Nhịp đập kì diệu của trái tim
Trái tim là một vật thể đầy bí ẩn đối với con người dù chúng t đang sở hữu nó. Về mặt sinh học nó giống như một vật thể sống tồn tại trong một vật thể sống vậy.
Cân nặng trung bình của một trái tim khỏe mạnh ở phụ nữ là khoảng từ 250-300g, còn trái tim nam giới nặng trung bình từ 300-350g và to khoảng bằng một quả xoài.
Với cân nặng và kích cỡ khiêm tốn ấy, trái tim đã làm nên điều phi thường khó ai tin được. Với nhịp đập trung bình 72 lần trong một phút; mỗi ngày trái tim đập hơn 100.000 lần; 3.600.000 lần một năm và 2,5 tỷ lần trong suốt cuộc đời. Nó diễn ra liên tục, không ngừng nghỉ từ lúc mới hình thành cho đến khi kết thúc sự sống. Đó là cơ quan duy nhất trong cơ thể không biết nghỉ ngơi là gì.
Nhịp tim tối đa là số lần đập lớn nhất trong một phút mà trái tim có thể chịu được, đảm bảo tuần hoàn máu trong cơ thể. Nhịp tim tối đa của mỗi người đều khác nhau và được tình theo công thức:
– Ở nam giới: nhịp tim tối đa = 220 – số tuổi.
– Ở nữ giới: nhịp tim tối đa = 226 – số tuổi.
Sau đó lấy con số này nhân với cường độ hoạt động ta sẽ có được số lần đập tối đa của tim.
Ví dụ, một bạn nam đang ở tuổi 20, đang hoạt động ở cường độ giao động từ 0.5 đến 8.0 thì
Nhịp tim tối đa của bạn nam là: (220 – 20)x0.8 = 160 lần đập/phút
Nhịp tim tối thiểu của bạn nam là: (220 – 20)x0.5 = 100 lần đập/phút.
Tương tự ở các bạn nữ ta cũng tính như thế.
Số lần đập tối đa của tim khi vận động cho phép chúng ta xác định sức khỏe trong luyện tập. Không nên để tim vượt quá nhịp đập tối đa rất dễ là vỡ các mạch máu, dẫn đến xuất huyết cục bộ, rất nguy hiểm đối với cơ thể. Đồng thời cũng không nên để tim có số nhịp đập ít hơn nhịp đập tối thiểu dễ gây giảm huyết áp, rối loạn tuần hoàn máu, thiếu máu lên não dẫn đến các tai biến trầm trọng.
Trung bình mỗi ngày, năng lượng mà trái tim của một người trưởng thành tạo ra đủ để 1 chiếc xe tải chạy được 32km. và ở một vận động viên bóng đá, năng lượng ấy còn sản sinh nhiều hơn nữa. Trung bình trái tim bơm khoảng 1,5 triệu thùng máu trong suốt cuộc đời, đủ để lấp đầy 200 toa xe lửa.
Khi sợ hãi, ta hay nhầm lẫn rằng trái tim ta đang đập nhanh hơn bình thường nhưng kì thực là nó đang đập chậm hơn và mạnh hơn. Chính nỗi sợ hãi làm rối loạn cơ tim, khiến tim co thắt và đập chậm lại.
Để chứng minh giữa các trái tim trong cùng huyết thống, nhất là có mối liên hệ tình cảm sâu sắc, nhịp đập của trá tim có ảnh hưởng lẫn nhau. Một thí nghiệm của các nhà khoa học đã tiến hành và đưa đến một kết quả đầy kinh ngạc. Họ tách bốn con thỏ con khỏi mẹ nó và đưa đến đảo Hawoai. Trên đường đi, họ lần lượt giết chết từng con thỏ con. Cứ mỗi lần một con thỏ con bị giết người ta thấy nhịp đập tim của thỏ mẹ tăng lên.
Các nhà khoa học cũng đã chứng minh được rằng nếu hai người yêu nhau nhìn vào mắt nhau hơn 3 phút thì hai trái tim dần đi đến một nhịp đập giống nhau.
Trái tim bé nhỏ nhưng thật diệu kì, Bởi thế không phải ngẫu nhiên mà cả Phương Đông lẫn Phương Tây đều lấy trái tim làm biểu tượng của tình yêu thuần khiết.