Nhìn thấu chi bằng nhìn thoáng, vui vẻ chính là thành công.
Có được đam mê thực sự và thần tượng một ai đó, điều đó thật đáng quý. Thế nhưng, sau khi thành công, đừng nghĩ mình sẽ giống thần tượng của mình hay trở thành một ai đó. Hãy làm điều gì đó thật khác biệt. Hãy luôn là chính mình. Nếu bạn sinh ra không phải để làm một thiên tài thì đừng cố gắng để làm điều không thể đó. Hãy cống hiến nhiều thứ hơn chỉ là thiên tài. Hãy tin vào điều đó, thậm chí là phải hi sinh nhiều thứ hơn nữa.
Có những người sống cuộc sống thỉnh thoảnh nhưng lại biết tạo ra niềm vui và tận hưởng nó. Niềm vui chính thành công dễ đàng nhất thế gian, chỉ có làm những việc mà mình cảm thấy vui vẻ thì mới có được hạnh phúc thực sự.
Hồi nhỏ Einstein rất thích violon. Cậu mơ ước linh có thể trở thành nghệ sĩ violon xuất sắc như Paganini. Chỉ cần có thời gian là Einstein lại luyện đàn. Mặc dù cậu rất chăm chỉ. cũng rất cố gắng nhưng vẫn không có tiến bộ. Bố mẹ của Einstein cho rằng cậu không có tài năng âm nhạc nhưng vì không muốn làm tổn thương lòng tự trọng của con nên không cấm cậu học đàn.
Một hôm, cậu bé Einstein đến hà một thầy giáo Violon. Thầy giáo nói với cậu: “Em hãy chơi thử một lần cho thầy nghe”.
Einstein liền chơi một bản nhạc của thần tượng Paganini. Chơi xong, thầy giáo hỏi Einstein: “Vì sao em thích violon?“.
Einstein nói: “Em muốn trở thành nghệ sĩ violon vĩ đại giống như Paganini”.
Thầy giáo lại hỏi: “Em có thấy vui không?”
“Em rất vui ạ”. Einstein tự tin trả lời.
Thầy giáo nói tiếp: “Em thấy rất vui, điều đó chứng tỏ em đã thành công, lẽ nào cứ phải trở thành Paganini mới được coi là thành công sao? Thầy nghĩ rằng vui vẻ chính là thành công”.
Nghe thầy giáo nói vậy Einstein thấy rất có lý. Cậu cũng hiểu niềm vui quan trọng hơn việc trở thành Paganini. Về sau Einstein vẫn thích chơi violon. Mặc dù ông chơi không giỏi nhưng ông lại cảm nhận được rất nhiều niềm vui.