nhung-tam-cau-chuyen-ve-su-tha-thu-co-the-lam-dan-chung-trong-bai-van-nghi-luan

Những câu chuyện về sự tha thứ có thể làm dẫn chứng trong bài văn nghị luận

Những câu chuyện về sự tha thứ có thể làm dẫn chứng trong bài văn nghị luận

Tha thứ cho người khác là một việc không dễ làm, nó cần có rất nhiều tình yêu thương và bản lĩnh. Cuộc sống rất cần biết tha thứ để có thể hạnh phúc. Tha thứ cho chính mình để có cơ hội vươn lên. Tha thứ cho người khác để tâm hồn thanh thản. Tha thứ là một nghệ thuật, và hơn hết tha thứ là tiếng hát êm diệu nhất của trái tim.

1. Abraham Lincoln – tha thứ để gắn kết.

Thay vì trừng phạt những kẻ bại trận (Liên minh miền Nam ủng hộ chế độ nô lệ), trong buổi lễ sau khi cuộc nội chiến Mỹ kết thúc, Abraham Lincoln đã phát biểu: “Chúng tôi không ác tâm với bất kỳ ai, hãy để chúng tôi nỗ lực làm trọn công việc của mình để hàn gắn đất nước”.

2. Phan Thị Kim Phúc – “em bé Napalm” – Sự tha thứ giải thoát tôi khỏi lòng thù hận

Phan Thị Kim Phúc, “em bé Napalm” trong bức ảnh gây chấn động thế giới về chiến tranh Việt Nam, đã phải chịu những vết thương sâu sắc cả về thể xác lẫn tinh thần. Khi trưởng thành, Kim Phúc đã tha thứ cho những người ở bên kia chiến tuyến, những kẻ đã trực tiếp gây ra những nỗi đau cho cô. Kim Phúc nói: Sự tha thứ giải thoát tôi khỏi lòng thù hận. Vẫn còn nhiều vết sẹo trên thân thể tôi, và sự đau đớn vẫn kéo dài trong nhiều ngày, nhưng tâm tôi nay đã được an lành.

3. John Wast – vết đạn khắc hình chim bồ câu.

John Wast, cựu binh Mỹ, sau cuộc chiến đã mang trả lại kỉ vật cho gia đình liệt sĩ Bùi Đức Hưng, người lính Bắc Việt đối đầu với ông năm xưa. Khi đó, cánh chim bồ câu được khắc khéo léo ở mặt trong chiếc mũ lỗ chỗ vết đạn ấy làm ông giật mình, nhận ra tình yêu hòa bình lớn lao trong lòng người lính bên kia chiến tuyến. Suốt 46 năm qua, cựu binh Mỹ đặt kỷ vật chiến trường ấy trên kệ sách và coi như lời nhắc về giá trị của hòa bình, cho đến khi trao trả lại cho gia đình liệt sĩ Hưng, như một lời tạ tội.

4. Alfred Nobel – tha thứ cho chính mình để cống hiến nhiều hơn.

Alfred Nobel, nhà khoa học lỗi lạc, người chế ra thuốc nổ, về cuối đời đã rất ân hận vì phát minh của mình được sử dụng trong chiến tranh, mang lại nhiều đau thương, mất mát cho nhân loại. Do đó, trong di chúc của mình, Nobel đã dành toàn bộ tài sản của mình thành lập giải Nobel để tôn vinh những đóng góp khoa học cho nhân loại, như một cách chuộc lại lỗi lầm của mình.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang