tôn trọng người khác

Nghị luận ý thức tôn trọng người khác

  • Mở bài:

Những gì mình không muốn người khác làm đối với mình thì đừng làm điều ấy với người khác. Khi con người sống biết tôn trọng thì mối quan hệ sẽ trở nên tốt đẹp, ý nghĩa hơn. Bởi vậy, tôn trọng người khác là một phẩm chất cần có ở mỗi con người.

  • Thân bài:

Tôn trọng người khác là gì?

Tôn trọng người khác là sự đánh giá đúng mực, coi trọng danh dự, phẩm giá và lợi ích của người khác. Coi trọng người khác còn là kính trọng, quý mến, hòa hợp với người khác trong cuộc sống.

Tại sao sống phải biết tôn trọng người khác?

Được người khác tôn trọng và biết tôn trọng người khác là quyền hạn và trách nhiệm của mỗi con người. Trong cuộc sống, ai cũng có như cầu muốn được mọi người tôn trọng. Được tôn trọng con người mới thấy mình hữu ích, cuộc sống có ý nghĩa và hăng say, tin tưởng làm việc. Được mọi người tôn trọng làm tăng lên nghị lực sống ở chính mình.

Có tôn trọng người khác thì người mới tôn trọng mình. Mỗi người đều có lý do và giá trị để tồn tại. Ngay dù là người hèn kém nhất cũng muốn được người khác tôn trọng. Vì thế chúng ta cần phải biết tôn trọng mọi người xung quanh.

Tôn trọng lẫn nhau là cơ sở để quan hệ xã hội trở nên lành mạnh, trong sáng và tốt đẹp hơn. Biết tôn trọng mọi người ở quanh mình cũng có nghĩa là biết bắc cầu nối trái tim với trái tim. Tôn trọng những người ở xung quanh bạn giúp ta có thêm nhiều tình hữu nghị và đem lại cho bạn nhiều cơ may thành công. Đừng bao giờ xem thường hay cười chê chỉ vì họ nghèo khó hay xấu xí. Hãy để lòng tôn trọng trở thành chiếc cầu nối tình hữu nghị và mở hướng đến thành công.

Sống có lòng tôn trọng là một lối sống tốt đẹp, cao quý. lối sống ấy làm cho cuộc sống chúng ta hiền hòa, đầy ắp yêu thương hạnh phúc. Người biết yêu mến và tôn trọng luôn được người khác yêu quý, tin tưởng và giúp đỡ.

Học sinh rất cần phải hình thành và bồi dưỡng ý thức tôn trọng mọi người ở mọi nơi mọi lúc. Bởi học sinh là lớp người nhỏ tuổi trong xã hội. Người nhỏ tuổi phải biết sống khiêm nhường để học hỏi, biết tôn trọng để kính yêu người khác.

Là học sinh không được nặng lời xúc phạm bạn bè, thầy cô. Phải biết yêu mến bạn bè, kính trọng thầy cô. Từ ý thức tôn trọng những gì có ở xung quanh tiến đến tôn trọng mọi người trong xã hội. Không phân biệt đối xử với một ai. Hãy dành lòng mến yêu cho tất cả. Bởi họ đã đến với thế giới này với thân phận là con người. Có thể họ không bằng mình, không như mình mong muốn, họ khổ đau hay nghèo khó cũng cần phải tôn trọng họ. Không vì sự khác biệt hoặc hơn kém mà ta có thái độ thiếu tôn trọng, không lịch sự tế nhị với họ.

Không chỉ ở thái độ tôn trọng mà cần thể hiện cử chỉ, hành động và lời nói dễ nghe, chứa đựng thiện cảm. Khi giao tiếp với người khác phải nhỏ nhẹ, nhiệt tình, không tranh lời hay cắt lời của người khác. Luôn chân thành lắng nghe ý kiến của mọi người. Không công kích, chê bai khi người khác có sở thích không giống mình. Không bắt nạt người yêu hơn mình.

Đối với môi trường, không nên vứt rác ở nơi công cộng. Tôn trọng không gian sống chung nghĩa là tôn trọng mọi người. Không đổ lỗi cho người khác khi xảy ra sự cố hay thất bại trong công việc. Biết nhận lất lỗi lầm của mình và khắc phục thiệt hại. Sống tin tưởng vào người khác.

Biết tôn trọng nhân cách cao đẹp của người khác tức không ép buộc người khác phải làm theo ý của mình. Hãy luôn luôn biết lắng nghe, thấu hiểu, đồng cảm và sẻ chia.

Phê phán:

Trong cuộc sống, vẫn còn có nhiều người không có ý thức tôn trọng, lịch sự và tế nhị với người khác. Họ thường tỏ thái độ khinh thường, thô lỗ, dị hợm với mọi người. Thậm chí là bắt nặt, đe dọa hay xúc phạm nhân phẩm của người khác. Đối với người lớn, họ thường vô lễ, bất kính. Trong công việc họ thường nhận lấy việc nhẹ nhàng, trốn tránh trách nhiệm. Họ hay ganh ghét và hơn thua với người khác và nhận lấy lợi ích phần nhiều về mình. Bởi thế, họ thường bị mọi người khinh ghét và xa lánh. Những người như thế thật đáng chê trách.

Bài học:

Muốn trở thành người tốt đẹp trước hết sống phải biết tôn trọng con người. Tôn trọng người khác cũng nghĩa là tôn trọng chính mình.

  • Kết bài:

Mỗi xã hội đều có những quy định và nguyên tắc chung để đảm bảo quyền hạn, nghĩa vụ và lợi ích của mỗi cá nhân trong cộng đồng và cả xã hội. Bên canh các điều luật được quy định cụ thể trong hiến pháp, mỗi cộng đồng còn có những quy ước, quy định được nhiều người chấp nhận và làm theo.


* Một vài câu ca dao, tục ngữ:

– Lời nói không mất tiền mua.
– Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau
– Cười người chớ vội cười lâu
Cười người hôm trước, hôm sau người cười
– Áo rách cốt cách người thương
Ăn có mời, làm có khiến

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang